Kế hoạch 3621/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện Chiến lược sở hữu trí tuệ của tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030

Số hiệu 3621/KH-UBND
Ngày ban hành 05/05/2021
Ngày có hiệu lực 05/05/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Khánh Hòa
Người ký Lê Hữu Hoàng
Lĩnh vực Sở hữu trí tuệ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3621/KH-UBND

Khánh Hòa, ngày 05 tháng 5 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC SỞ HỮU TRÍ TUỆ CỦA TỈNH KHÁNH HÒA ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030; theo đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 520/TTr-SKHCN ngày 20/4/2021, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược sở hữu trí tuệ của tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Đưa sở hữu trí tuệ trở thành động lực tăng trưởng mới, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh của các chủ thể trong xã hội. Trong đó, viện nghiên cứu, trường đại học, cá nhân hoạt động sáng tạo, đặc biệt là các doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo ra, khai thác tài sản trí tuệ và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa;

- Nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh nhằm hướng tới hình thành văn hóa sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh và phù hợp bối cảnh toàn cầu hóa và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế;

- Hình thành hệ thống hỗ trợ phát triển sở hữu trí tuệ đồng bộ, hiệu quả trên địa bàn tỉnh ở tất cả các khâu sáng tạo, xác lập, khai thác và bảo vệ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

2. Yêu cầu:

- Cụ thể hóa và triển khai thực hiện có hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030, đặt ra các mục tiêu và tổ chức triển khai thực hiện phù hợp với phù hợp với định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng giai đoạn;

- Hoạt động hỗ trợ xây dựng, khai thác, phát triển tài sản trí tuệ phải được triển khai đến tất cả các chủ thể trong xã hội, trong đó các tổ chức khoa học và công nghệ, trường đại học, cao đẳng, trung tâm nghiên cứu, cá nhân hoạt động sáng tạo, các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo luôn được quan tâm và hỗ trợ;

- Hoạt động tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ và các chủ trương, chính sách thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ ở các ngành, lĩnh vực được phổ biến rộng rãi, có hệ thống từ tỉnh đến các địa phương;

- Phân công rõ nhiệm vụ các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan trong việc chủ trì, phối hợp, thực hiện, đảm bảo tính hiệu quả, phát huy được vai trò của các cấp, các ngành trong quá trình thực hiện.

II. MỤC TIÊU

1. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, đề án của Trung ương về tạo lập, quản lý, khai thác, nhằm phát huy tính chủ động trong xây dựng, phát triển và bảo vệ tài sản trí tuệ của tỉnh cho 03 đối tượng quyền:

- Quyền sở hữu công nghiệp;

- Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả;

- Quyền đối với giống cây trồng.

2. Đến năm 2025, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố bố trí cán bộ chuyên trách hoặc không chuyên trách thực hiện công tác quản lý và hỗ trợ phát triển các tài sản trí tuệ của địa phương.

3. Công tác hỗ trợ phát triển hoạt động đổi mới sáng tạo; xây dựng, khai thác, phát triển tài sản trí tuệ; bảo vệ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ được triển khai đồng bộ thống nhất trên địa bàn tỉnh.

4. Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật sở hữu trí tuệ, hạn chế tối đa tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

5. Các tài sản trí tuệ của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong tỉnh gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Phấn đấu đến năm 2030 đạt được một số chỉ tiêu sau:

a) Số lượng đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích tăng trung bình 20%/năm; số lượng đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp tăng trung bình 03%/năm; số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu tăng trung bình 10-15%/năm;

b) Hỗ trợ ít nhất 10 sản phẩm, dịch vụ đặc trưng, chủ lực có tiềm năng xuất khẩu của tỉnh, các tri thức truyền thống, văn hóa dân gian được đăng ký bảo hộ, quản lý và khai thác, phát triển quyền sở hữu trí tuệ trong nước.

c) Hỗ trợ xây dựng, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài cho ít nhất 01 sản phẩm, dịch vụ đặc trưng, chủ lực có tiềm năng xuất khẩu của tỉnh.

d) Hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng và có ít nhất 2 - 3 giống cây trồng của tỉnh Khánh Hòa được đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.

đ) Hỗ trợ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả trên địa bàn tỉnh; thống kê và cập nhật cơ sở dữ liệu về đơn đăng ký/chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả của các tổ chức/cá nhân trên địa bàn tỉnh.

6. Hiệu quả sử dụng quyền sở hữu trí tuệ được nâng cao và gia tăng đáng kể số lượng sản  phẩm có hàm lượng sở hữu trí tuệ cao:

[...]