Thứ 7, Ngày 02/11/2024

Kế hoạch 74/KH-UBND năm 2023 thực hiện Nghị quyết 28/NQ-CP và Kế hoạch 199-KH/TU về thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW về phòng thủ dân sự đến năm 2030 và những năm tiếp theo do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành

Số hiệu 74/KH-UBND
Ngày ban hành 15/05/2023
Ngày có hiệu lực 15/05/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Người ký Nguyễn Văn Thọ
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 74/KH-UBND

Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 15 tháng 5 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 28/NQ-CP NGÀY 01/3/2023 CỦA CHÍNH PHỦ VÀ KẾ HOẠCH SỐ 199-KH/TU NGÀY 16/01/2023 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 22-NQ/TW NGÀY 30/8/2022 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ PHÒNG THỦ DÂN SỰ ĐẾN NĂM 2030 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Căn cứ Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 30/8/2022 của Bộ Chính trị về phòng thủ dân sự đến năm 2030 và những năm tiếp theo;

Căn cứ Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 01/3/2023 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 30/8/2022 của Bộ Chính trị về phòng thủ dân sự đến năm 2030 và những năm tiếp theo;

Căn cứ Kế hoạch số 199-KH/TU ngày 16/01/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 30/8/2022 của Bộ Chính trị về phòng thủ dân sự đến năm 2030 và những năm tiếp theo.

UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nhằm cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tại Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 01/3/2023 của Chính phủ và Kế hoạch số 199-KH/TU ngày 16/01/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 30/8/2022 của Bộ Chính trị về phòng thủ dân sự đến năm 2030 và những năm tiếp theo.

- Tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động, nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác phòng thủ dân sự trên địa bàn tỉnh, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tiếp tục tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2. Yêu cầu

- Triển khai xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự phù hợp với điều kiện thực tế của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị có liên quan cần phải bám sát Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 01/3/2023 của Chính phủ và Kế hoạch số 199-KH/TU ngày 16/01/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 30/8/2022 của Bộ Chính trị về phòng thủ dân sự đến năm 2030 và những năm tiếp theo, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để xử lý có hiệu quả các tình huống thiên tai, phòng chống, khắc phục hậu quả chiến tranh; lực lượng tự vệ sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu để bảo vệ cơ quan, đơn vị, tổ chức.

- Lãnh đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp hoạt động phòng thủ dân sự tại cơ quan, đơn vị, địa phương bảo đảm hiệu quả, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác phòng thủ dân sự đến năm 2030 và những năm tiếp theo.

- Chủ động đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện của các cơ quan, đơn vị.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Tập trung giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm, kỹ năng của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị và toàn dân trên địa bàn tỉnh về công tác phòng ngừa, ứng phó khắc phục hậu quả chiến tranh; thảm hoạ, sự cố, thiên tai, dịch bệnh; sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực tại chỗ, xây dựng các phương án, kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế; triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, góp phần vào ổn định đời sống, phát triển kinh tế - xã hội vững chắc và bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2025

- Tập trung nâng cao nhận thức, thống nhất hành động, năng lực và kỹ năng ứng phó, khắc phục hậu quả chiến tranh, thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh cho các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị và toàn dân; lồng ghép kiến thức phòng thủ dân sự vào chương trình môn học giáo dục quốc phòng và an ninh theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương.

- Căn cứ Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 02/01/2019 của Chính phủ và các văn bản có liên quan; xây dựng, ban hành các văn bản theo thẩm quyền trong đó chú trọng bổ sung cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, chủ trương, chính sách trưng thu, trưng mua, trưng dụng, huy động lực lượng, phương tiện, vật chất cho nhiệm vụ phòng thủ dân sự, đặc biệt trong lĩnh vực phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh, thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm.... Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm Luật phòng thủ dân sự, Chiến lược Phòng thủ dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan sau khi được ban hành.

- Kiện toàn tổ chức, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo, cơ quan thường trực ban chỉ đạo, cơ quan chuyên trách, kiêm nhiệm giúp việc Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự từ cấp tỉnh đến cấp xã và trong các cơ quan, đơn vị, lực lượng, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; khắc phục tình trạng chồng chéo, dàn trải trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, thực hiện phù hợp với điều kiện của cơ quan, đơn vị và địa phương.

- Tổ chức rà soát quy hoạch, xây dựng phương án, kế hoạch phòng thủ dân sự từ tỉnh đến cơ sở phù hợp với đặc điểm vùng, miền, lĩnh vực bảo đảm tính khả thi; xây dựng cơ chế vận hành hoạt động phòng thủ dân sự chặt chẽ, phân công, phân cấp, phân quyền rõ ràng trách nhiệm và tương ứng với từng điều kiện, tình huống cụ thể.

b) Đến năm 2030 và các năm tiếp theo

- Tiếp tục nâng cao nhận thức, kỹ năng phòng, ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả chiến tranh, thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh cho cộng đồng; tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cho lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự các cấp theo quy định, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

- Tổ chức triển khai thực hiện chương trình, đề án, dự án, trọng điểm về phòng thủ dân sự; thống kê, quản lý, xây dựng phương án, kế hoạch khai thác, sử dụng các công trình ngầm, cải tạo hang động thiên nhiên, công trình dân sinh làm hầm trú ẩn cho nhân dân, cơ quan, tổ chức khi có nguy cơ xảy ra thảm họa hoặc có chiến tranh; công trình phòng thủ dân sự kết hợp thế trận trong khu vực phòng thủ tỉnh, huyện vào phục vụ công tác luyện tập, diễn tập và thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự.

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan hoàn thiện trang, thiết bị cho lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm đủ sức hoàn thành nhiệm vụ, kết hợp nâng cao năng lực cho lực lượng, bảo đảm thực hiện tốt phương châm “Bốn tại chỗ”. Áp dụng bộ tiêu chí về năng lực phòng ngừa thảm họa chiến tranh đối với các công trình, chương trình phát triển kinh tế - xã hội lớn, trọng điểm... của địa phương theo chỉ đạo của Trung ương.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

[...]