Kế hoạch 5086/KH-UBND năm 2016 đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 5086/KH-UBND
Ngày ban hành 15/12/2016
Ngày có hiệu lực 15/12/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Lê Văn Bình
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5086/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 15 tháng 12 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2016-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15/9/2016 của Chính phủ về việc đẩy mạnh phát triển ngun nhân lực các dân tộc thiu sgiai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030.

Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận xây dựng kế hoạch đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030, với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Nhằm thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, nâng cao dân trí góp phần giảm nghèo bền vững, phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, từng bước thu hẹp khoảng cách với trình độ chung của tỉnh, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030.

- Các Sở, ban ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, chương trình hành động theo chức năng, nhiệm vụ của mình để chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu trong phạm vi ngành, địa phương, đơn vị.

II. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU

1. Mc tiêu

Nâng cao, phát triển toàn diện nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số về thể lực, trí lực và tác phong, kỷ luật, kỹ năng nghề nghiệp, cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh, nhu cầu thị trường lao động hiện tại và tương lai; xây dựng đội ngũ trí thức, doanh nhân, cán bộ người dân tộc thiểu số và lao động trực tiếp có chất lượng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, bảo đảm an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu

a) Nâng cao thể lực

- Tăng cường sức khỏe người dân tộc thiểu số: Giảm tỷ suất tử vong trẻ em dưới 01 tuổi người dân tộc thiểu số đến năm 2020 xuống 15‰, năm 2030 là 7 ‰; trong đó dân tộc Raglai tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi năm 2020 tối đa là 20‰ và năm 2030 là 10‰. Phấn đấu đến năm 2020 nâng tuổi thọ bình quân của người dân tộc thiểu số lên 73 tuổi, năm 2030 khoảng 75 tuổi gần với tuổi thọ bình quân quốc gia;

- Nâng thể trạng, tầm vóc của người dân tộc thiểu số: Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dân tộc thiểu số dưới 5 tuổi đến năm 2020 còn 22% và 2030 xuống 12%; trong đó, dân tộc Raglai tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi năm 2020 tối đa là 25% và năm 2030 còn 15%.

b) Phát triển trí lực

- Đến năm 2020, có ít nhất 30 % trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi nhà trẻ và 80% trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non; tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học đúng tuổi bậc tiểu học là 99%, trung học cơ sở 95 %, THPT 98% và 80% người trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tương đương. Phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số đi học đúng tuổi gần với mức bình quân của tỉnh ở tất cả các cấp học;

- Phấn đấu đến năm 2020, số sinh viên người dân tộc thiểu số (đại học, cao đẳng) đạt từ 130 đến 150 sinh viên/vạn dân (người dân tộc thiểu số), trong đó dân tộc Raglai đạt tối thiểu 130 sinh viên/vạn dân; năm 2030 đạt từ 200 - 250 sinh viên/vạn dân;

- Đào tạo sau đại học cho người dân tộc thiểu số, phấn đấu đến năm 2020 đạt tỷ lệ khoảng 0,4%, năm 2030 là 0,7% trong tổng số lao động dân tộc thiểu số đã qua đào tạo, ưu tiên các dân tộc chưa có người ở trình độ sau đại học;

- Tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động được đào tạo các chương trình giáo dục nghề nghiệp đến năm 2020 đạt trên 30%, trong đó dân tộc Raglai đạt tối thiểu 25%; phấn đấu năm 2030 tỷ lệ tương ứng là 50% và trên 45%.

c) Nâng cao kiến thức xã hội, kỹ năng sống, kỹ năng lao động và thông tin thị trường:

- Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống, có khả năng hội nhập quốc tế cho học sinh người dân tộc thiểu số;

- Đến năm 2020, phấn đấu có 50%, năm 2030 đạt 70% số lao động người dân tộc thiểu số trong độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi được cung cấp thông tin thị trường lao động, việc làm.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, năng lực cán bộ quản lý giáo dục và chất lượng giáo dục. Đổi mới căn bản phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực trong việc học của học sinh.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng về ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú; Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính Phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục Quốc dân và chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021; Nghị định 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ, Quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; Quyết định 84/2013/QĐ-UBND ngày 18/12/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh, về Quy định dạy và học tiếng Chăm trong các Trường Tiểu học trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

- Thực hiện Quyết định số 2530/QĐ-UBND ngày 12/12/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh đến năm 2020; đến năm 2020 bảo đảm đủ phòng học, phòng bộ môn, nhà công vụ giáo viên, nhà hiệu bộ; phòng ăn, phòng ở cho học sinh bán trú; thực hiện kiên cố hóa, chuẩn hóa và từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất, thiết bị trường học ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo điều kiện rút ngắn khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa vùng miền núi, dân tộc với đồng bằng.

- Xây dựng, quy hoạch tổng thể phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp, quan tâm đào tạo giáo viên người dân tộc thiểu số đủ để đáp ứng yêu cầu quản lý và dạy học.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ