Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 330/KH-UBND năm 2021 thực hiện Nghị quyết 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Số hiệu 330/KH-UBND
Ngày ban hành 16/06/2021
Ngày có hiệu lực 16/06/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Lê Ngọc Hoa
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 330/KH-UBND

Nghệ An, ngày 16 tháng 6 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 11-CTR/TU NGÀY 10/3/2021 CỦA TỈNH ỦY VỀ VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 55-NQ/TW NGÀY 11/02/2020 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

Thực hiện Chương trình hành động số 11-CTr/TU ngày 10/3/2021 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Nghệ An, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Kế hoạch thực hiện trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tổ chức quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu về Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến 2030, tầm nhìn đến 2045 trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

2. Xác định nhiệm vụ cụ thể, phát huy vai trò và trách nhiệm của các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, các cấp chính quyền trên địa bàn để tổ chức thực hiện hiệu quả các mục tiêu của Chương trình hành động số 11-CTr/TU.

3. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và thị xã theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động, tích cực trong tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này bảo đảm thực chất, có hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

4. Có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thường xuyên, liên tục giữa các ngành các cấp, bám sát các nội dung và bảo đảm phù hợp với quan điểm chỉ đạo, mục tiêu đã đề ra trong Chương trình hành động số 11-CTr/TU.

5. Phấn đấu đạt các mục tiêu cụ thể:

- Cung cấp đủ nhu cầu năng lượng của tỉnh, đáp ứng cho các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (giai đoạn 2021 - 2030), góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Phát triển đồng bộ lưới điện truyền tải và phân phối trên địa bàn tỉnh đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và nhu cầu điện các năm theo Quy hoạch được phê duyệt, ưu tiên các địa bàn khu vực biên giới, cụ thể:

+ Năm 2025 công suất cực đại 1.215 MW.

+ Năm 2030 công suất cực đại 1.711 MW.

+ Năm 2035 công suất cực đại 2.100 MW.

6. Phát triển nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới hợp lý, phù hợp với tiềm năng địa phương, đề xuất Bộ Công Thương xem xét, trình cấp có thẩm quyền quyết định đảm bảo tổng cung cấp năng lượng sơ cấp Quốc gia đạt mục tiêu khoảng 15 - 20% vào năm 2030; 25 - 30% vào năm 2045.

7. Xây dựng hệ thống lưới điện hiện đại, thông minh, hiệu quả, có khả năng kết nối khu vực; bảo đảm cung cấp điện an toàn, đáp ứng tiêu chí N-1 đối với vùng phụ tải quan trọng và N-2 đối với vùng phụ tải đặc biệt quan trọng.

8. Tỷ lệ tiết kiệm năng lượng trên tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng so với kịch bản phát triển bình thường đạt khoảng 7% vào năm 2030 và khoảng 14% vào năm 2045.

9. Giảm phát thải khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ hoạt động năng lượng so với kịch bản phát triển bình thường ở mức 15% vào năm 2030 và lên mức 20% vào năm 2045 theo Nghị quyết số 55-NQ/TW.

II. NỘI DUNG NHIỆM VỤ

Tập trung triển khai một số nội dung chính sau đây “Có phụ lục chi tiết nhiệm vụ cụ thể kèm theo”:

1. Tổ chức nghiên cứu để đề xuất, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng thể chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển bền vững lĩnh vực điện lực; Lập quy hoạch, kế hoạch, phương án phát triển hạ tầng lưới điện nhằm cấp điện kịp thời, ổn định, nâng cao chất lượng điện năng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phục vụ tiêu dùng dân cư, chú trọng cấp điện nông thôn.

2. Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất việc phát triển các nguồn cung năng lượng sơ cấp theo hướng tăng cường khả năng tự chủ, đa dạng hoá, bảo đảm tính hiệu quả, tin cậy và bền vững, đảm bảo các yếu tố về môi trường. Bên cạnh đó, nghiên cứu đề xuất trong việc xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách để phát triển nguồn năng lượng tái tạo, ưu tiên sử dụng các nguồn năng lượng sạch (năng lượng gió, mặt trời, sinh khối, điện rác...) trong điều kiện của tỉnh.

3. Thực hiện rà soát các ngành và khu vực tiêu thụ năng lượng đồng bộ với thực hiện chính sách về sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm và hiệu quả. Nghiên cứu đề xuất cơ chế khuyến khích đầu tư các dự án công nghiệp tiêu thụ ít năng lượng và có hiệu quả về kinh tế - xã hội.

4. Thực hiện theo chỉ đạo, phối hợp, đề xuất Bộ, ngành liên quan trong việc phát triển hạ tầng năng lượng bền vững, kết nối khu vực; khuyến khích kinh tế tư nhân tham gia xã hội hóa phát triển năng lượng.

5. Triển khai phối hợp để thực hiện, đề xuất Bộ, ngành liên quan trong việc đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông, hiện đại và hiệu quả, phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa.

6. Thực hiện các giải pháp về bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng để thực hiện có hiệu quả mục tiêu.

7. Phát triển khoa học - công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành năng lượng.

8. Thực thi chính sách bảo vệ môi trường ngành năng lượng gắn với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.

9. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước; phát huy quyền làm chủ của nhân dân và vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong phát triển ngành năng lượng.

[...]