ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
65/KH-UBND
|
Ninh
Bình, ngày 05 tháng 08 năm 2016
|
KẾ HOẠCH
TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ 4 NĂM THI HÀNH LUẬT KHIẾU NẠI, LUẬT TỐ CÁO
Thực hiện Kế hoạch số 1692/KH-TTCP
ngày 06 tháng 7 năm 2016 của Thanh tra Chính phủ về việc tổng kết đánh giá 04
năm thi hành Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch
tổng kết 4 năm thi hành Luật Khiếu nại năm 2011, Luật Tố cáo năm 2011 trên địa
bàn tỉnh với các nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Đánh giá khách quan, toàn diện thực
tiễn 4 năm thi hành Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, qua đó xác định những kết quả
đạt được, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập của
Luật và trong việc tổ chức thi hành Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo.
b) Đánh giá sự thống nhất, đồng bộ,
phù hợp của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo với Hiến pháp năm 2013, Luật Tố tụng
hành chính, Luật Đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
c) Đề xuất, kiến nghị các giải pháp để
tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bất cập; kiến nghị Quốc hội, Chính phủ sửa đổi
Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và những văn bản pháp luật có liên quan nhằm đáp ứng
yêu cầu thực tiễn, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại,
tố cáo.
2. Yêu cầu
a) Việc tổng kết phải được thực hiện
nghiêm túc, khách quan và toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh, triển khai đến từng
sở, ngành và huyện, thành phố; bảo đảm tiến độ, hiệu quả, tiết kiệm.
b) Nội dung tổng kết phải thiết thực,
phản ánh đúng thực tế kết quả tổ chức thực hiện pháp luật của từng cấp, từng
ngành.
II. PHẠM VI, NỘI
DUNG TỔNG KẾT
1. Phạm vi tổng
kết
Tổng kết toàn diện thực tiễn 4 năm
thi hành Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo (kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2012 đến ngày
01 tháng 7 năm 2016) trên phạm vi toàn tỉnh.
2. Nội dung tổng
kết
a) Tổng kết
Luật Khiếu nại
Tổng kết thi hành Luật Khiếu nại tập
trung vào các nội dung cơ bản sau:
- Tình hình triển khai thi hành Luật
Khiếu nại (công tác chỉ đạo, xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai, ban
hành văn bản hướng dẫn...);
- Tình hình quán triệt, phổ biến Luật Khiếu nại cho nhân dân và tổ chức tập huấn cho cán bộ, công
chức, viên chức, người lao động;
- Tình hình khiếu nại và kết quả giải
quyết khiếu nại từ khi Luật Khiếu nại có hiệu lực thi hành;
- Đánh giá những kết quả đạt được của
Luật Khiếu nại năm 2011 và thực tiễn thi hành Luật Khiếu nại trong việc nâng
cao chất lượng giải quyết khiếu nại;
- Những hạn chế, bất cập trong các
quy định của Luật Khiếu nại, các văn bản hướng dẫn thi hành và thực tiễn tổ chức
thực hiện quy định của Luật; xác định và phân tích rõ nguyên nhân khách quan,
chủ quan của những hạn chế, bất cập đó;
- Đề xuất, kiến
nghị sửa đổi, bổ sung những nội dung của Luật Khiếu nại.
b) Tổng kết
Luật Tố cáo
Tổng kết thi
hành Luật Tố cáo tập trung vào các nội dung cơ bản sau:
- Tình hình triển khai thi hành Luật
Tố cáo (công tác chỉ đạo, xây dựng chương trình, kế hoạch
triển khai; ban hành văn bản hướng dẫn...);
- Tình hình quán triệt, phổ biến Luật
Tố cáo cho nhân dân và tổ chức tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức, người
lao động;
- Đánh giá những kết quả đạt được của
Luật Tố cáo và thực tiễn triển khai thi hành Luật trong việc nâng cao chất lượng
công tác giải quyết tố cáo;
- Những hạn chế, bất cập trong các
quy định của Luật Tố cáo, các văn bản hướng dẫn thi hành và thực tiễn tổ chức
thực hiện các quy định của Luật này; xác định và phân tích rõ nguyên nhân khách
quan, chủ quan của những hạn chế, bất cập đó;
- Đề xuất, kiến
nghị sửa đổi, bổ sung những nội dung của Luật Tố cáo.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Đối với các sở, ngành của tỉnh
Tiến hành tổng kết đánh giá việc thực
hiện Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo tại sở, ngành mình (tùy điều kiện cụ thể tổ chức
theo hình thức phù hợp); xây dựng Báo cáo tổng kết Luật Khiếu nại và Báo cáo tổng
kết Luật Tố cáo theo Đề cương kèm theo Kế hoạch này, báo
cáo kết quả về UBND tỉnh (qua Thanh tra tỉnh) để tổng hợp, thời gian xong trước
ngày 25/9/2016.
2. Đối với UBND
các huyện, thành phố
- Tiến hành kiểm tra, rà soát tình
hình, kết quả tổ chức thực hiện Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo trên địa bàn (bao gồm
các xã, phường, thị trấn và các phòng, ban chuyên môn thuộc cấp huyện theo nội
dung nêu tại phần 2 mục II của Kế hoạch này).
- Tổ chức Hội nghị tổng kết trước
30/9/2016 (mời đại diện UBND tỉnh và Thanh tra tỉnh); xây dựng Báo cáo tổng kết
Luật Khiếu nại và Báo cáo tổng kết Luật Tố cáo theo Đề cương
kèm theo Kế hoạch này, báo cáo kết quả về UBND tỉnh (qua Thanh tra tỉnh để tổng
hợp) trước ngày 05/10/2016.
3. Đối với Thanh tra tỉnh
Trên cơ sở Báo cáo của các cơ quan,
đơn vị gửi về tổng hợp, xây dựng Báo cáo tổng kết Luật Khiếu nại và Báo cáo tổng
kết Luật Tố cáo; tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết (dự kiến
trong tháng 10/2016); việc tham mưu để tổ chức Hội nghị gửi về Văn phòng UBND tỉnh
trước ngày 15/9/2016.
IV. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
1. Kinh phí thực hiện tổng kết Luật
Khiếu nại, Luật Tố cáo của các sở, ngành và các huyện, thành phố do các sở,
ngành và các huyện, thành phố tự đảm bảo.
2. Kinh phí tổ chức thực hiện tổng kết
Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo thuộc trách nhiệm của UBND tỉnh: Giao Thanh tra tỉnh
lập dự toán kinh phí, gửi Sở Tài chính thẩm định; tham mưu, báo cáo UBND tỉnh
xem xét, quyết định.
Trên đây là Kế hoạch tổng kết 4 năm
thi hành Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo trên địa bàn tỉnh; yêu cầu các cơ quan, đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện. Giao Thanh tra tỉnh
chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các cơ
quan, đơn vị tiến hành tổng kết và xây dựng báo cáo. Trong quá trình triển
khai, nếu có vướng mắc, báo cáo, phản ánh về UBND tỉnh
(qua Thanh tra tỉnh) để kịp thời chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Thanh tra Chính phủ (để báo
cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy (để báo
cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh (để báo
cáo);
- Cục I, Thanh tra Chính phủ;
- Ban Nội chính Tỉnh ủy;
- Văn phòng: Tỉnh ủy;
Đoàn đại biểu QH tỉnh; HĐND tỉnh
- Các sở, ban, ngành của tỉnh;
- UBND các huyện,
thành phố;
- Lưu VT, VP10, VP7,
VP2, VP5.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đinh Chung Phụng
|
ĐỀ CƯƠNG
BÁO
CÁO TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN LUẬT KHIẾU NẠI
(Kèm theo Kế hoạch số: 65/KH-UBND ngày 05 tháng 8 năm 2016 của UBND tỉnh)
I. VIỆC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO TRIỂN
KHAI THI HÀNH LUẬT KHIẾU NẠI
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt thực hiện
Luật Khiếu nại.
- Việc ban hành các văn bản quy định
việc giải quyết khiếu nại thuộc phạm vi quản lý của sở, ngành, địa phương.
- Hoạt động quán triệt pháp luật khiếu
nại cho cán bộ, công chức, viên chức; tuyên truyền, phổ biến đối với các tầng lớp
nhân dân.
II. TÌNH HÌNH
KHIẾU NẠI, KẾT QUẢ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI.
1. Tình hình khiếu nại (từ
01/7/2012 đến 01/7/2016).
- Tình hình khiếu nại.
- Nguyên nhân phát sinh khiếu nại
(nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan).
2. Kết
quả giải quyết khiếu nại.
- Kết quả đạt được.
- Ưu điểm, hạn chế, bất cập và nguyên
nhân.
III. ĐÁNH GIÁ VIỆC
THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT KHIẾU NẠI.
1. Những mặt được và những hạn chế, bất cập.
1.1. Các quy định về khiếu nại quyết
định hành chính, hành vi hành chính.
a, Về
khiếu nại.
- Chủ thể khiếu nại, đối tượng bị khiếu
nại.
- Trình tự khiếu nại, hình thức khiếu
nại, thời hiệu khiếu nại, việc rút khiếu nại.
- Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại,
người bị khiếu nại và của luật sư, trợ giúp viên pháp lý.
- Việc ủy quyền khiếu nại, nhiều người
cùng khiếu nại về một nội dung, cử người đại diện trong trường hợp nhiều người
cùng khiếu nại về một nội dung.
b, Giải quyết, khiếu nại.
- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại: thẩm
quyền giải quyết của các cơ quan hành chính nhà nước; trách nhiệm của các cơ
quan thanh tra nhà nước trong việc giúp Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước
giải quyết khiếu nại.
- Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu
nại lần đầu (trong đó có thủ tục giải quyết
khiếu nại rút gọn theo điểm a, khoản 1, điều 29 Luật khiếu nại).
- Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu
nại lần hai (trong đó có vấn đề tổ chức đối thoại).
- Việc giải quyết khiếu nại trong trường
hợp nhiều người cùng khiếu nại về cùng một nội dung.
- Thời hạn giải quyết khiếu nại.
- Công khai quyết định giải quyết khiếu
nại.
- Việc xem xét lại quyết định giải
quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm
pháp luật.
- Thi hành quyết định giải quyết khiếu
nại có hiệu lực pháp luật.
+ Việc tổ chức thi hành quyết định giải
quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
+ Việc cưỡng chế thi hành quyết định
giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
1.2. Các quy định về khiếu nại,
giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán
bộ, công chức.
- Thời hiệu khiếu nại, hình thức khiếu
nại, thời hạn giải quyết khiếu nại;
- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại;
- Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu
nại.
1.3. Các quy định về trách nhiệm
của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
trong việc quản lý công tác giải quyết khiếu nại.
- Trách nhiệm của cơ quan hành chính, của cơ quan Thanh tra trong quản
lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại (việc thanh tra trách nhiệm thực
hiện pháp luật về khiếu nại, công tác tổng hợp, tổng kết,
rút kinh nghiệm, báo cáo công tác giải quyết khiếu nại).
- Trách nhiệm phối hợp giữa các cơ
quan, tổ chức trong công tác giải quyết khiếu nại.
- Giám sát của Hội đồng nhân dân các
cấp, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận.
1.4. Các quy định về xử lý vi
phạm.
- Xử lý hành vi vi phạm của người giải
quyết khiếu nại;
- Xử lý hành vi vi phạm của người khiếu
nại và những người khác có liên quan.
1.5. Các quy định khác.
- Về phạm vi điều
chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật Khiếu nại;
- Việc khiếu nại của cá nhân, tổ chức
nước ngoài;
- Khiếu nại trong cơ quan nhà nước, trong đơn vị
sự nghiệp, doanh nghiệp.
2. Nguyên nhân
của những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện luật khiếu nại.
- Nguyên nhân
khách quan;
- Nguyên nhân chủ quan.
IV. KIẾN NGHỊ.
1. Về khiếu nại, thủ tục khiếu nại, ủy
quyền khiếu nại, nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung.
2. Về thẩm quyền, thủ tục giải quyết
khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính.
3. Về việc xem xét lại quyết định giải
quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm
pháp luật.
4. Về tổ chức đối thoại trong giải
quyết khiếu nại.
5. Về thi hành quyết định giải quyết
khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
6. Về khiếu nại và giải quyết khiếu nại
đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.
7. Về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong công tác giải quyết khiếu nại.
8. Về việc xử lý đối với các hành vi
vi phạm.
9. Các vấn đề khác (nếu có).
ĐỀ CƯƠNG
BÁO
CÁO TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN LUẬT TỐ CÁO
(Kèm theo Kế hoạch số: 65/KH-UBND, ngày 05 tháng 8 năm 2016 của UBND tỉnh)
I. VIỆC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO TRIỂN
KHAI THI HÀNH LUẬT TỐ CÁO.
- Việc lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt
thi hành Luật Tố cáo.
- Việc ban hành các văn bản quy định
giải quyết tố cáo thuộc phạm vi quản lý của sở, ngành, địa
phương.
- Hoạt động tuyên truyền, phổ biến Luật
Tố cáo cho nhân dân, quán triệt cho cán bộ, công chức, viên chức.
II. TÌNH HÌNH TỐ
CÁO VÀ KẾT QUẢ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT TỐ CÁO.
1. Tình hình tố cáo (từ 01/7/2012
đến 01/7/2016).
- Tình hình tố cáo.
- Nguyên nhân phát sinh tố cáo
(nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan).
2. Kết quả giải quyết tố cáo.
- Kết quả giải quyết tố cáo.
- Ưu điểm, hạn chế, bất cập và nguyên
nhân.
III. ĐÁNH GIÁ VIỆC
THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT TỐ CÁO.
1. Những mặt được và những hạn chế,
bất cập.
1.1. Các quy định về quyền,
nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo và người giải quyết tố cáo.
- Chủ thể tố cáo, đối tượng bị tố
cáo.
- Hình thức tố cáo, vấn đề nhiều người
cùng tố cáo về một nội dung.
- Quyền, nghĩa vụ của người tố cáo.
- Quyền, nghĩa vụ của người bị tố
cáo.
- Quyền, nghĩa vụ của người giải quyết
tố cáo.
1.2. Các quy định về giải quyết
tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong
việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
- Thẩm quyền giải quyết tố cáo: thẩm
quyền giải quyết của các cơ quan, tổ chức, các cơ quan hành chính nhà nước;
trách nhiệm của các cơ quan thanh tra nhà nước trong việc giúp Thủ trưởng cơ quan
hành chính nhà nước trong giải quyết tố cáo.
- Trình tự, thủ tục giải quyết tố
cáo: trình tự giải quyết tố cáo, thời hạn giải quyết tố cáo; vấn đề công khai kết
luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý tố cáo; vấn đề tố cáo tiếp; vấn đề giải
quyết tố cáo trong trường hợp nhiều người cùng tố cáo về một nội dung.
1.3. Các quy định về giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản
lý nhà nước trong các lĩnh vực.
- Thẩm quyền giải quyết tố cáo.
- Trình tự, thủ tục giải quyết.
1.4. Các quy định về bảo vệ người
tố cáo.
- Phạm vi, đối tượng và thời hạn bảo
vệ.
- Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền trong việc bảo vệ.
1.5. Các quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc quản lý công tác giải quyết tố cáo.
- Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà
nước về công tác giải quyết tố cáo (việc thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp
luật về tố cáo, công tác tổng hợp, tổng kết, rút kinh nghiệm, báo cáo công tác
giải quyết tố cáo).
- Trách nhiệm phối hợp của các cơ
quan, tổ chức trong công tác giải quyết tố cáo.
- Giám sát của Hội đồng nhân dân các
cấp, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của
mặt trận.
1.6. Các quy định về khen thưởng
và xử lý hành vi vi phạm.
- Khen thưởng đối với người tố cáo.
- Xử lý hành vi vi phạm của người giải
quyết tố cáo.
- Xử lý hành vi vi phạm của người
tố cáo và những người khác có liên quan.
1.7. Các quy định khác.
- Về phạm vi điều
chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật tố cáo;
- Việc tố cáo của cá nhân nước ngoài;
- Tố cáo và giải quyết tố cáo trong
cơ quan nhà nước, trong đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp.
2. Nguyên nhân của những hạn chế,
bất cập trong việc thực hiện luật tố cáo.
- Nguyên nhân khách quan;
- Nguyên nhân chủ quan.
IV. KIẾN NGHỊ.
1. Về tố cáo, hình thức tố cáo, quyền,
nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo.
2. Về thẩm quyền, trình tự, thủ tục
giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên
chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ (thời hạn giải quyết tố cáo, việc tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo, xác minh nội dung tố cáo,
kết luận nội dung tố cáo và việc xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo).
3. Về thẩm quyền,
trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản
lý nhà nước trong các lĩnh vực.
4. Bảo vệ người tố cáo.
5. Về trách nhiệm của các cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền trong công tác giải quyết tố cáo.
6. Về việc xử lý đối với các hành vi
vi phạm.
7. Các vấn đề khác (nếu có)