Kế hoạch 129/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 499/NQ-UBTVQH15 về lĩnh vực công thương trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Số hiệu | 129/KH-UBND |
Ngày ban hành | 05/07/2022 |
Ngày có hiệu lực | 05/07/2022 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hậu Giang |
Người ký | Nguyễn Văn Hòa |
Lĩnh vực | Thương mại |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 129/KH-UBND |
Hậu Giang, ngày 05 tháng 7 năm 2022 |
Thực hiện Nghị quyết số 499/NQ-UBTVQH15 ngày 28 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về hoạt động chất vấn tại phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV.
Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hậu Giang xây dựng Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 499/NQ-UBTVQH15 ngày 28 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XV về lĩnh vực công thương trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, như sau:
1. Nhằm cụ thể hoá, triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 499/NQ- UBTVQH15 ngày 28 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về hoạt động chất vấn tại phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước về lĩnh vực Công Thương; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
2. Đa dạng các hình thức tuyên truyền để nâng cao ý thức của người dân về tác hại của hàng giả, hàng kém chất lượng và phát hiện, đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực; thường xuyên cập nhật thông tin tình hình trong nước và quốc tế, để người dân, doanh nghiệp chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho phù hợp tình hình thực tế.
3. Bám sát chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu quản lý nhà nước về lĩnh Công Thương tăng cường vận động hệ thống phân phối tập đoàn bán lẻ, siêu thị đẩy mạnh thu mua, chế biến, tiêu thụ trong chuỗi cung ứng, chú trọng giới thiệu, phân phối sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử; kiểm soát hoạt động thương mại điện tử để ngăn chặn, xử lý việc buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, trốn, lậu thuế.
4. Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, các trường hợp đầu cơ, găm hàng và tăng giá bất hợp lý, ngăn chặn tình trạng buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, trái quy định nhằm kịp thời phát hiện, phòng ngừa và xử lý các hành vi vi phạm, giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; trong thanh tra, kiểm tra phải có trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng, không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tổ chức, cá nhân được thanh tra, kiểm tra.
1. Tăng cường công tác thông tin thị trường, các hoạt động xúc tiến thương mại, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do FTA song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết. Phòng, chống các hành vi tiêu cực trong xuất, nhập khẩu hàng hóa.
2. Thường xuyên cập nhật thông tin tình hình trong nước và quốc tế, để người dân, doanh nghiệp chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất, tiến độ thu hoạch và điều tiết lượng hàng hóa lên các cửa khẩu. Đồng thời đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về công tác điều hành xăng dầu của Nhà nước, nhằm tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, góp phần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng nói chung và xăng dầu nói riêng.
3. Chú trọng phát triển thị trường trong nước, vận động hệ thống phân phối tập đoàn bán lẻ, siêu thị đẩy mạnh thu mua, chế biến, tiêu thụ trong chuỗi cung ứng, chú trọng giới thiệu, phân phối sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử. Tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
4. Phối hợp với Vụ Thị trường trong nước, các sở, ngành liên quan xây dựng các kịch bản, phương án, kế hoạch bình ổn giá cả thị trường hàng hóa, gắn với bảo đảm cân đối cung cầu xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
5. Triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản hướng dẫn của Trung ương nhằm chống gian lận xuất xứ hàng hóa, gian lận thương mại; đồng thời, rà soát hoàn thiện và tổ chức thực hiện có hiệu quả các văn bản hướng dẫn thi hành.
6. Tăng cường phối hợp tốt với các lực lượng kiểm tra, kiểm soát hàng hóa trên thị trường, ngăn chặn tình trạng buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh. Trong đó tập trung xây dựng và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch thanh tra, kiểm tra liên ngành trong việc chấp hành pháp luật về kinh doanh xăng dầu như: Đăng ký, niêm yết thời gian bán hàng; niêm yết giá và bán theo giá niêm yết; thực hiện chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ mua hàng; nghiệp vụ trong kinh doanh xăng dầu; giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện; hợp đồng đại lý, nhượng quyền bán lẻ xăng dầu; các trường hợp đầu cơ, găm hàng và tăng giá bất hợp lý, trái quy định…
(Đính kèm Phụ lục phân công nhiệm vụ triển khai thực hiện Nghị quyết số 499/NQ-UBTVQH15)
1. Sở Công Thương
a) Chủ trì phối hợp với Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương, các sở, ngành liên quan xây dựng các kịch bản, phương án, kế hoạch bình ổn giá cả thị trường hàng hóa, gắn với bảo đảm cân đối cung cầu xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
b) Triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản hướng dẫn của Trung ương nhằm chống gian lận xuất xứ hàng hóa, gian lận thương mại; đồng thời, kiểm tra, rà soát hoàn thiện và tổ chức thực hiện có hiệu quả các văn bản hướng dẫn thi hành.
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ cùng các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan triển khai ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý, điều hành thị trường xăng, dầu; thông tin, tuyên truyền sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực xăng, dầu trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên phạm vi toàn tỉnh.
d) Vận động hệ thống phân phối tập đoàn bán lẻ, siêu thị đẩy mạnh thu mua, chế biến, tiêu thụ trong chuỗi cung ứng, chú trọng giới thiệu, phân phối sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử. Tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
e) Chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý thị trường tỉnh, các sở, ban, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu; các trường hợp đầu cơ, găm hàng và tăng giá bất hợp lý, trái quy định trên địa bàn tỉnh.
2. Cục Quản lý thị trường tỉnh
Thực hiện tốt Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong công tác quản lý thị trường, phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại. Tăng cường phối hợp giữa các lực lượng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là công tác phối hợp giữa lực lượng quản lý thị trường với chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng như công an, hải quan, thanh tra chuyên ngành trong việc trao đổi thông tin, trong công tác thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, buôn bán hàng giả, gian lận thương mại, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, các mặt hàng vật tư y tế phòng, chống dịch COVID-19.
3. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Công Thương trong việc hỗ trợ các sở, ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động thương mại điện tử; thông tin, tuyên truyền sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực xăng, dầu trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên phạm vi toàn tỉnh.
4. Sở Tài chính căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao và khả năng cân đối ngân sách hàng năm tham mưu cấp thẩm quyền phân bổ kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định.