Kế hoạch 4517/KH-UBND năm 2021 về phòng thủ dân sự ngành Công Thương tỉnh Kon Tum
Số hiệu | 4517/KH-UBND |
Ngày ban hành | 21/12/2021 |
Ngày có hiệu lực | 21/12/2021 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Kon Tum |
Người ký | Nguyễn Hữu Tháp |
Lĩnh vực | Thương mại |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4517/KH-UBND |
Kon Tum, ngày 21 tháng 12 năm 2021 |
PHÒNG THỦ DÂN SỰ NGÀNH CÔNG THƯƠNG TỈNH KON TUM
Căn cứ Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về phòng thủ dân sự;
Căn cứ Quyết định số 1042/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về phòng thủ dân sự;
Căn cứ Kế hoạch số 1443/KH-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về phòng thủ dân sự, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Kế hoạch phòng thủ dân sự ngành Công Thương tỉnh Kon Tum với các nội dung như sau:
1. Về công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2020 trên địa bàn đạt 7.150 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng bình quân 11,5% năm. Các ngành công nghiệp có lợi thế được quan tâm đầu tư như chế biến cao su, cà phê, sắn, sản xuất vật liệu xây dựng, phát triển thủy điện, điện gió và điện mặt trời...
Hiện nay trên địa bàn tỉnh nhiều dự án thủy điện đã đi vào vận hành ổn định, tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương. Sản lượng điện sản xuất của 28 công trình thủy điện vừa và nhỏ đang vận hành và 02 công trình thủy điện lớn (Thượng Kon Tum và Plei Krông) trong năm 2021 ước đạt khoảng 2,4 tỷ kWh/năm; điện mặt trời áp mái nhà và điện mặt trời Sê San 4 khoảng 300 triệu kWh/năm. Hiện tại, đã có 01 dự án điện gió đang triển khai công tác đầu tư xây dựng Nhà máy điện gió Tân Tấn Nhật - Đăk Glei (50 MW), dự kiến đưa vào vận hành sản xuất, kinh doanh vào cuối năm 2021.
Trên địa bàn tỉnh có 13 cụm công nghiệp được thành lập, trong đó có 08 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 303,7 ha.
2. Về thương mại
Hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển mạnh, ngày càng mở rộng về các vùng nông thôn. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ duy trì ở mức tăng trưởng khá cao, bình quân đạt 11,9%/ năm.
Hệ thống siêu thị, chợ, trung tâm thương mại phát triển mạnh, một số siêu thị, trung tâm thương mại lớn, như: Trung tâm thương mại Vincom Plaza Kon Tum, Siêu thị Coopmart Kon Tum, Vinmart Kon Tum... đi vào hoạt động và phát huy hiệu quả, góp phần tham gia bình ổn giá cả hàng hóa thiết yếu.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng cao, bình quân giai đoạn 2016-2020 ước tăng 16,5% năm; xuất khẩu trực tiếp đang có chiều hướng tăng và mở rộng thị trường.
Khi xảy ra thảm họa, triển khai thực hiện theo Kế hoạch Ứng phó thảm họa vỡ đập, hồ thủy điện và xả lũ trên địa bàn tỉnh Kon Tum và Ứng phó thảm họa phát tán hóa chất độc trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt (Kế hoạch số 4140/KH-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2021 về ứng phó thảm họa vỡ đập, hồ thủy điện và xả lǜ trên địa bàn tỉnh Kon Tum và Kế hoạch số 4140/KH-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2021 về ứng phó thảm họa phát tán hóa chất độc trên địa bàn tỉnh Kon Tum).
- Ngành Công Thương chỉ đạo, đề nghị cơ sở sản xuất, kinh doanh xây dựng phương án và dự trữ nhiên liệu, hàng hóa, lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cần thiết để khắc phục hậu quả do thảm họa, chiến tranh.
- Theo dõi sát tình hình thiệt hại do thảm họa, chiến tranh, đề xuất cấp trên tổ chức hỗ trợ. Chỉ đạo khôi phục cơ sở sản xuất, ưu tiên các khu vực trọng yếu. Tổng hợp kết quả khắc phục hậu quả báo cáo cấp thẩm quyền.
- Phối hợp Cục Quản lý Thị trường tỉnh Kon Tum và các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại có hành vi tích trữ, găm hàng, nâng giá trục lợi, lợi dụng dịch bệnh để bán các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm ra thị trường.
- Đề nghị Báo Kon Tum, Đài Phát thanh và Truyền hình Kon Tum tích cực đưa tin, tăng cường tuyên truyền, vận động người dân không nên có tâm lý hoang mang, lo sợ, không mua tích trữ hàng hóa; khuyến khích sử dụng các phương thức đặt hàng trực tuyến, mua hàng qua điện thoại… đồng thời đề nghị các doanh nghiệp phân phối hàng hóa qua kênh thương mại điện tử, đẩy mạnh các hoạt động đặt hàng trực tuyến, giao hàng tại nhà, thực hiện các biện pháp an toàn trong giao nhận.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai các quy định của Nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ, hóa chất trên địa bàn tỉnh.
- Quản lý chặt chẽ việc sản xuất và nhập khẩu các loại chất độc hại, vật liệu nổ công nghiệp.
- Thực hiện thanh tra, kiểm tra (định kỳ hoặc đột xuất) việc chấp hành các quy định của pháp luật về vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ, hóa chất; xử lý hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra hiện trạng và xác nhận đảm bảo an ninh, an toàn khoảng cách về chấn động sóng không khí, an toàn khoảng cách về đá văng, an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các tổ chức có Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, Giấy phép dịch vụ nổ mìn do Bộ Công Thương cấp và Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp do Bộ Quốc phòng cấp trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương liên quan thanh tra, kiểm tra, hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.