Kế hoạch 598/KH-UBND năm 2017 thực hiện Nghị quyết 19-2017/NQ-CP về tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020 do Tỉnh Bình Dương ban hành

Số hiệu 598/KH-UBND
Ngày ban hành 28/02/2017
Ngày có hiệu lực 28/02/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Dương
Người ký Trần Thanh Liêm
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: 598/KH-UBND

Bình Dương, ngày 28 tháng 02 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 19-2017/NQ-CP NGÀY 06/02/2017 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA NĂM 2017, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Căn cứ Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020. Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện như sau:

I. Đánh giá tình hình:

Thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã có Kế hoạch số 2194/KH-UBND ngày 28/6/2016. Trong đó, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ đã đề ra, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải cách các quy định về điều kiện kinh doanh, về quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa, dịch vụ xuất, nhập khẩu, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện giải pháp về nộp bảo hiểm xã hội, giảm thời gian thông quan và giảm thời gian giải quyết thủ tục phá sản. Nguyên nhân là do quy trình và thủ tục liên quan đến khoanh nợ, giãn nợ và xử lý nợ BHXH chưa được quy định cụ thể; hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn vẫn bị cơ chế, chính sách ràng buộc, doanh nghiệp phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nên tăng chi phí, thời gian thông quan; hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trên địa bàn vẫn bị cơ chế, chính sách ràng buộc, một số loại hàng hóa doanh nghiệp phải làm thủ tục tại cửa khẩu, công tác kiểm tra chuyên ngành còn nhiều bất cập nên tăng chi phí, thời gian thông quan; thủ tục phá sản là thủ tục đặc biệt với nhiều giai đoạn khác nhau, nhiều cơ quan tham gia giải quyết, nhiều đương sự.

II. Mục tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh năm 2017, định hướng đến năm 2020:

1. Đến hết năm 2017, các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh đạt trung bình của nhóm nước ASEAN 4[1].

- Bám sát tiêu chí đánh giá của Ngân hàng thế giới và Diễn đàn kinh tế thế giới; củng cố, duy trì các kết quả đạt được về môi trường kinh doanh, đồng thời phấn đấu nâng điểm trên tất cả các chỉ tiêu. Tiếp tục cải cách toàn diện các quy định về điều kiện kinh doanh, kiên quyết đổi mới công tác quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu theo thông lệ quốc tế.

- Đạt tối thiểu bằng trung bình của các nước ASEAN 4 trên các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh, cụ thể là:

+ Khởi sự kinh doanh thuộc nhóm 70 nước đứng đầu; Bảo vệ nhà đầu tư thiểu số thuộc nhóm 80 nước; Nâng cao tính minh bạch và khả năng tiếp cận tín dụng (theo cách tiếp cận của Ngân hàng thế giới) thuộc nhóm 30 nước. Riêng chỉ tiêu Tạo thuận lợi trong tiếp cận vốn vay (đánh giá theo cách tiếp cận của Diễn đàn kinh tế thế giới) phấn đấu đến năm 2020 thuộc nhóm 40 nước đứng đầu;

+ Rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục, gồm: Nộp thuế và bảo hiểm xã hội không quá 168 giờ/năm (trong đó thuế là 119 giờ và bảo hiểm là 49 giờ); cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan tối đa không quá 120 ngày, bao gồm: thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kế kỹ thuật, cấp phép xây dựng xuống còn 63 ngày (giảm 19 ngày); thủ tục kết nối cấp, thoát nước xuống còn 7 ngày (giảm 7 ngày); thủ tục đăng ký sở hữu tài sản sau hoàn công xuống còn 20 ngày (giảm 10 ngày); tiếp cận điện năng không quá 35 ngày; đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản không quá 20 ngày; thông quan hàng hóa qua biên giới còn 70 giờ đối với hàng hóa xuất khẩu, 90 giờ đối với hàng hóa nhập khẩu; giải quyết tranh chấp hợp đồng tối đa 300 ngày; thời gian giải quyết phá sản doanh nghiệp còn 30 tháng.

- Tạo lập hệ thống hỗ trợ khởi sự kinh doanh, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, ổn định, tự do sáng tạo cho doanh nghiệp khởi nghiệp.

2. Đến năm 2020 đạt điểm số trung bình của nhóm nước ASEAN 4 trên các nhóm chỉ tiêu về năng lực cạnh tranh (theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới).

- Nhóm chỉ tiêu các yêu cầu cơ bn[2] đạt tối thiểu 4,8 điểm (hiện nay là 4,5 điểm).

- Nhóm chỉ tiêu nâng cao hiệu quả[3]  đạt tối thiểu 4,4 điểm (hiện nay là 4.1 điểm).

- Nhóm chtiêu về đổi mới và mức độ tinh thông trong kinh doanh[4] đạt tối thiểu 3,8 điểm (hiện nay là 3,5 điểm).

3. Đến năm 2020 các chsố Đổi mới sáng tạo (theo đánh giá của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới - WIPO) đạt trung bình ASEAN 5[5].

- Nhóm chỉ tiêu về Nguồn nhân lực và nghiên cứu[6] đạt tối thiểu 31 điểm (hiện nay là 30,1 điểm).

- Nhóm chtiêu về Cơ sở hạ tầng[7] đạt tối thiểu 43 điểm (hiện nay là 36,7 điểm).

- Nhóm chỉ tiêu về Trình độ phát triển của thị trường[8] đạt tối thiểu 51 điểm (hiện nay 43,0 điểm).

- Nhóm chỉ tiêu về Trình độ phát triển kinh doanh[9] đạt tối thiểu 35 điểm (hiện nay là 30,6 điểm).

4. Về thực hiện Chính phủ điện tử (theo cách tiếp cận của Liên hợp quốc):

- Phấn đấu đến hết năm 2017, hầu hết các dịch vụ công phổ biến, liên quan đến nhiều người dân, doanh nghiệp được cung cấp ở mức độ 3; cho phép sử dụng thanh toán lệ phí trực tuyến, nhận hồ sơ và trả kết quả trực tuyến hoặc gửi qua mạng (dịch vụ công trực tuyến mức độ 4).

5. Các nhiệm vụ cụ thể gắn với từng chỉ tiêu, các đơn vị tham khảo chỉ số theo các Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 19-2017/NQ-CP.

III. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:

1. Nhiệm vụ và giải pháp chung:

* Các Sở, Ban, ngành: xây dựng chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 19-2017/NQ-CP của đơn vị nhằm tạo chuyển biến rõ nét về nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức về tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp. Qua đó, xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ thực hiện, đơn vị chủ trì thực hiện và kế hoạch chi tiết sửa đổi các văn bản pháp luật hiện hành.

[...]