Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 190/KH-UBND về tuyên truyền cải cách hành chính tỉnh Hải Dương năm 2021

Số hiệu 190/KH-UBND
Ngày ban hành 20/01/2021
Ngày có hiệu lực 20/01/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hải Dương
Người ký Lương Văn Cầu
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 190/KH-UBND

Hải Dương, ngày 20 tháng 01 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TUYÊN TRUYỀN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỈNH HẢI DƯƠNG NĂM 2021

Thực hiện Kế hoạch số 4747/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về cải cách hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch tuyên truyền cải cách hành chính tỉnh Hải Dương năm 2021, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc triển khai, thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính Nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh và cơ quan, đơn vị đã đề ra;

b) Nêu cao tinh thần, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành, các cơ quan, đoàn thể tham gia góp phần đầy mạnh công tác cải cách hành chính và giám sát quá trình thực hiện cải cách hành chính cơ quan hành chính các cấp đã đề ra;

c) Phát huy vai trò của các cơ quan truyền thông, báo chí trong việc phát hiện, phản ánh kịp thời những cơ quan, đơn vị thực hiện tốt, chưa tốt công tác cải cách hành chính.

2. Yêu cầu

a) Tuyên truyền cải cách hành chính phải gắn với lộ trình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước, Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương năm 2021 và các kế hoạch cải cách hành chính theo từng giai đoạn...

b) Công tác tuyên truyền cải cách hành chính phải được triển khai các nội dung thiết thực, kịp thời theo tiến độ đề ra. Thực hiện tuyên truyền sâu rộng, có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu, đặc điểm, nhiệm vụ của từng đối tượng, từng ngành, từng địa phương, trong mọi tầng lớp nhân dân và cán bộ, công chức, viên chức nhằm đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu nắm bắt, tìm hiểu thông tin về công tác cải cách hành chính nhà nước.

c) Tăng cường các lực lượng tham gia công tác tuyên truyền; đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền; kết hợp công tác tuyên truyền về cải cách hành chính lồng ghép với phổ biến, tuyên truyền, giáo dục về các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN

1. Đối tượng

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

2. Nội dung tuyên truyền

a) Tuyên truyền, phbiến sâu rộng về mục tiêu, ý nghĩa, tầm quan trọng của cải cách hành chính chính góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, của người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp, người đứng đầu các tchức chính trị - xã hội trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc tham gia giám sát việc thực hiện cải cách hành chính.

b) Đẩy mạnh công tác xây dựng, tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), chú trọng trong công tác thẩm định để đảm bảo văn bản được ban hành đúng thẩm quyền và trình tự, thủ tục, phù hợp với các văn bản QPPL của Trung ương và điều kiện thực tiễn của tỉnh. Đặc biệt chú trọng các quy định mới về trình tự, thủ tục lập đề nghị xây dựng chính sách, đánh giá tác động của thủ tục hành chính theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, rà soát và xử lý các văn bản QPPL, đảm bảo thực hiện rà soát thường xuyên 100% các văn bản QPPL còn hiệu lực thi hành; thực hiện công tác tự kiểm tra Quyết định của UBND tỉnh, kiểm tra theo thẩm quyền đối với văn bản QPPL do cấp huyện ban hành chồng chéo, mâu thuẫn với hệ thống pháp luật hoặc ban hành không đúng thẩm quyền, có sai sót về nội dung, thể thức, kỹ thuật trình bày. Tuyên truyền thực hiện đầy đủ, đúng qui định về theo dõi thi hành pháp luật; trong đó chú trọng thực hiện xem xét, đánh giá tình hình ban hành văn bản, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của văn bản QPPL; tăng cường chỉ đạo, kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh năm 2021.

c) Thực hiện tốt công tác truyền thông về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh.

d) Tuyên truyền về cải cách tổ chức bộ máy, phổ biến đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về tầm quan trọng trong công tác tinh giản biên chế; tuyên truyền, công khai công tác đào tạo, bồi dưỡng; chính sách thu hút, đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng cao; kỷ cương, kỷ luật hành chính, tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị.

đ) Phát hiện, đưa vào thí điểm các sáng kiến, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh.

e) Tuyên truyền các vấn đề cần biết khi thực hiện thủ tục hành chính, chú trọng một số lĩnh vực chủ yếu như: đất đai, đầu tư, đăng ký kinh doanh, hộ tịch, hộ khẩu, công chứng, lao động, thương binh và xã hội, xử phạt vi phạm hành chính, khiếu nại, tố cáo v.v...

2. Hình thức tuyên truyền

a) Thông tin, tuyên truyền về cải cách hành chính thông qua các loại hình báo chí và huy động, sử dụng mọi phương tiện thông tin đại chúng, gồm: Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Dương, Báo Hải Dương, Đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện, thị xã, thành phố, hệ thống Đài truyền thanh các xã, phường, thị trấn, Cổng Thông tin điện tử của tỉnh, Cổng thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị...

b) Tuyên truyền thông qua các cuộc thi, các lớp tập huấn, bồi dưỡng về nội dung, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; lồng ghép nội dung cải cách hành chính trong các hội nghị tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật.

c) Công khai các thủ tục hành chính ở các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã

Niêm yết công khai, minh bạch các thủ tục hành chính tại nơi giải quyết, tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả bằng nhiều hình thức khác nhau như niêm yết bằng văn bản giấy, trên Trang thông tin điện tử tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong việc tìm hiểu, tra cứu thông tin về thủ tục hành chính. Việc niêm yết phải kịp thời, đầy đủ, rõ ràng, dễ tra cứu và theo đúng quy định.

Thường xuyên, kịp thời cập nhật các thủ tục hành chính đã được công bố ban hành mới, được sửa đổi, bsung, bãi bỏ, thay thế thủ tục hành chính của cơ quan, đơn vị, tại nơi giải quyết thủ tục hành chính, tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, lên Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị và Cng thông tin điện tử của tỉnh.

[...]