ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 5117/KH-UBND
|
Lâm
Đồng, ngày 08 tháng 08 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
HÀNH ĐỘNG PHÁT TRIỂN VÀ QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU “ĐÀ LẠT - KẾT TINH KỲ DIỆU
TỪ ĐẤT LÀNH” GIAI ĐOẠN 2017-2020
I. SỰ CẦN THIẾT
BAN HÀNH KẾ HOẠCH:
Lâm Đồng là một tỉnh có tiềm năng và
lợi thế về điều kiện tự nhiên và nguồn nhân lực phù hợp để phát triển sản xuất
nông nghiệp quy mô hàng hóa với các loại nông đặc sản ưu thế so với các vùng
khác, như: Cây công nghiệp dài ngày (chè, cà phê, dâu tằm...), bò sữa, cá nước
lạnh, rau, hoa, quả cao cấp có nguồn gốc ôn đới, á nhiệt đới, đặc biệt là các sản
phẩm rau, hoa, cà phê Arabica và du lịch canh nông. Nhằm tăng cường hoạt động
quảng bá, phát triển thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp, du lịch của tỉnh,
góp phần xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững, mở rộng thị trường tiêu thụ
trong và ngoài nước, phát triển du lịch thành ngành kinh tế động lực, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao giá trị sản phẩm, thu
nhập cho người sản xuất, thu hút đầu tư và tạo điểm đến hấp dẫn thu hút du
khách đến với Lâm Đồng.
Song song với việc thực hiện Dự án
phát triển nông nghiệp theo hướng tiếp cận đa ngành, cải thiện môi trường đầu
tư trong nông nghiệp và triển khai chiến lược phát triển thương hiệu, quảng bá
nông sản, du lịch canh nông tỉnh Lâm Đồng được Tổ chức JICA, Nhật Bản hỗ trợ; Ủy
ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch hành động phát triển và quảng bá
thương hiệu “Đà Lạt - Kết
tinh kỳ diệu từ đất lành” tỉnh Lâm Đồng giai đoạn
2017-2020, như sau:
II. MỤC TIÊU:
1. Xây dựng thương hiệu nông sản, quảng
bá nông sản, du lịch canh nông Lâm Đồng trở thành thương hiệu số 01 (một) tại
Việt Nam. Tập trung các nguồn lực để phát triển và quảng bá thương hiệu “Đà
Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất
lành” đối với sản phẩm rau, hoa, cà phê Arabica và
du lịch canh nông tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2017-2020.
2. Thông qua truyền thông và quảng bá
thương hiệu giúp người tiêu dùng nhận biết, ghi nhớ, hài lòng, tin tưởng thương
hiệu “Đà Lạt - Kết tinh
kỳ diệu từ đất lành” để lựa chọn và ưu tiên sử dụng
sản phẩm, dịch vụ có thương hiệu. Đẩy mạnh việc thu hút vốn đầu tư phát triển sản
phẩm có thương hiệu.
3. Triển khai đồng thời công tác phát
triển, quảng bá thương hiệu với quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm, dịch vụ
nhằm nâng cao chất lượng, giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ; nhấn mạnh
sự an toàn, chất lượng và chuyên nghiệp của sản phẩm, dịch vụ khi gắn thương hiệu
“Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” góp phần mở rộng thị trường
tiêu thụ, thu hút du lịch, nâng cao đời sống của người dân
vùng sản xuất, tăng sản lượng nông sản thương hiệu xuất khẩu, góp phần phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương.
III. SẢN PHẨM, ĐỐI
TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN:
1. Sản phẩm áp dụng: Rau, hoa, cà phê Arabica và du lịch canh nông.
2. Đối tượng thực hiện:
a) Các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp
tác, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh rau, hoa, cà phê Arabica và du lịch
canh nông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
b) Người tiêu dùng sản phẩm, người sử
dụng dịch vụ.
c) Các sở, ngành, địa phương, các tổ
chức đoàn thể tỉnh Lâm Đồng.
d) Các cơ quan truyền thông trong và
ngoài nước.
3. Phạm vi thực hiện: Thành phố Đà Lạt và các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và một số
xã của huyện Lâm Hà theo ranh giới quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ
cận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định số
704/QĐ-TTg ngày 12/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
4. Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2017 - 2020.
IV. NỘI DUNG THỰC
HIỆN:
1. Tổ chức truyền thông, quảng bá
thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”:
1.1. Sản phẩm, khách hàng, thị trường
mục tiêu thực hiện truyền thông quảng bá:
a) Sản phẩm Rau: Tập trung vào kênh
bán lẻ hiện đại, siêu thị, siêu thị mi ni, thị trường trong nước và xuất khẩu.
b) Sản phẩm Hoa: Các kênh tiêu thụ
hoa hiện đại, siêu thị, shop hoa...
c) Sản phẩm cà phê Arabica: Các quán
cà phê trung và cao cấp, các hệ thống bán
buôn, bán lẻ hiện đại, siêu thị, siêu thị mini,...
d) Du lịch canh nông: Các trường học,
các chương trình du lịch tổ chức cho du khách tham gia những hoạt động trải
nghiệm, tìm hiểu, nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao.
1.2. Triển khai thực hiện truyền
thông, quảng bá thương hiệu, kiểm tra và giám sát chiến dịch truyền thông:
a) Thực hiện truyền thông quảng bá:
- Đăng tải Video Clip “Đà Lạt -
Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” phiên bản 02 phút 30 giây và phiên bản 60
giây trên các Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương và địa phương, Internet,
mạng xã hội và quảng bá ở nước ngoài; xây dựng trang thông tin về thương hiệu “Đà
Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” phục vụ quảng bá trên các báo, tạp
chí,...
- Xây dựng chuyên trang Website
thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” phục vụ người
tiêu dùng trong việc truy cập, tìm kiếm các sản phẩm chất lượng mang thương hiệu.
- Truyền thông, quảng bá hai loại
hình du lịch canh nông: “Một điểm dừng” và “Tuyến điểm”.
b) Triển khai các hình thức truyền
thông:
- Tổ chức truyền thông một chiều:
Truyền thông trên truyền hình, báo chí; truyền thông trên màn hình và biển quảng
cáo ngoài trời, tờ rơi, áp phích, phướn; truyền thông qua các chương trình, sự
kiện, Lễ hội Festival Hoa, Lễ hội Văn hóa Trà,... Lắp đặt
một số pano tấm lớn trên các Quốc lộ 20, 27, 27C, ... để phục
vụ quảng bá các nhãn hiệu nông sản đến với nhân dân và du khách khi đến với Đà
Lạt - Lâm Đồng.
- Tổ chức truyền thông tương tác:
Truyền thông qua các chương trình, sự kiện, Lễ hội Festival Hoa, Lễ hội Văn hóa
Trà,... clip quảng cáo điện tử, cuộc thi ảnh trực tuyến, qua Internet, mạng xã
hội,...
- Xây dựng, thiết kế tập gấp, tờ rơi
về nhãn hiệu rau, hoa, cà phê Arabica; ấn phẩm, clip quảng cáo các loại hình du
lịch canh nông để phát hành miễn phí đến người tiêu dùng thông qua các kênh
như: Các chương trình lễ hội, hội nghị, hội chợ thương mại trong và ngoài nước,
các đoàn đi xúc tiến ngoài nước, du khách đến Đà Lạt, các trung tâm phân phối
nông sản, hệ thống các siêu thị, các khu, điểm du lịch, cảng hàng không,...
- Kết hợp quảng bá, giới thiệu thương
hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” tại các buổi làm việc,
hội nghị hoặc các hoạt động kết nối giao thương giữa tỉnh Lâm Đồng với các
thành phố lớn như: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải
Phòng, Cần Thơ,... và các thị trường xuất khẩu mục tiêu
như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, EU,...
- Tổ chức truyền thông hợp tác: Hợp
tác với các trung tâm phân phối nông sản lớn, với đơn vị dịch vụ du lịch (cơ sở
lưu trú, lữ hành, phương tiện vận chuyển công cộng...), với chuỗi chương trình
truyền hình (chương trình đối thoại chia sẻ thông tin kinh nghiệm sản xuất nông
sản Lâm Đồng, quảng bá hình ảnh, sản phẩm nông sản Lâm Đồng trong các chương
trình truyền hình,...); trên các chuyến bay quốc tế và nội địa của các hãng
hàng không; hợp tác với Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) - chuỗi chương trình
truyền hình.
- Tổ chức gắn logo, nhãn bao bì đóng
gói sản phẩm cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất, kinh
doanh sản phẩm, dịch vụ sử dụng thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ
đất lành” đối với các sản phẩm: Rau, hoa, cà phê Arabica và du lịch
canh nông trên địa bàn thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận.
- Quảng bá, tuyên truyền cho các đối
tượng: Hộ nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác, các doanh nghiệp
trực tiếp sản xuất hoặc tham gia vào chuỗi sản xuất, cung cấp dịch vụ, giúp
nâng cao ý thức, thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng sản phẩm, nâng cao
giá trị thương hiệu trong quá trình triển khai thực hiện.
- Tỉnh Lâm Đồng chọn đợt cao điểm về
tuyên truyền, quảng bá nhãn hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”
năm 2017 là thời gian tổ chức Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII để tạo sức lan tỏa
mạnh mẽ trong và ngoài nước.
c) Tổ chức kiểm tra, giám sát chiến dịch
truyền thông.
2. Công tác quản lý thương hiệu:
a) Thành lập Ban Quản lý thương hiệu
cấp tỉnh:
- Chỉ đạo, tư vấn, hỗ trợ cơ quan quản
lý nhãn hiệu trong việc thực hiện công tác quản lý nhà nước và quảng bá thương
hiệu.
- Xây dựng Quy chế quản lý và sử dụng
nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”, thực
hiện công tác hậu kiểm đối với việc chấp hành quy định của các tổ chức, cá nhân
được cấp sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
b) Thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
chứng nhận “Đà Lạt - Kết
tinh kỳ diệu từ đất lành”.
c) Xây dựng tiêu chí, quy chuẩn để
đánh giá xếp loại các sản phẩm nông sản, du lịch canh nông gắn thương hiệu làm
căn cứ thực hiện cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận và kiểm tra, đánh giá
trong quá trình sử dụng thương hiệu.
d) Đánh giá và lựa chọn các tổ chức,
cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn để cấp quyền sử dụng nhãn
hiệu chứng nhận “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”; giai đoạn đầu ưu tiên các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác
đang tham gia các chuỗi sản xuất nông nghiệp bền vững và đã được cấp giấy chứng
nhận VietGAP, GlobalGAP, các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm,...
đ) UBND thành phố Đà Lạt và các huyện:
Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Lạc Dương: Phân công các phòng, đơn vị chuyên môn
có chức năng quản lý thương hiệu tại địa phương; tổ chức khảo sát, đánh giá và
cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” cho các tổ chức,
cá nhân tại địa phương; tham mưu thực hiện hiệu quả công tác quản lý, phát triển,
quảng bá thương hiệu của địa phương gắn với công tác kiểm soát chất lượng sản
phẩm.
e) Trong thời gian chuyển tiếp từ
nhãn hiệu chứng nhận “Rau Đà Lạt”, “Hoa Đà Lạt”,... sang nhãn hiệu chứng nhận “Đà
Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất
lành” cho phép các doanh nghiệp, cơ sở có sử dụng
nhãn hiệu chứng nhận trước đây, sử dụng các nhãn hiệu, bao bì đã in ấn và có giải
pháp, kế hoạch chuyển đổi đảm bảo sử
dụng nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” thực sự tiết
kiệm, hiệu quả.
g) Ưu tiên triển khai việc cấp quyền
sử dụng thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” cho các tổ chức,
cá nhân đang sử dụng các thương hiệu “Rau Đà Lạt”, “Hoa Đà Lạt” sau 6 tháng, kể
từ khi được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận và công bố chính thức thương hiệu
“Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” để chuyển sang sử dụng
thương hiệu mới; đồng thời, triển khai việc cấp quyền sử dụng cho các tổ chức,
cá nhân mới có nhu cầu và đủ điều kiện.
3. Quản lý chất lượng sản phẩm:
3.1. Quản lý chất lượng sản phẩm nông
nghiệp:
a) Xây dựng Kế hoạch quản lý, kiểm
soát chất lượng sản phẩm nông sản sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt -
Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” giai đoạn 2017-2020.
b) Tăng cường tính chủ động, nâng cao
hiệu quả, hiệu lực công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm trong chuỗi giá trị sản phẩm nông sản từ khâu sản xuất (giống cây trồng, vật tư
nông nghiệp, quy trình sản xuất, chăm sóc,...) đến sơ chế, phân loại, bảo quản
sau thu hoạch (các trung tâm sau thu hoạch, doanh nghiệp, cơ sở) chế biến và
tiêu thụ sản phẩm hàng hóa (công nghệ sản xuất, chế biến,
lưu thông, tiêu thụ trên thị trường). Nâng cao hiệu quả quản lý an toàn thực phẩm
đối với sản phẩm nông sản mục tiêu; nâng cao ý thức tổ chức sản xuất, chế biến
sạch, an toàn đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh nông
sản.
c) Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho
cán bộ, công chức quản lý nhà nước; các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
nông sản về các quy trình sản xuất tiên tiến, đảm bảo an toàn thực phẩm, phát
triển ổn định, bền vững.
d) Các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp
tác, cơ sở, đầu mối thu mua nông sản, nông hộ sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Đà
Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” xây dựng kế hoạch
và các điều kiện để chuẩn hóa sản phẩm đạt tiêu chuẩn đủ điều kiện đăng ký sử dụng
nhãn hiệu chứng nhận, chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, kiểm soát và công bố
chất lượng và phân loại nông sản được gắn
nhãn hiệu chứng nhận trước khi tiêu thụ.
đ) Các cơ quan quản lý nhà nước
chuyên ngành tiến hành giám sát quá trình thực hiện của các đơn vị được sử dụng
nhãn hiệu chứng nhận; định kỳ và đột xuất lấy mẫu kiểm tra chất lượng sản phẩm,
thực hiện các chế tài đối với các sản phẩm không đạt chất lượng và các hành vi
vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm, sử dụng nhãn hiệu không hợp
pháp.
e) Tổ chức vận hành tốt mô hình kiểm
tra nhanh chất lượng nông sản trung tâm sau thu hoạch tại Công ty TNHH sản xuất
thương mại nông sản Phong Thúy, huyện Đức Trọng và một số trung tâm sau thu hoạch
khác để rút kinh nghiệm trong công tác quản lý và làm dịch
vụ sau thu hoạch cho sản phẩm của các hộ nông dân liên kết, các đơn vị có nhu cầu.
g) Thực hiện có hiệu quả kế hoạch
hình thành và quản lý chuỗi sản xuất nông nghiệp bền vững, đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm và giảm phát thải khí nhà kính để hình thành các chuỗi cung cấp
thực phẩm an toàn; hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát chất lượng
an toàn sản phẩm nông nghiệp.
3.2. Nâng cao chất lượng thương hiệu
du lịch canh nông:
a) Các sở, ngành, địa phương xây dựng
lộ trình truyền thông, quảng bá du lịch canh nông “Một điểm dừng” và “Tuyến điểm”.
b) Xây dựng quy định quản lý và khai
thác kinh doanh mô hình du lịch canh nông để đảm bảo quyền lợi cho các đơn vị
kinh doanh, tổ chức, hộ gia đình và du khách tham gia dịch vụ du lịch canh
nông.
c) Tổ chức hội nghị xúc tiến quảng bá
du lịch canh nông.
d) Thực hiện thiết kế ấn phẩm, clip
quảng bá mô hình du lịch canh nông (sản phẩm, dịch vụ, sơ đồ, bản đồ các nhà vườn,...).
đ) Xây dựng cổng chào đối với mô hình
du lịch “Tuyến điểm” trên địa bàn thành phố Đà Lạt và các huyện: Lạc Dương, Đơn
Dương.
e) Các sở, ngành, địa phương và các
đơn vị liên quan phối hợp thực hiện việc tuyên truyền, quảng bá và phát triển
thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” thông qua các
nội dung:
- Đón các đoàn khảo sát lữ hành, báo
chí trong và ngoài nước đến khảo sát các mô hình du lịch canh nông tại tỉnh Lâm
Đồng.
- Giới thiệu tại các chương trình lễ
hội, hội nghị, hội chợ, hội thảo trong và ngoài nước,...
- Quảng bá tại các khu, điểm du lịch,
cơ sở lưu trú, công ty lữ hành trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, các chương trình tập
huấn.
V. KINH PHÍ THỰC
HIỆN:
1. Tổng kinh phí thực hiện:
11.385.000.000 đồng (Mười một tỷ, ba trăm tám mươi lăm
triệu đồng), tương đương 500.000 USD.
2. Phân kỳ nguồn kinh phí thực hiện:
- Năm 2017: 1.119.000.000 đồng.
- Năm 2018: 3.501.000.000 đồng.
- Năm 2019: 3.740.000.000 đồng.
- Năm 2020: 3.025.000.000 đồng.
(Chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo)
3. Nguồn kinh phí: Ngân sách tỉnh bố trí hàng năm.
VI. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN:
1. Sở Công Thương:
a) Là cơ quan thường trực, tham mưu
UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch hành động phát triển và quảng
bá thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” tỉnh Lâm Đồng
giai đoạn 2017-2020; định kỳ tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh tình hình và kết quả
thực hiện.
b) Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành, địa phương, cơ quan và đơn vị có liên quan xây dựng lộ trình triển khai
công việc cụ thể theo từng giai đoạn, tránh chồng chéo nội dung thực hiện giữa
các Sở, ngành, địa phương, đơn vị; hàng năm có văn bản đề nghị các Sở, ngành, địa
phương, đơn vị có liên quan đề xuất dự toán kinh phí và là đầu mối tổng hợp
chung về nội dung, dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh
phê duyệt để tổ chức thực hiện (tùy theo nội dung, khối lượng công việc của từng
năm có thể xây dựng dự toán kinh phí cao hoặc thấp hơn so với phân kỳ hàng năm,
nhưng không vượt quá tổng kinh phí cả
giai đoạn 2017-2020).
c) Tập trung các hoạt động phát triển,
quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ, tìm kiếm đối tác tiêu thụ
trong và ngoài nước, hỗ trợ xuất khẩu sản
phẩm hàng hóa, ứng dụng khoa học công nghệ, thương mại điện
tử, hỗ trợ hợp tác thương mại, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm,
thu hút khác du lịch...
d) Tiếp tục nhân rộng mô hình của
Công ty TNHH sản xuất thương mại nông sản Phong Thủy để
tăng sản lượng nông sản được liên kết sản xuất, thu mua, sơ chế,
chế biến, bảo quản theo công nghệ hiện đại gắn với công tác kiểm soát chất lượng
sản phẩm; thực hiện có hiệu quả chương trình khuyến công, kế hoạch hỗ trợ phát
triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực và có lợi thế cạnh tranh của tỉnh Lâm Đồng
đến năm 2020 để hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ
nông dân đầu tư máy móc, thiết bị; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân và hộ nông dân
tiếp cận thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” ngay sau khi được
cấp giấy chứng nhận thương hiệu.
đ) Hàng năm phối hợp với các Sở,
ngành, địa phương rà soát, đánh giá các sản phẩm, dịch vụ khác có đủ điều kiện,
tiêu chuẩn để xem xét, đề xuất bổ sung sử dụng thương hiệu “Đà Lạt - Kết
tinh kỳ diệu từ đất lành”.
e) Tăng cường công tác quản lý chất
lượng sản phẩm hàng hóa; kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận
thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng và các hành vi vi phạm nhãn hiệu,
thương hiệu sản phẩm.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học
và Công nghệ, Sở Công Thương, UBND các huyện, thành phố xây dựng bộ tiêu chí,
quy chuẩn các sản phẩm nông sản gắn nhãn hiệu chứng nhận làm căn cứ thực hiện cấp
quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận và kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm
trong quá trình sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; chịu trách nhiệm kiểm soát, quản
lý chất lượng sản phẩm nông sản mang nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.
b) Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho
cán bộ, công chức quản lý nhà nước; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh nông
sản về cơ chế chính sách, các quy trình sản xuất tiên tiến, đảm bảo an toàn thực
phẩm, phát triển bền vững.
c) Phối hợp với Sở Công Thương triển
khai kế hoạch phát triển, nhân rộng các trung tâm sau thu hoạch nông sản.
d) Phát triển giống cây trồng có năng
suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện phát triển của từng địa phương trên
địa bàn tỉnh; xây dựng quy trình sản xuất, chăm sóc cây trồng theo hướng ứng dụng
công nghệ cao; triển khai thực hiện việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm để đảm bảo
quản lý chất lượng nông sản trong quá trình sản xuất.
đ) Phối hợp, hỗ trợ các địa phương lồng
ghép các nguồn kinh phí từ các chương trình, đề án, dự án khác để thực hiện quản
lý, kiểm tra, kiểm soát, giám sát chất lượng nông sản và an toàn thực phẩm đối
với đơn vị sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất
lành”. Định kỳ, đột xuất kiểm tra chất lượng nông sản đối với các đơn vị
trong quá trình sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
3. Sở Khoa học và Công nghệ:
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành, địa phương liên quan xây dựng bản đồ xác định vùng sản phẩm được chứng
nhận nhãn hiệu; tham mưu UBND tỉnh, hoàn thành việc đăng ký và được cấp chứng
nhận thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” trong
tháng 9/2017.
b) Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn xây dựng bộ tiêu chí, quy chuẩn các sản phẩm nông sản sử dụng
nhãn hiệu chứng nhận.
c) Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn,
hội thảo liên quan đến xây dựng, phát triển thương hiệu, nhãn hiệu chứng nhận.
d) Tổ chức thực hiện các chương
trình, dự án, các nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh có liên quan đến việc
nâng cao chất lượng, giá trị, khả năng cạnh tranh của sản phẩm mục tiêu là rau,
hoa, cà phê Arabica, du lịch canh nông từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học và
công nghệ hàng năm.
d) Đẩy mạnh hoạt động đổi mới công
nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm
thương hiệu.
4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
a) Hoàn thiện và nâng cấp tiêu chí
công nhận 02 loại hình du lịch canh nông: “Một điểm dừng” và “Tuyến điểm”; chịu trách nhiệm kiểm soát, quản lý chất lượng sản phẩm du lịch
canh nông mang nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.
b) Hoàn thiện việc xây dựng quy định
quản lý và khai thác 02 loại hình du lịch canh nông: “Một điểm dừng” và “Tuyến
điểm”. Thực hiện công tác thẩm định, hướng dẫn công bố đối với các đơn vị đạt
tiêu chí 02 loại hình du lịch nêu trên.
c) Phối hợp triển khai công tác truyền
thông và quảng bá thương hiệu du lịch canh nông trên địa bàn thành phố Đà Lạt
và vùng phụ cận. Phối hợp với các sở, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị
truyền thông thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng bá, chú trọng tổ chức
hiệu quả đợt cao điểm về tuyên truyền, quảng bá nhãn hiệu vào dịp tổ chức
Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII.
5. Sở Tài chính:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch
và Đầu tư tham mưu, đề xuất UBND tỉnh hàng năm bố trí nguồn vốn, thẩm định dự
toán, trình phê duyệt để các sở ngành, địa phương, cơ
quan, đơn vị thực hiện kế hoạch.
b) Trong quá trình phân bổ và thẩm định
kinh phí cần rà soát, lồng ghép với các chương trình, kế hoạch, đề án khác để
tránh trùng lắp nội dung, kinh phí thực hiện; cơ cấu vốn chủ yếu tập trung có công
tác tuyên truyền, quảng bá phát triển thương hiệu, không bố trí vốn kế hoạch
này cho việc thực hiện các nội dung quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm.
c) Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa
phương quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí theo quy định.
6. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư
Thương mại và Du lịch:
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành, địa phương, đơn vị có liên quan thực hiện các nhiệm vụ xúc tiến thương mại,
tuyên truyền, quảng bá thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”;
phối hợp với các sở, ngành và các đơn vị truyền thông trong,
ngoài nước thực hiện các hoạt động công bố nhãn hiệu và danh sách các tổ chức,
cá nhân được cấp chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng
nhận.
b) Tổ chức tuyên truyền thông qua việc
phát hành, in ấn các ấn phẩm, tập gấp, đăng tải thông tin
về nhãn hiệu lên các kênh thông tin, xúc tiến thương mại,
phối hợp mở rộng mạng lưới tiêu thụ cho các sản phẩm rau, hoa, cà phê Arabica,
du lịch canh nông tỉnh Lâm Đồng.
7. Sở Thông tin và Truyền thông; Đài
Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Báo Lâm Đồng:
a) Tổ chức truyền thông, quảng bá Kế
hoạch hành động phát triển và quảng bá thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” đối với các sản phẩm
rau, hoa, cà phê Arabica và du lịch canh nông tỉnh Lâm Đồng.
b) Chủ động xây dựng chương trình, kế
hoạch để thực hiện công tác truyền thông, quảng bá phát triển thương hiệu “Đà
Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” và các nhãn hiệu chứng nhận khác đã
được công nhận.
c) Tổ chức tuyên truyền, truyền thông
giúp nâng cao ý thức tổ chức sản xuất nông sản đảm bảo an toàn thực phẩm, phát
triển du lịch canh nông lành mạnh, đúng mục tiêu, có hiệu quả; nâng cao ý thức
tiêu dùng và sử dụng dịch vụ cho người dân.
8. UBND thành phố Đà Lạt và các
huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương, Lâm Hà:
a) Chủ động xây dựng và lồng ghép các
nguồn kinh phí triển khai Kế hoạch hành động phát triển và quảng bá thương hiệu
đối với các sản phẩm của địa phương.
b) Thông báo đến các tổ chức, cá nhân
đang sử dụng nhãn hiệu “Rau Đà Lạt”, “Hoa Đà Lạt”,...về lộ trình, cách thức
chuyển đổi sang sử dụng nhãn hiệu mới để chủ động kế hoạch sản xuất, kinh doanh và biện pháp sử dụng hết các bao
bì, nhãn mác đã in ấn trong thời gian chuyển tiếp, tránh
lãng phí cho doanh nghiệp và người sản xuất.
c) UBND các huyện: Đơn Dương, Đức Trọng,
Lạc Dương, Lâm Hà tổ chức phân công nhiệm vụ cho các phòng, ban, đơn vị thực hiện
khảo sát, đánh giá và phối hợp với UBND thành phố Đà Lạt cấp giấy chứng nhận sử
dụng nhãn hiệu cho các tổ chức, cá nhân tại địa phương; kiểm tra, đánh giá việc
chấp hành quy định quản lý thương hiệu, kiểm soát chất lượng sản phẩm.
d) UBND thành phố Đà Lạt xây dựng và
đưa vào hoạt động Trung tâm giao dịch hoa kết hợp hình
thành điểm du lịch canh nông; chủ động xây dựng quy chế phối hợp với UBND các huyện:
Đức Trọng, Đơn Dương, Lạc Dương, Lâm Hà trong việc cấp, quản lý, sử dụng nhãn
hiệu cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu tại địa bàn các huyện lân cận; phối hợp
UBND các huyện hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, các đơn vị trong việc chuyển
đổi nhãn hiệu chứng nhận “Rau Đà Lạt” và “Hoa Đà Lạt”,... sang sử dụng nhãn hiệu
chứng nhận “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.
9. Hội Nông dân và các đoàn thể
chính trị xã hội:
a) Tuyên truyền, vận động hội viên,
đoàn viên, nông dân sản xuất, kinh doanh nông sản, du lịch canh nông; đăng ký,
tham gia sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất
lành”.
b) Phối hợp với các Sở, ngành, địa
phương, đơn vị tổ chức tuyên truyền kế hoạch phát triển và quảng bá thương hiệu
“Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.
10. Các hội, hiệp hội, doanh nghiệp,
hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ nông dân và đơn vị liên quan:
a) Đăng ký sử dụng nhãn hiệu “Đà
Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” khi có nhu cầu sử dụng để quảng bá,
mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm rau, hoa, cà phê Arabica và phát triển du
lịch canh nông.
b) Cùng với địa phương, các Sở, ban,
ngành, phát triển và quảng bá thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất
lành”.
c) Đầu tư nâng cao năng lực sản xuất,
nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực thẩm các sản phẩm sử dụng
thương hiệu, góp phần nâng cao chất lượng thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh
kỳ diệu từ đất lành”.
(Phân công nhiệm vụ chi tiết tại
Phụ lục 2 kèm theo)
Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị các Sở,
ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc và đơn vị liên quan,
căn cứ nội dung và nhiệm vụ được phân công triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu
quả kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện nếu có nội dung phát sinh, vướng mắc,
kịp thời báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và
PTNT;
- TTTU, TTHĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tại mục IV;
- UBND các huyện, Tp.Đà Lạt và Bảo Lộc;
- Đài PT-TH Lâm Đồng, Báo Lâm Đồng;
- Tổ chức JICA;
- LĐVP;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Cổng Thông tin Điện tử tỉnh;
- Website VPUBND tỉnh;
- Lưu: VT, NN.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm S
|
PHỤ LỤC 1:
KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG PHÁT TRIỂN VÀ QUẢNG
BÁ THƯƠNG HIỆU “ĐÀ LẠT - KẾT TINH KỲ DIỆU TỪ ĐẤT LÀNH” GIAI ĐOẠN 2017- 2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 5117/KH-UBND ngày 08/8/2017 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
ĐVT:
1.000 đồng
STT
|
NỘI
DUNG THỰC HIỆN
|
KẾ
HOẠCH KINH PHÍ
|
Năm
2017
|
Năm
2018
|
Năm
2019
|
Năm
2020
|
Tổng
cộng
|
I
|
CÔNG TÁC QUẢN LÝ, KIỂM TRA GIÁM SÁT
|
110.000
|
465.000
|
535.000
|
440.000
|
1.550.000
|
1
|
Hỗ trợ công tác quản lý, hoạt động
tư vấn kỹ thuật, quản lý thương hiệu; cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận,
kiểm tra, giám sát việc sử dụng nhãn hiệu
|
110.000
|
465.000
|
535.000
|
440.000
|
1.550.000
|
II
|
TỔ CHỨC TRUYỀN THÔNG, QUẢNG BÁ
THƯƠNG HIỆU
|
1.009.000
|
3.036.000
|
3.205.000
|
2.585.000
|
9.835.000
|
1
|
Tổ chức hội nghị công bố nhãn hiệu,
kết nối giao thương, hội nghị xúc tiến du lịch
|
90.000
|
135.000
|
80.000
|
|
305.000
|
2
|
Thực hiện truyền thông Clip
"Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành" Phiên bản 2 phút 30 giây và
phiên bản 60 giây
|
200.000
|
380.000
|
530.000
|
530.000
|
1.640.000
|
3
|
Truyền thông một chiều
|
43.000
|
1.211.000
|
935.000
|
485.000
|
2.674.000
|
4
|
Truyền thông hợp tác và các hình thức
truyền thông khác
|
112.000
|
690.000
|
1.079.000
|
1.240.000
|
3.121.000
|
5
|
Xây dựng tập gấp, ấn phẩm, clip về
nhãn hiệu Rau, Hoa, Cà phê Arabica và mô hình du lịch canh nông
|
163.000
|
418.000
|
230.000
|
230.000
|
1.041.000
|
6
|
Xây dựng cổng chào đối với mô hình
du lịch canh nông "Tuyến điểm"
|
51.000
|
102.000
|
51.000
|
|
204.000
|
7
|
Xây dựng mô hình triển khai đồng thời
truyền thông thương hiệu và kiểm soát chất lượng sản phẩm
|
|
100.000
|
200.000
|
100.000
|
400.000
|
8
|
Tổ chức đợt cao điểm về tuyên truyền,
quảng bá nhãn hiệu "Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành"
|
350.000
|
|
100.000
|
|
450.000
|
|
Tổng
cộng
|
1.119.000
|
3.501.000
|
3.740.000
|
3.025.000
|
11.385.000
|
PHỤ LỤC 2:
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG PHÁT
TRIỂN VÀ QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU “ĐÀ LẠT - KẾT TINH KỲ DIỆU TỪ ĐẤT LÀNH” GIAI ĐOẠN
2017-2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 5117/KH-UBND ngày 08/8/2017 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
Stt
|
Nội
dung
|
Đơn
vị chủ trì
|
Đơn
vị phối hợp
|
Kết
quả thực hiện
|
Thời
gian thực hiện
|
I
|
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM (Lồng
ghép)
|
|
|
|
|
1
|
Quản lý chất lượng sản phẩm nông sản
|
|
|
|
|
a
|
Xây dựng Chương trình quản lý, kiểm
soát chất lượng sản phẩm nông sản thương hiệu
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Sở Nông nghiệp và PTNT, Các sở,
ngành, UBND các huyện, TP đơn vị liên quan
|
Chương trình
|
Năm 2017
|
b
|
Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho cán
bộ quản lý; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh về các quy trình sản xuất
tiên tiến, đảm bảo an toàn thực phẩm, phát triển ổn định, bền vững
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Các sở, ngành, địa phương, đơn vị
liên quan
|
Thường xuyên
|
Giai
đoạn 2017-2020
|
c
|
Phát triển các chuỗi nông nghiệp bền
vững, thực hiện kiểm soát chất lượng trong chuỗi và toàn bộ các sản phẩm nông
sản sử dụng thương hiệu
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Sở Công Thương, Y tế, các sở,
ngành, địa phương, đơn vị liên quan
|
Thường xuyên
|
Giai
đoạn 2017-2020
|
d
|
Hiện đại hóa các khâu trong quy
trình sản xuất đối với rau, hoa, cà phê Arabica
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Sở KH và CN, UBND các huyện, thành
phố.
|
Thường xuyên
|
Giai
đoạn 2017-2020
|
đ
|
Kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất,
kinh doanh nông sản; có biện pháp xử lý đối với sản phẩm không đạt chất lượng,
có hành vi vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm
|
Sở Nông nghiệp và PTNT, Y tế
|
UBND thành phố, các huyện
|
Sản phẩm chất lượng, an toàn
|
Giai
đoạn 2017-2020
|
e
|
Đầu tư nâng cấp Trung tâm Phân tích
|
Sở Khoa học & Công nghệ
|
Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
|
Phương án đầu tư nâng cấp
|
Quý
III/2017
|
g
|
Tiếp tục triển khai nhân rộng mô
hình Trung tâm sau thu hoạch, kết hợp thực hiện kiểm tra nhanh chất lượng sản
phẩm nông sản cho các hộ nông dân liên kết và các đơn vị có nhu cầu.
|
Sở Công Thương, Ban Quản lý thương
hiệu
|
Công ty Phong Thúy, Sở Nông nghiệp
và PTNT
|
Thường xuyên
|
Giai
đoạn 2017-2020
|
2
|
Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch
vụ du lịch canh nông
|
|
|
|
|
a
|
Hoàn thiện tiêu chí quy định tiêu
chuẩn chất lượng du lịch canh nông đối với hai loại hình: “Một điểm dừng” và
“Tuyến điểm”.
|
Sở VHTTDL
|
Sở TTTT, Trung tâm XTDDTTM và DL,
UBND: thành phố Đà Lạt, các huyện.
|
Kế hoạch công bố
|
Năm
2017
|
II
|
TỔ CHỨC TRUYỀN THÔNG, QUẢNG BÁ
THƯƠNG HIỆU
|
|
|
|
|
1
|
Tổ chức hội nghị công bố nhãn hiệu kết hợp kết nối giao thương tại Tp Đà
Lạt, Tp HCM và Hà Nội, các tỉnh, trong và ngoài nước.
|
Trung tâm xúc tiến ĐTTM và DL
|
Các sở: VHTT và DL, Công Thương,
Thông tin và TT, Nông nghiệp và PTNT; các đơn vị liên
quan
|
Hội nghị
|
Giai
đoạn 2017-2020
|
2
|
Thực hiện truyền thông clip “Đà Lạt
- kết tinh kỳ diệu từ đất lành” phiên bản 2 phút 30 giây và phiên bản 60 giây
|
Trung tâm xúc tiến ĐTTM và DL
|
Sở Thông Tin truyền thông, Sở CT, NN
và PTNT, KH và CN, Đài truyền hình, Báo, các địa phương, đơn vị liên quan
|
Kế hoạch, công tác truyền thông
|
Thường
xuyên từ 2017-2020
|
3
|
Triển khai các hình thức truyền
thông: một chiều, tương tác, hợp tác
|
Trung tâm xúc tiến ĐTTM và DL
|
Sở: VHTT và DL, Thông tin và TT,
Công Thương, Nông nghiệp và PTNT, Khoa học và CN; Đài truyền hình, Báo, các địa
phương, đơn vị liên quan quan
|
Kế hoạch truyền thông
|
Thường
xuyên từ năm 2017
|
a
|
Truyền thông trên truyền hình, báo chí;
truyền thông trên màn hình và biển quảng cáo ngoài trời, tờ rơi, áp phích,
phướn; truyền thông qua các chương trình, sự kiện, lễ hội: Festival Hoa, Lễ Hội
Văn Hóa Trà...
|
b
|
Truyền thông qua các chương trình,
sự kiện, lễ hội: Festival Hoa, Lễ Hội Văn Hóa Trà...clip quảng cáo điện tử,
cuộc thi ảnh trực tuyến, qua internet, mạng xã hội...
|
c
|
Hợp tác với các trung tâm phân phối
nông sản lớn, với đơn vị du lịch dịch vụ (khách sạn, phương tiện vận chuyển công
cộng...), với chuỗi chương trình truyền hình (chương trình đối thoại chia sẻ
thông tin kinh nghiệm sản xuất nông sản, quảng bá hình ảnh, sản phẩm nông sản
Lâm Đồng trong các chương trình truyền hình...); trên các chuyến bay quốc tế
và nội địa của các hãng hàng không; hợp tác với VTV-chuỗi chương trình truyền
hình.
|
4
|
Tổ chức gắn logo, nhãn bao bì đóng
gói sản phẩm cho các doanh nghiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất, kinh
doanh sản phẩm, dịch vụ: rau, hoa, cà phê Arabica và du lịch canh nông trên địa
bàn tỉnh Lâm Đồng; truyền thông, quảng bá nhãn hiệu.
|
UBND các huyện, TP
|
Sở Khoa học và công nghệ, NN và
PTNT, VHTT và DL, CT, các đơn vị liên quan
|
|
Thường
xuyên từ năm 2017
|
5
|
Quảng bá, xúc tiến thương mại
|
|
|
|
|
a
|
Hỗ trợ phát triển thương mại điện tử,
các giải pháp tiếp thị trực tuyến
|
Sở Công Thương
|
Các Sở: VHTTDL, Thông tin và TT, NN
và PTNT; TTXTĐTTM và DL
|
Thường xuyên
|
Giai
đoạn 2017-2020
|
b
|
Tổ chức các hoạt động xúc tiến, quảng
bá thương hiệu trong và ngoài nước
|
Trung tâm XTĐTTM và DL
|
Các sở: VHTTDL, CT, TTTT, NN và
PTNT
|
Thường xuyên
|
Giai
đoạn 2017-2021
|
III
|
TRUYỀN THÔNG, QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU
DU LỊCH CANH NÔNG
|
|
|
|
|
1
|
Xây dựng lộ trình truyền thông, quảng
bá du lịch canh nông “Tuyến điểm” và “Một điểm dừng”
|
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các Sở, Trung tâm XTĐTTM và DL,
UBND: thành phố Đà Lạt, UBND các huyện
|
Kế hoạch truyền thông
|
2017
|
2
|
Xây dựng quy định quản lý và khai
thác kinh doanh mô hình du lịch canh nông để đảm bảo quyền lợi cho các đơn vị
kinh doanh, tổ chức và du khách tham gia chương trình du lịch canh nông
|
UBND thành phố Đà Lạt và các đơn vị
liên quan
|
|
2017,
2018
|
3
|
Tổ chức hội nghị xúc tiến quảng bá
du lịch canh nông
|
Các sở, ngành, đơn vị liên quan
|
|
2017,
2018
|
4
|
Thiết kế tập gấp, ấn phẩm, clip quảng
cáo mô hình du lịch canh nông (sản phẩm, dịch vụ, sơ đồ, bản đồ các nhà vườn...).
|
Trung tâm xúc tiến ĐTTM và DL, các
đơn vị liên quan
|
Ấn phẩm, clip quảng bá mô hình du lịch
canh nông
|
2017,
2018
|
5
|
Xây dựng cổng chào đối với mô hình du
lịch “Tuyến điểm” trên địa bàn thành phố Đà Lạt và các huyện: Lạc Dương, Đơn
Dương
|
Trung tâm xúc tiến ĐTTM và DL, UBND
thành phố Đà Lạt, huyện Lạc Dương, Đơn Dương
|
Cổng chào
|
2017,
2018, 2019
|
6
|
Xây dựng kế hoạch truyền thông hai
loại hình du lịch canh nông: “Một điểm dừng” và “Tuyến điểm”; tổ chức đón các
đoàn famtrip, presstrip (các hãng lữ hành, cơ quan thông tấn báo chí trong và
ngoài nước) đến khảo sát các loại hình du lịch canh nông tại tỉnh Lâm Đồng
|
Sở TTTT, Trung tâm XTĐTTM và DL, UBND: thành phố Đà Lạt, huyện Lâm Hà
|
Kế hoạch truyền thông; ấn phẩm,
clip quảng bá mô hình du lịch canh nông
|
Giai
đoạn 2017-2020
|
7
|
Tổ chức công bố các loại hình du lịch canh nông được công nhận; xây dựng quy định quản
lý và khai thác hoạt động du lịch canh nông để đảm bảo quyền lợi của đơn vị tổ
chức và du khách tham gia chương trình du lịch canh nông
|
Các sở, ngành, UBND thành phố, các
huyện; đơn vị liên quan
|
Thường xuyên
|
Giai
đoạn 2017-2020
|
8
|
Đón các đoàn khảo sát lữ hành, báo
chí trong và ngoài nước đến khảo sát các mô hình du lịch canh nông tại tỉnh
Lâm Đồng; các chương trình lễ hội, hội nghị, hội chợ trong và ngoài nước,..;
các khu điểm du lịch, cơ sở lưu trú, công ty lữ hành trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
|
Trung tâm xúc tiến ĐTTM và DL, Hiệp
hội Du lịch và các đơn vị liên quan.
|
Đón các đoàn, tổ chức, tham gia các
chương trình, sự kiện...
|
2017-2020
|
IV
|
QUẢN LÝ THƯƠNG HIỆU
|
|
|
|
|
1
|
Tham mưu thành lập Ban Quản lý
thương hiệu cấp tỉnh
|
Sở Công Thương
|
Các sở, ngành, đơn vị liên quan
|
Ban Quản lý
|
Năm 2017
|
a
|
Xây dựng kế hoạch, định hướng phát
triển thương hiệu, tổ chức làm việc các đối tác truyền
thông quốc tế có thương hiệu...
|
Ban Quản lý thương hiệu
|
Các sở, ngành, địa phương, đơn vị
liên quan
|
Thường xuyên
|
Năm
2017- 2020
|
b
|
Xây dựng Quy chế quản lý thương hiệu,
thực hiện công tác hậu kiểm đối với việc chấp hành quy định của các tổ chức,
cá nhân được cấp chứng nhận thương hiệu; công tác quản lý và phát triển
thương hiệu
|
Ban Quản lý thương hiệu, Sở Công
Thương
|
Các sở, ngành, địa phương, đơn vị
liên quan
|
Quy chế
|
Quý
II năm 2017
|
2
|
Đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với
thương hiệu
|
Sở Khoa học và Công nghệ.
|
Các sở, ngành, đơn vị liên quan
|
Giấy chứng nhận nhãn hiệu
|
Năm
2017, 2018
|
3
|
Xây dựng các tiêu chí, quy chuẩn để
đánh giá, xếp loại các sản phẩm nông sản, xem xét cấp quyền sử dụng thương hiệu
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Các sở, ngành, đơn vị liên quan
|
Bộ tiêu chí
|
Quý
II năm 2017
|
4
|
Xây dựng các tiêu chí, quy chuẩn để đánh giá, xếp loại sản phẩm du lịch
canh nông
|
Sở VHTTDL
|
Các sở, ngành, đơn vị liên quan
|
Bộ tiêu chí
|
Quý
II năm 2017
|
5
|
Đánh giá và lựa chọn các tổ chức,
cá nhân sản xuất tiêu biểu để cấp quyền sử dụng thương hiệu
|
UBND các huyện, Tp Đà Lạt
|
Các sở, ngành, đơn vị liên quan
|
Bộ tiêu chí
|
Năm
2017
|
6
|
Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc
chuyển đổi nhãn hiệu chứng nhận “Rau Đà Lạt” và “Hoa Đà
Lạt” sang sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất
lành”
|
UBND thành phố Đà Lạt
|
Ban Quản lý thương hiệu cấp tỉnh, Sở
KH và CN, UBND các huyện, các đơn vị liên quan
|
|
Giai
đoạn 2017-2020
|