Kế hoạch 513/KH-UBND năm 2020 về cải cách hành chính tỉnh Hà Tĩnh năm 2021

Số hiệu 513/KH-UBND
Ngày ban hành 31/12/2020
Ngày có hiệu lực 31/12/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Nguyễn Hồng Lĩnh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 513/KH-UBND

Hà Tĩnh, ngày 31 tháng 12 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỈNH HÀ TĨNH NĂM 2021

Thực hiện Văn bản số 6459/BNV-CCHC ngày 07/12/2020 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch và báo cáo CCHC định kỳ năm 2021; triển khai, thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 16/10/2020 của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, Nghị quyết số 244/NQ- HĐND ngày 08/12/2020 của HĐND tỉnh về phát triển kinh tế, xã hội năm 2021; trên cơ sở tình hình thực tế của địa phương, UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Kế hoạch Cải cách hành chính (CCHC) năm 2021 trên địa bàn tỉnh, với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về CCHC, tạo sự thống nhất, quyết tâm chính trị cao của các cấp, các ngành, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong triển khai, thực hiện các nội dung trọng tâm CCHC trên địa bàn tỉnh nhằm tạo chuyển biến căn bản trong nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị về CCHC.

- Từng bước cụ thể hóa một trong ba nội dung đột phá chiến lược của Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 16/10/2020 của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, đó là: Đẩy mạnh CCHC, tập trung xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, gắn trách nhiệm người đứng đầu; tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi phục vụ người dân, doanh nghiệp.

- Phấn đấu tỉnh Hà Tĩnh tăng thứ hạng về các chỉ số CCHC cấp tỉnh gồm: Chỉ số Hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số cải cách hành chính (PARINDEX), chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS), Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông (ICT), đưa Hà Tĩnh vào nhóm các tỉnh, thành phố dẫn đầu về chính quyền số.

2. Yêu cầu

- Triển khai, thực hiện kế hoạch CCHC năm 2021 phải đảm bảo đồng bộ, toàn diện trên cả 6 lĩnh vực của CCHC, trong đó ưu tiên nguồn lực và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đối với các nhiệm vụ, nội dung được xác định là trọng tâm, có tính đột phá trong năm 2021.

- Công tác CCHC phải được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, quản lý của các cấp, các ngành và các địa phương. Kết quả chỉ số CCHC hàng năm gắn với công tác đánh giá, xếp loại người đứng đầu theo quy định tại Quyết định số 54/2019/QĐ-UBND ngày 27/9/2019 của UBND tỉnh về ban hành Quy định trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước và cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh về thực hiện cải cách hành chính.

- Kết quả CCHC phải hướng tới 3 mục tiêu chủ yếu: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; tác động tích cực đối với phát triển kinh tế xã hội, củng cố QPAN và mang lại sự hài lòng của người dân, tổ chức. Các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong Kế hoạch CCHC năm 2021 được gắn kết với các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2021.

II. CÁC CHỈ TIÊU CỤ THỂ

1. 100% các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã, UBND các xã, phường, thị trấn, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh xây dựng và ban hành Kế hoạch CCHC năm 2021 đảm bảo quy định, chất lượng và tổ chức thực hiện có hiệu quả.

2. 100% người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục trực tiếp phụ trách chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện CCHC và chịu trách nhiệm toàn diện về kết quả công tác CCHC ở cơ quan, đơn vị do mình quản lý.

3. Tối thiểu 35% cơ quan đơn vị được kiểm tra CCHC trong năm 2021; 100% các đơn vị, địa phương ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra CCHC các đơn vị trực thuộc đảm bảo thực chất và đúng quy định.

4. 100% văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh.

5. Tối thiểu 98,5% hồ sơ TTHC được giải quyết trước và đúng hạn. Đối với hồ sơ quá hạn có văn bản xin lỗi theo quy định; phấn đấu sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp đạt từ 91% trở lên.

6. Thực hiện rà soát 100% cơ cấu tổ chức các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp để sắp xếp theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối, không trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ, đảm bảo vận hành hiệu lực, hiệu quả, giảm tối đa chi phí quản lý, điều hành.

7. 100% đơn vị bố trí người làm việc đúng vị trí việc làm đã được phê duyệt; số công chức được tuyển dụng mới không quá 50% số biên chế đã thực hiện tinh giản biên chế, đã giải quyết chế độ nghỉ hưu hoặc thôi việc theo quy định; 100% CBCCVC trong kế hoạch được cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo quy định; chuyển đổi vị trí công tác đạt trên 90%. Cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức gắn với việc sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh.

8. 100% số cơ quan đơn vị được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm khi hết giai đoạn 03 năm theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ: Số 16/2015/NĐ-CP; số 141/2016/NĐ-CP; số 54/2016/NĐ-CP; số 130/2005/NĐ-CP.

9. Tối thiểu 50% thủ tục hành chính có phát sinh hồ sơ được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; trên 30% TTHC thuộc danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 được tiếp nhận và thụ lý, đồng thời được tích hợp với cổng dịch vụ công quốc gia. 100% TTHC được cập nhật công khai trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh; 100% hồ sơ TTHC được tiếp nhận thụ lý được cập nhật, quản lý và tổ chức thực hiện trên hệ thống phần mềm một cửa của tỉnh (trừ các TTHC đặc thù).

10. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành, quản lý và kết nối với người dân:

- 100% văn bản (trừ văn bản mật và tối mật) của cấp tỉnh, cấp huyện; 95% của cấp xã được trao đổi trực tuyến trong nội bộ và giữa các cơ quan với nhau, tiến tới không chuyển văn bản giấy.

- 80% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của tỉnh được thực hiện trực tuyến và liên thông với hệ thống báo cáo quốc gia.

- 30% hoạt động kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

- Bảo đảm kết nối toàn diện: Phổ cập Internet băng rộng như một tiện ích thiết yếu trong cộng đồng; giảm tỷ lệ người dân chưa sử dụng Internet xuống dưới 29%, tỷ lệ hộ gia đình chưa có kết nối băng rộng xuống dưới 35%. Phổ cập điện thoại thông minh tới người dân, đặc biệt tới các vùng công ích. Bảo đảm băng thông, tốc độ, chất lượng cho thiết lập mạng kết nối vạn vật, phục vụ các dịch vụ mới của kinh tế số e-Gov, e-Health, e-learning, thương mại điện tử, đô thị thông minh.

11. Công tác ISO 9001:2015

[...]
8
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ