Kế hoạch 39/KH-UBND về thực hiện Chương trình an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020

Số hiệu 39/KH-UBND
Ngày ban hành 19/02/2020
Ngày có hiệu lực 19/02/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Dung
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 39/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 19 tháng 02 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2020

Căn cứ Quyết định số 05/QĐ-TTg ngày 12/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 20/06/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016 - 2020 và Kế hoạch s 4914/KH-BCĐTƯ của Ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương về việc triển khai Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020 vi các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Thúc đẩy các chương trình, hoạt động cụ thể để phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện lao động trong các cơ s, doanh nghiệp; nâng cao ý thức, nhận thức cho người sử dụng lao động, người lao động đi vi công tác ATVSLĐ và phòng chống cháy n góp phn xây dựng và phát triển văn hóa an toàn trong lao động, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

2. Mc tiêu cthể

a) Giảm 5% tn sut tai nạn lao động, đc biệt là các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng chết người, đảm bảo 100% vụ tai nạn lao động xảy ra được điều tra và xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

b) Tăng 5% số cơ stổ chức khám sc khỏe định kỳ cho người lao động, tăng 5% số người lao động được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

c) Phấn đấu trên 80% số người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ; người làm công tác ATVSLĐ, bộ phận y tế, an toàn vệ sinh viên trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.

d) Phn đấu có thêm 50 doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng hiệu quả cải thiện điều kiện lao động và hệ thng quản lý an toàn, vệ sinh lao động.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về ATVSLĐ

- Nâng cao năng lực và hiệu quả các cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát về ATVSLĐ, phòng chống cháy, nổ đối với các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ, phòng chống cháy, nổ trong đó tập trung vào một số ngành nghề, lĩnh vực có nguy cơ rủi ro cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như xây dựng, hàn cắt kim loại, …, các cơ sở có sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, nguy cơ cháy, nổ.

- Tập huấn nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng quản lý nhà nước về công tác ATVSLĐ cho cán bộ làm công tác tham mưu, quản lý công tác ATVSLĐ thuộc các huyện, thị xã và thành phố Huế, cán bộ chủ chốt các xã, phường, thị trấn.

2. Công tác thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về ATVSLĐ

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao ý thức, nhận thức cho người sử dụng lao động và người lao động trong việc thực hiện Luật ATVSLĐ, Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác ATVSLĐ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhận quốc tế; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về công tác ATVSLĐ và phòng chống cháy nổ.

- Tổ chức tốt các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2020, diễn ra từ ngày 01 đến ngày 30 tháng 5 năm 2020 với chủ đề: “Đẩy mạnh cải thiện điều kiện lao động và kiểm soát các nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ tại nơi làm việc”.

- Triển khai tốt các lp tập huấn, huấn luyện mẫu về ATVSLĐ, phòng chống cháy, nổ cho người làm công tác ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ trong doanh nghiệp, cơ sở sản xut kinh doanh, người lao động làm các ngh, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp, cơ ssản xuất kinh doanh tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho tất cả các nhóm đối tượng theo quy định; lồng ghép nội dung về ATVSLĐ, an toàn phòng cháy, chữa cháy vào giảng dạy trong chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục, dạy nghề. Hỗ trợ kinh phí huấn luyện ATVSLĐ cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động tỉnh, Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sđịnh kỳ tổ chức đối thoại nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động, người lao động, tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và các cơ quan nhà nước để thúc đẩy việc cải thiện các điều kiện làm việc công bằng, an toàn cho người lao động, nâng cao hiệu quả xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

3. Triển khai các biện pháp chăm sóc sc khỏe người lao động, phòng, chống một số bệnh nghề nghiệp phổ biến, thường gặp trong các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sn xuất, kinh doanh có nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp; tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho người làm công tác y tế tại các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xut, kinh doanh; hun luyện lực lượng sơ cứu, cp cứu tại nơi làm việc.

4. Triển khai hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xây dựng và áp dụng hiệu quả Hệ thống quản lý ATVSLĐ phù hợp, tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các cơ sở sản xuất kinh doanh tiến tới thực hiện tốt công tác ATVSLĐ và xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc.

5. Các ngành, địa phương chđạo doanh nghiệp trong phạm vi quản lý xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động, phòng chng cháy nổ gắn với việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Chú trọng củng cố tổ chức bộ máy làm công tác ATVSLĐ, y tế cơ sở, mạng lưới an toàn vệ sinh viên, xây dựng lực lượng phòng cháy chữa cháy tại chỗ đủ về số lượng, mạnh về năng lực để đáp ứng yêu cu nhiệm vụ trong tình hình mới.

6. Đẩy mạnh các phong trào thi đua, phong trào quần chúng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động và xây dựng văn hóa an toàn lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

7. Thực hiện sơ kết, tổng kết về công tác an toàn, vệ sinh lao động, nghiêm túc khai báo, điều tra tai nạn lao động và báo cáo định kỳ về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật; xây dựng cơ sở dữ liệu về người lao động bị tai nạn lao động theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn ngân sách nhà nước, được btrí trong dự toán ngân sách của các đơn vị theo quy định hiện hành về phân cấp ngân sách nhà nước.

[...]