Kế hoạch 4811/KH-UBND năm 2021 thực hiện Kế hoạch 216-KH/TU thực hiện Nghị quyết 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng Quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Bình Thuận ban hành

Số hiệu 4811/KH-UBND
Ngày ban hành 15/12/2021
Ngày có hiệu lực 15/12/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Thuận
Người ký Nguyễn Văn Phong
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4811/KH-UBND

Bình Thuận, ngày 15 tháng 12 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 216-KH/TU NGÀY 12 THÁNG 8 NĂM 2020 CỦA TỈNH ỦY VỀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 55-NQ/TW NGÀY 11 THÁNG 02 NĂM 2020 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ (KHÓA XII) VỀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

Thực hiện Kế hoạch số 216-KH/TU ngày 12 tháng 8 năm 2020 của Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng Quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Kế hoạch số 216-KH/TU ngày 12 tháng 8 năm 2020 của Tỉnh ủy với nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

1.1. Tổ chức nghiên cứu, quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả nội dung Nghị quyết số 55 -NQ/TW ngày 11 tháng 02 năm 2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 55 -NQ/TW ngày 11 tháng 02 năm 2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Kế hoạch số 216 - KH/TU ngày 12 tháng 8 năm 2020 của Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Nghị quyết số 55 -NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng Quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây viết tắt là Nghị quyết 55 -NQ/TW, Nghị quyết 140/NQ-CP, Kế hoạch 216 -KH/TU), tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, hành động của các ngành, các cấp, cán bộ, công chức, viên chức, người sử dụng lao động, người lao động và nhân dân trong tỉnh.

1.2. Nâng cao nhận thức và quyết tâm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, yêu cầu đề ra về vai trò, vị trí của ngành năng lượng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh để tổ chức thực hiện tốt Chiến lược phát triển năng lượng Quốc gia phù hợp với điều kiện thực tế tại tỉnh, phấn đấu đưa Bình Thuận trở thành Trung tâm năng lượng mang tầm Quốc gia.

1.3. Việc triển khai thực hiện Kế hoạch là trách nhiệm của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, nhất là đối với cấp lãnh đạo, quản lý; thực hiện Kế hoạch phải gắn với thực hiện các văn bản của Trung ương và của tỉnh quy định về lĩnh vực phát triển năng lượng.

1.4. Cụ thể hóa các nội dung, nhiệm vụ chủ yếu, kế hoạch thực hiện gắn với phân công trách nhiệm cụ thể cho các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong công tác chỉ đạo triển khai, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch trên địa bàn tỉnh nhằm bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng; cung cấp đầy đủ năng lượng ổn định, liên tục, bền vững, an toàn, có chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

2. Yêu cầu

2.1. Xác định, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên quan; làm cơ sở để đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch số 216-KH/TU của Tỉnh ủy.

2.2. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động, tích cực trong tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này bảo đảm thực chất, có hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, cơ quan, đơn vị.

2.3. Có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thường xuyên, liên tục giữa các ngành, các cấp, bám sát các nội dung và bảo đảm phù hợp với quan điểm chỉ đạo, mục tiêu đã đặt ra trong Kế hoạch 216-KH/TU của Tỉnh ủy.

II. MỤC TIÊU

Triển khai đồng bộ các giải pháp để đầu tư xây dựng các công trình điện theo Quy hoạch phát triển điện lực được phê duyệt trên địa bàn tỉnh, bao gồm các công trình cấp điện nguồn và lưới điện truyền tải, phân phối. Phấn đấu nâng cao năng lực dự phòng và cung ứng điện đạt các chỉ tiêu sau:

- Cung cấp đủ nhu cầu năng lượng điện của tỉnh theo Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh đã được phê duyệt, đáp ứng tốt yêu cầu cho các mục tiêu phát triển theo Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; trong đó, năm 2025: công suất cực đại Pmax = 1.210 MW, điện thương phẩm 5.000 triệu kWh; năm 2030: công suất cực đại Pmax 1.621 MW, điện thương phẩm 7.566 triệu kWh; năm 2035: công suất cực đại Pmax = 2.186 MW, điện thương phẩm 10.964 triệu kWh.

- Phát triển, nâng tổng công suất của các nguồn điện theo Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia (Quy hoạch điện VIII) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Ưu tiên phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch như điện gió (kể cả điện gió ngoài khơi), điện mặt trời và điện khí LNG.

- Xây dựng hệ thống lưới điện đồng bộ, hiện đại, vận hành hiệu quả, có khả năng kết nối khu vực, bảo đảm cung cấp điện an toàn, đáp ứng tiêu chí N-1 đối với các khách hàng sử dụng điện quan trọng được cấp điện theo thứ tự ưu tiên trên địa bàn tỉnh (Phụ tải loại I do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo từng thời kỳ).

- Tỷ lệ tiết kiệm năng lượng trên tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng so với kịch bản phát triển bình thường theo yêu cầu của từng thời kỳ, phù hợp với tình hình thực tế địa phương, phấn đấu đạt khoảng 7% vào năm 2030 và khoảng 14% vào năm 2045.

- Giảm phát thải khí nhà kính từ hoạt động năng lượng so với kịch bản phát triển bình thường ở mức 15% vào năm 2030 và mức 20% vào năm 2045, góp phần hoàn thành chỉ tiêu chung của cả nước.

III. NỘI DUNG CHỦ YẾU

1. Công tác thông tin, tuyên truyền.

2. Phát triển các nguồn cung năng lượng sơ cấp theo hướng tăng cường khả năng tự chủ, đa dạng hóa, bảo đảm tính hiệu quả, tin cậy và bền vững.

3. Phát triển nhanh và bền vững ngành điện đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

4. Thực hiện chính sách về sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm và hiệu quả.

5. Phát triển hạ tầng năng lượng bền vững phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

6. Cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực năng lượng; khuyến khích kinh tế tư nhân tham gia xã hội hóa phát triển năng lượng.

[...]