Kế hoạch 4247/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới do tỉnh Ninh Thuận ban hành

Số hiệu 4247/KH-UBND
Ngày ban hành 19/10/2016
Ngày có hiệu lực 19/10/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Lưu Xuân Vĩnh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4247/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 19 tháng 10 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG THỜI KỲ MỚI

Căn cứ Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới; Chương trình hành động số 13-CTHĐ/TU ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015-2020;

Đtriển khai có hiệu quả Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới; Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mi như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013; Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày 04/12/2013; từng bước nâng cao chất lượng, đảm bảo tỷ lệ hợp lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tham gia vào các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập các cấp của tỉnh.

2. Mc tiêu cthể

a) Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất, đạo đức, có trình độ năng lực nghiệp vụ, góp phần củng cố, ổn định hệ thống chính trị, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong thời gian tới.

b) Tuyển dụng, sử dụng hợp lý tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tham gia vào các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh; trên cơ sở phù hợp với Kế hoạch, lộ trình thực hiện tinh giản biên chế của tỉnh.

c) Hình thành hệ thống thông tin, số liệu phản ánh thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số, nhằm phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về công tác cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Về tuyển dụng, sử dụng, quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiu số

Tiếp tục triển khai Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn thi hành. Thực hiện đúng, đầy đủ, có hiệu quả các chế độ, chính sách trọng dụng, đãi ngộ, thu hút nhân tài, chính sách ưu tiên trong tuyển dụng, thăng hạng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số.

2. Về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số

a) Tiếp tục triển khai, lồng ghép các chương trình đào tạo mới, đào tạo lại đế củng cố, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, các kỹ năng làm việc-trong đó có tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số.

b) Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng kiến thức về dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh.

c) Duy trì thực hiện chính sách đào tạo cử tuyển và xem xét, tuyển dụng sau khi được đào tạo-trên cơ sở phù hợp vị trí việc làm của các cơ quan, đơn vị.

d) Triển khai có hiệu quả các chính sách thu hút, trọng dụng, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, tổng kết, đề xuất các giải pháp để không ngừng nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số, đảm bảo phù hợp với từng địa bàn, từng vùng, từng cơ quan, đơn vị trực tiếp làm công tác dân tộc.

3. Về nâng cao tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số

Căn cứ vào điều kiện, nhu cầu thực tế, cơ cấu vị trí việc làm, chỉ tiêu biên chế được giao và chỉ tiêu được tuyển dụng sau khi giải quyết tinh giản biên chế nghỉ hưu, thôi việc, thuyên chuyển công tác của cơ quan, đơn vị để rà soát, xây dựng kế hoạch tuyển dụng bổ sung-trên cơ sở phù hợp với tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham gia vào các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp công lập thuộc tỉnh theo yêu cầu lộ trình thực hiện của Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới kèm theo Quyết định số 402/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đặt ra; cụ thể:

a) Đối với cấp tỉnh: tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tham gia vào các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh tối thiểu 5% tổng số biên chế được giao (do tỉnh có tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm 22,77% dân số toàn tỉnh).

b) Đối với cấp huyện, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện): phấn đấu đạt tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tham gia vào các cơ quan, đơn vị cấp huyện như sau:

- Tối thiểu là 5% tổng số biên chế được giao đối với huyện có tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 5% đến dưới 10% tổng dân số của huyện;

- Tối thiểu là 10% tổng số biên chế được giao đối với huyện có tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 10% đến dưới 30% tổng dân số của huyện;

- Tối thiểu là 20% tổng số biên chế được giao đối với huyện có tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 30% đến dưới 50% tổng dân số của huyện;

- Tối thiểu là 30% tổng số biên chế được giao đối với huyện có tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 50% đến dưới 70% tổng dân số của huyện;

- Tối thiểu là 35% tổng số biên chế được giao đối với huyện có tỷ lệ người dân tộc thiểu số trên 70% tổng dân số của huyện.

[...]