Quyết định 2025/QĐ-UBND năm 2014 về Đề án xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu đối với sản phẩm, hàng hóa đặc sản của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2014-2020

Số hiệu 2025/QĐ-UBND
Ngày ban hành 23/09/2014
Ngày có hiệu lực 23/09/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Người ký Lê Thanh Dũng
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2025/QĐ-UBND

Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 23 tháng 9 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VÀ QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA ĐẶC SẢN CỦA TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005, được sửa đổi bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Kế hoạch hành động số 83/KH-TU ngày 09 tháng 12 năm 2013 của Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tại Tờ trình số 61/TTr-SKHCN ngày 16 tháng 9 năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này đề án xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu đối với các sản phẩm, hàng hóa đặc sản của tình Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2014-2020.

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Công thương, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Liên Minh các Hợp tác xã, Báo Bà Rịa - Vũng Tàu, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Thanh Dũng

 

ĐỀ ÁN

XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VÀ QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA ĐẶC SẢN CỦA TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2014-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2025/QĐ-UBND ngày 23 tháng 9 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

I. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH XÂY DỰNG CÁC THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM, HÀNG HÓA ĐẶC SẢN CỦA TỈNH

Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có khoảng 10 nghề truyền thống, trong đó nghề bánh tráng An Ngãi và bún Long Kiên đã được công nhận nghề truyền thống. Ngoài các sản phẩm của làng nghề, sản phẩm nông nghiệp của tỉnh cũng khá đa dạng, với hơn 8.600 ha diện tích trồng cây ăn trái, trong đó có nhiều loại nông sản có “tiếng” như nhãn xuồng cơm vàng, mãng cầu ta, bưởi da xanh Sông Xoài,...về ẩm thực, một số món ăn đã đi vào tiềm thức không chỉ người dân tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu mà còn được nhiều du khách khi ghé thăm thưởng thức như bánh khọt Vũng Tàu, bánh canh Long Hương, bánh hỏi An Nhứt...

Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các sản phẩm truyền thống, sản phẩm nông nghiệp vẫn chưa được đăng ký chỉ dẫn địa lý, bảo hộ nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận. Một số làng nghề, nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh còn phát triển theo hình thức tự phát, quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu theo hộ gia đình, chưa được tập hợp, quản lý và duy trì phát triển; nguồn giống cây trồng, vật nuôi có lúc, có nơi thiếu sự kiểm soát và định hướng, công nghệ thu hoạch, chế biến, bảo quản sau thu hoạch còn thủ công thô sơ; ứng dụng khoa học trong sản xuất và chế biến nông sản chưa nhiều dẫn đến chất lượng thiếu đồng nhất, thiếu ổn định. Điều này sẽ ảnh hưởng đến uy tín của sản phẩm, dẫn đến thương hiệu đặc sản của địa phương khó bền vững.

Trong thời gian qua, Bà Rịa - Vũng Tàu đã xây dựng thành công thương hiệu cho nhãn hiệu tập thể “Nhãn xuồng cơm vàng Bà Rịa - Vũng Tàu”, “Mãng cầu ta Bà Rịa - Vũng Tàu”, nhãn hiệu chứng nhận “Muối Bà Rịa”, một số các nông sản khác đang trong quá trình xây dựng dự án, cụ thể là:

Stt

Tên sản phẩm

Hình thức xây dựng thương hiệu

Tình trạng bảo hộ

Đơn vị chủ sở hữu/ Đơn vị chủ trì

1.

Nhãn xuồng cơm vàng Bà Rịa - Vũng Tàu

Nhãn hiệu tập thể

Đã cấp văn bằng (đang triển khai dự án bảo hộ chỉ dẫn địa lý)

Chi cục Phát triển nông thôn

2.

Mãng cầu ta Bà Rịa-Vũng Tàu

Nhãn hiệu tập thể

Đã cấp văn bằng (đang triển khai dự án bảo hộ chỉ dẫn địa lý)

Chi cục Phát triển nông thôn

3.

Muối Bà Rịa

Nhãn hiệu chứng nhận

Đã cấp văn bằng

Chi cục Phát triển nông thôn

 

4.

Hồ tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu

Nhãn hiệu chứng nhận

Đang chờ cấp văn bằng (đang triển khai dự án bảo hộ chỉ dẫn địa lý)

Chi cục Phát triển nông thôn

 

5.

Bánh khọt Vũng Tàu

Nhãn hiệu tập thể

Đang xây dựng

Sở Khoa học và Công nghệ

 

6.

Bún Long Kiên

Nhãn hiệu chứng nhận

Đang xây dựng dự án

Chi cục Phát triển nông thôn

 

7.

Bánh tráng An Ngãi

Nhãn hiệu chứng nhận

Đang xây dựng dự án

Chi cục Phát triển nông thôn

 

8.

Hào Long Sơn

Nhãn hiệu chứng nhận

Đang xây dựng dự án

Chi cục Phát triển nông thôn

 

Thực tế cho thấy, việc xây dựng thương hiệu cùng với chất lượng sản phẩm được đảm bảo đã góp phần đưa nhãn xuồng cơm vàng, mãng cầu ta có chỗ đứng trên thị trường trong môi trường cạnh tranh có rất nhiều sản phẩm nhập ngoại cũng như của các tỉnh, thành khác. Khi đã có thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường, người trồng nhãn xuồng cơm vàng, mãng cầu ta trên địa bàn tỉnh sẽ thu lợi lớn khi bán cây giống, đồng thời việc xây dựng thành công thương hiệu sẽ giúp nhân dân trong vùng tập trung mở rộng diện tích, đầu tư nhân lực vào sản xuất sạch, nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng và hiệu quả, mở ra hướng phát triển kinh tế hàng hóa mũi nhọn của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

II. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA ĐẶC SẢN CỦA TỈNH

Đặc sản địa phương cũng là các sản phẩm hàng hóa và do vậy, cũng chịu ảnh hưởng bởi các quy luật cạnh tranh và cung cầu. Muốn tồn tại và phát triển được thì hàng hóa đặc sản địa phương cần phải được tạo lập bảo tồn, nâng cao giá trị trên thị trường, và không cách nào khác hơn là xây dựng thương hiệu. Hiện nay, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng trong việc thúc đẩy sự sáng tạo, phát triển nền kinh tế, xã hội, văn hóa và trở thành điều kiện tiên quyết trong hội nhập quốc tế của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Nhận thấy tầm quan trọng và giá trị thương hiệu của sản phẩm, lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã chủ trương chỉ đạo tăng cường hơn nữa việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng như xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu các sản phẩm, hàng hóa đặc sản của tỉnh. Đây là việc làm cần thiết, không những đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế, mà còn góp phần duy trì, bảo vệ danh tiếng đối với hàng hóa, sản phẩm đặc sản của địa phương.

Việc đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu cho các sản phẩm đặc sản không chỉ đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế cho người dân ở địa phương, mà còn bảo vệ danh tiếng của sản phẩm, tránh bị lạm dụng hoặc giả mạo, giúp người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn đúng sản phẩm; từ đó khuyến khích sản xuất phát triển, doanh thu tăng lên, giải quyết việc làm, duy trì giá trị truyền thống của các làng nghề, đời sống người dân được ổn định, phát triển du lịch địa phương. Tuy nhiên, để có thể duy trì những thuận lợi này đòi hỏi cần có sự tham gia tích cực từ các tổ chức như các tổ chức hội nghề nghiệp, hiệp hội và các cơ quan quản lý tại địa phương, phải làm sao để cho người dân hiểu được vai trò quan trọng của việc xây dựng thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu; đồng thời, chính họ phải được nâng cao kiến thức về nông nghiệp nông thôn, về quy trình canh tác, chọn giống, bảo quản, tiếp thị sản phẩm, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Vì vậy, để các sản phẩm của làng nghề truyền thống, các sản phẩm đặc sản đến được với đông đảo người tiêu dùng, không chỉ với người địa phương mà cả với du khách trong và ngoài nước, ngoài sự chỉ đạo, quan tâm của lãnh đạo các cấp, các ngành, thì việc xây dựng đề án phát triển và quảng bá thương hiệu các sản phẩm, hàng hóa đặc sản của tỉnh là yêu cầu cấp bách để góp phần phát triển sản xuất, nâng cao giá trị các sản phẩm đặc sản nhằm chống lại các hành vi sử dụng địa danh gây tổn hại đến danh tiếng, uy tín vốn có của sản phẩm và để duy trì thị trường đã có, phát triển thị trường mới cho sản phẩm, từ đó góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa của tỉnh.

III. NỘI DUNG ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ