ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 6415/KH-UBND
|
Vĩnh Phúc, ngày
15 tháng 9 năm 2016
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO
ĐỘNG TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
Căn cứ Quyết định
số 05/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương
trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020; UBND tỉnh Vĩnh
Phúc xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao
động giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc như sau:
I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu tổng
quát:
Chăm lo cải thiện
điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường lao động; ngăn chặn tai nạn lao động
và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động; nâng cao nhận thức, bảo
đảm sự tuân thủ pháp luật về an toàn-vệ sinh lao động, bảo đảm an toàn tính mạng
cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp và tổ chức,
góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh.
2. Mục tiêu cụ
thể đến năm 2020:
a) Trung bình hằng
năm, giảm 5% tần suất tai nạn lao động chết người;
b) Trên 50% người
lao động làm việc tại các cơ sở có nguy cơ bị các bệnh nghề nghiệp phổ biến được
khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; trên 70% doanh nghiệp lớn và 30% doanh nghiệp
vừa và nhỏ có nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp thực hiện quan trắc môi trường
lao động;
c) Trung bình hằng
năm tăng thêm 80 doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng hiệu quả một số nội dung cơ bản
của hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động, bước đầu xây dựng văn hóa an
toàn trong lao động;
d) Trên 90% số
người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh
lao động cấp huyện và Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh được tập huấn nâng
cao năng lực về an toàn, vệ sinh lao động;
đ) Trên 80% số
người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ
sinh lao động; 80% số người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm
công tác y tế; 90% số an toàn, vệ sinh viên trong các cơ sở sản xuất, kinh
doanh được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động;
e) Trên 80% số
người thuộc lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc được huấn luyện cập nhật
về sơ cứu, cấp cứu;
g) Trên 80% số
làng nghề, 70% số hợp tác xã có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
được tiếp cận thông tin phù hợp về an toàn, vệ sinh lao động;
h) 100% người lao
động đã xác nhận bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được điều trị và phục hồi
chức năng lao động theo quy định của pháp luật;
i) 100% số vụ tai
nạn lao động chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
II. NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Các hoạt động nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về an
toàn, vệ sinh lao động, bao gồm:
a) Rà soát và
tham gia ý kiến vào việc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, các
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Điều tra thống
kê, tổng hợp, đánh giá tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ
thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng;
c) Triển khai áp
dụng các hệ thống quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động phù hợp trong các
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và làng nghề đang có nguy cơ cao về
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Tăng cường
công tác quản lý Nhà nước và công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về an toàn,
vệ sinh lao động. Tăng cường sự phối hợp của các Sở, ban, ngành liên quan trong
việc thanh tra, kiểm tra liên ngành về việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh
lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; xử lý nghiêm các hành
vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
2. Các hoạt động nâng cao nghiệp vụ y tế lao động, chăm sóc sức khỏe
người lao động tại nơi làm việc, bao gồm:
a) Triển khai các
biện pháp phòng, chống các bệnh nghề nghiệp phổ biến trong các cơ quan, đơn vị
và doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp;
b) Tổ chức các lớp
tập huấn nâng cao năng lực chẩn đoán, giám định, điều trị và phục hồi chức năng
cho người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; nghiệp vụ quan trắc môi trường
lao động, đánh giá các yếu tố có hại;
c) Tập huấn, hướng
dẫn nghiệp vụ cho người làm công tác y tế tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,
kinh doanh; huấn luyện lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc;
d) Triển khai các
hoạt động nhằm phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục hậu quả bệnh nghề nghiệp.
3. Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện, tư vấn về an toàn
vệ sinh lao động, bao gồm:
a) Tăng cường
công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và nhận thức về
công tác an toàn, vệ sinh lao động của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp,
người sử dụng lao động và người lao động;
b) Hàng năm, xây
dựng kế hoạch tổ chức “Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động”
trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Quyết định số 87/QĐ-TTg ngày 12/01/2016 của
Thủ tướng Chính phủ;
c) Triển khai huấn
luyện, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động; tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cải
thiện điều kiện làm việc cho người sử dụng lao động và người lao động thuộc mục
tiêu của Chương trình;
d) Hướng dẫn, tập
huấn cho người dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bảo đảm
vệ sinh lao động trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và ngành nghề nông
thôn,trong đó chú trọng tại các khu vực làng nghề;
đ) Nâng cao hiệu
quả các phong trào quần chúng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Về chính sách, cơ chế:
a) Khuyến khích, tạo
điều kiện để người sử dụng lao động, người lao động chủ động thực hiện các biện
pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động, áp dụng hệ
thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động tiên tiến, xây dựng văn hóa an toàn
trong lao động;
b) Khuyến khích
các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tham gia và đóng góp nguồn lực, kinh
nghiệm để triển khai các hoạt động cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức
khỏe người lao động và tuyên truyền, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho
người lao động;
c) Thực hiện
chính sách hỗ trợ thông tin, giáo dục, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho
người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động;
d) Tăng cường phối
hợp giữa các cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ và các doanh nghiệp, cơ quan, tổ
chức, cá nhân tham gia thực hiện Chương trình;
đ) Đẩy mạnh lồng
ghép các hoạt động của Kế hoạch này với các Chương trình mục tiêu, Kế hoạch
khác của tỉnh có liên quan;
g) Phát huy đồng
bộ các hệ thống giám sát, đánh giá hiệu quả việc thực hiện Chương trình.
2. Về công tác thông tin, tuyên truyền:
a) Tăng cường các
hoạt động thông tin, tuyên truyền để người sử dụng lao động, người lao động và
các cá nhân, tổ chức khác có liên quan tham gia triển khai và hưởng ứng các hoạt
động của Chương trình;
b) Tiếp tục đổi mới
nội dung và đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận
thức, ý thức và trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động và cộng
đồng về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
c) Tổ chức có hiệu
quả “Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động” trên địa bàn tỉnh nhằm
phát động sâu rộng ở các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp, người sử dụng
lao động, người lao động trong việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động
và xây dựng văn hóa an toàn trong lao động;
d) Xây dựng
chương trình, tài liệu tập huấn, truyền thông; bồi dưỡng nghiệp vụ, hỗ trợ mở rộng
mạng lưới huấn luyện viên, truyền thông về an toàn lao động. Nâng cao hiệu quả
các phong trào quần chúng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Ngân sách địa
phương bố trí trong dự toán hàng năm của các sở, ngành, địa phương và Chương
trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp- việc làm và An toàn lao động giai đoạn
2016-2020.
2. Nguồn kinh phí
huy động từ các nguồn hợp pháp khác.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội :
a) Chủ trì, phối
hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai, thực hiện Chương trình; tổng
hợp và xây dựng dự toán kinh phí hằng năm trình UBND tỉnh quyết định;
b) Tổ chức thực
hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của Pháp luật lao động về
công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động đến các cấp, các ngành, các doanh
nghiệp, người sử dụng lao động và người lao động;
c) Triển khai áp
dụng các hệ thống quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động phù hợp trong các
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và làng nghề đang có nguy cơ cao về
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Triển khai việc
tập huấn nâng cao năng lực quản lý về công tác an toàn, vệ sinh lao động cho
người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện của cấp huyện và Ban quản
lý các khu công nghiệp tỉnh;
đ, Điều tra thống
kê, quản lý, lưu trữ dữ liệu về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thống kê
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Mua sắm máy, trang thiết bị để phục vụ công
tác quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động; Quản lý và theo dõi các máy,
thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động, số người
lao động làm việc trong môi trường lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ...;
e) Triển khai việc
đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động,
người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ
sinh lao động; người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; 90% số an toàn, vệ
sinh viên của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh;
e) Chủ trì xây dựng
kế hoạch tổ chức “Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động” trên địa
bàn tỉnh theo quy định tại Quyết định số 87/QĐ-TTg ngày 12/01/2016 của Thủ tướng
Chính phủ;
g) Chủ trì, phối hợp
với các Sở, ban, ngành có liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra việc chấp
hành các quy định của Pháp luật lao động về công tác an toàn, vệ sinh lao động
và xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định.
h) Định kỳ hằng
năm hoặc đột xuất tổng hợp kết quả báo cáo UBND tỉnh và Bộ Lao động-TB&XH
theo quy định.
2. Sở Y tế:
a) Xây dựng kế hoạch,
hướng dẫn và tổ chức triển khai hoạt động phòng, chống bệnh nghề nghiệp và chăm
sóc sức khỏe người lao động tại nơi làm việc. Xây dựng dự toán kinh phí hằng
năm để triển khai các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ gửi Sở Lao động-TB&XH
tổng hợp;
b) Triển khai các
biện pháp phòng, chống các bệnh nghề nghiệp phổ biến trong các cơ quan, đơn vị
và doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp;
c) Tổ chức thực
hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về công tác
chăm sóc sức khỏe người lao động, quan trắc môi trường lao động tại nơi làm việc,
khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, trang bị phương tiện sơ
cứu, cấp cứu…; tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cải thiện điều kiện làm việc cho người sử
dụng lao động và người lao động;
d) Tập huấn nâng
cao năng lực chẩn đoán, giám định, điều trị và phục hồi chức năng cho người bị
tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; nghiệp vụ quan trắc môi trường lao động,
đánh giá các yếu tố có hại của cơ đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh. Tập huấn, hướng
dẫn nghiệp vụ cho người làm công tác y tế tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,
kinh doanh; huấn luyện lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc;
đ) Tăng cường
thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm đối với các đơn vị, cá nhân
thuộc lĩnh vực ngành quản lý;
g) Định kỳ hằng
năm hoặc đột xuất báo cáo kết quả thực hiện gửi Sở Lao động-TB&XH tổng hợp
theo quy định.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Xây dựng kế hoạch
và tổ chức các hoạt động tuyên truyền, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Trong đó chú trọng đến các
làng nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tiếp cập
các thông tin về an toàn, vệ sinh lao động. Xây dựng dự toán kinh phí hằng năm
để triển khai các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ gửi Sở Lao động-TB&XH
tổng hợp;
b) Phối hợp với Sở,
ban ngành liên quan và các địa phương triển khai các hoạt động của Chương
trình;
c) Chủ động phối
hợp với các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra về an toàn lao động,
vệ sinh lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp (sử dụng
máy, thiết bị nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật, hoạt động sản xuất trong làng
nghề…)
d) Định kỳ hằng
năm hoặc đột xuất báo cáo kết quả thực hiện gửi Sở Lao động-TB&XH tổng hợp
theo quy định.
4. Sở Tài chính:
a) Thẩm định, bố
trí kinh phí thực hiện Chương trình trong dự toán ngân sách hằng năm của các sở,
ban, ngành và các địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
b) Hướng dẫn,
thanh tra, kiểm tra việc sử dụng kinh phí thực hiện các chương trình, dự án
theo quy định của pháp luật.
5. Các Sở, Ban, Ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan: Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình có trách nhiệm:
a) Chủ động xây dựng
kế hoạch, xây dựng dự toán kinh phí và tổ chức triển khai các hoạt động của
Chương trình phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
b) Phối hợp với Sở
Lao động Thương binh và Xã hội và các đơn vị tham gia chương trình, dự án để
triển khai thực hiện Kế hoạch an toàn lao động, vệ sinh lao động.
c) Đề nghị Liên
đoàn Lao động tỉnh: tham gia và phối hợp với các Sở, ngành liên quan triển khai
các hoạt động nâng cao hiệu quả phong trào quần chúng làm công tác bảo hộ lao động;
ứng dụng khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động để cải thiện điều kiện
lao động trong các ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp; Phối hợp tuyên truyền tới người lao động người sử dụng lao động của các
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, các tổ chức có liên quan về Chương
trình an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016 - 2020 và triển khai có hiệu quả
Chương trình.
d) Đề nghị Liên
minh Hợp tác xã, Hiệp Hội Doanh nghiệp tỉnh: tham gia và phối hợp với các Sở,
ngành liên quan thực hiện hoạt động tuyên truyền, huấn luyện, tư vấn nâng cao
nhận thức các doanh nghiệp, hợp tác xã và các đơn vị thành viên khác.
đ. Đề nghị Hội
Nông dân tỉnh tham gia và phối hợp với Sở Lao động- TB&XH, Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, các Sở, ngành liên quan tổ chức triển khai tuyên truyền,
huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người nông dân theo phương pháp giáo dục
hành động; các hoạt động nâng cao hiệu quả phong trào nông dân sản xuất, kinh
doanh bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; nâng cao kiến thức an toàn, vệ sinh
lao động cho đội ngũ cán bộ Hội các cấp.
6. UBND các huyện, thành phố, thị xã:
a) Xây dựng kế hoạch
triển khai thực Chương trình an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016 - 2020 của
địa phương phù hợp với mục tiêu, nội dung và điều kiện thực tế của địa phương.
Xây dựng dự toán kinh phí hằng năm và đưa vào nguồn kinh phí hoạt động thường
xuyên của địa phương;
b) Chủ động phối
hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan triển khai thực hiện các hoạt động của
Chương trình;
c) Định kỳ hằng
năm hoặc đột xuất báo cáo kết quả thực hiện gửi Sở Lao động-TB&XH tổng hợp
theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch
thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn
2016-2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện
triển khai thực hiện. Định kỳ 6 tháng (trước ngày 10/7), một năm (trước ngày
10/12) báo cáo kết quả về Sở Lao động- Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo
cáo UBND tỉnh và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội./.
Nơi nhận:
- Bộ Lao động-TB&XH;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- CPCT,CPVP;
- UB MTTQ VN tỉnh;
- Các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành, thị;
- Lưu VT, VX1 (65 bản).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
(Đã ký)
Vũ Chí Giang
|