Kế hoạch 397/KH-UBND năm 2017 phát triển hạ tầng giao thông và vận tải trong phát triển hạ tầng du lịch giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh An Giang

Số hiệu 397/KH-UBND
Ngày ban hành 05/07/2017
Ngày có hiệu lực 05/07/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Vương Bình Thạnh
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 397/KH-UBND

An Giang, ngày 05 tháng 7 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG VÀ VẬN TẢI TRONG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc Hội;

Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020;

Quyết định số 149/QĐ-UBND ngày 23/01/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc phê duyệt dự án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch giao thông đường bộ và đường thủy tỉnh An Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Chương trình số 59/CTr - UBND ngày 13 tháng 02 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang Chương trình hành động về phát triển hạ tầng du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020, định hướng năm 2025;

Căn cứ hiện trạng hạ tầng giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh An Giang.

II. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG, VẬN TẢI TRONG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG DU LỊCH

An Giang là tỉnh thuộc vùng đầu nguồn sông Cửu Long, nằm về phía Tây Nam của Tổ quốc. Phía Tây Bắc giáp với Campuchia, có đường biên giới quốc gia dài gần 100km; phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp; Phía Đông Nam giáp thành phố Cần Thơ; Phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang. Diện tích toàn tỉnh là 3.536km2, bằng 1,07 % diện tích cả nước và đứng hàng thứ 4 ở Đồng bằng sông Cửu Long; Dân số gần 2,2 triệu người, đông dân nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Thời gian qua, được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, du lịch An Giang đã đạt được một số thành tựu nhất định như sau:

Số lượt khách đến với An Giang năm sau cao hơn năm trước: Năm 2010 là 4,7 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế là 43.000 lượt; năm 2015 là 6,3 triệu lượt, trong đó khách quốc tế là 70.000 lượt; tốc độ tăng trưởng lượt khách bình quân là 6%/năm trong giai đoạn 2010-2015. Năm 2015, giá trị đóng góp trực tiếp của ngành du lịch khoảng 2.997 tỷ, chiếm khoảng 3,6% GRDP của tỉnh.

Cơ sở dịch vụ phục vụ du khách có bước phát triển khá. Tổng số khách sạn năm 2010 là 82 khách sạn, với 2.041 phòng; năm 2015 là 96 khách sạn, với 2.609 phòng; số nhà hàng cũng tăng trưởng tốt, năm 2010 có 40 nhà hàng với sức chứa khoảng 6.120 chỗ, đến năm 2015 đã có 51 nhà hàng với sức chứa khoảng 9.260 chỗ ngồi.

Hạ tầng giao thông cũng được tỉnh tích cực đầu tư theo hướng hoàn chỉnh các tuyến đường giao thông đến các khu, điểm du lịch như đường tránh Quốc lộ 91 đoạn Châu Đốc - Tịnh Biên; đường tỉnh lộ 943 đi Thoại Sơn; đường tỉnh lộ 941 lộ tẻ đi Tri Tôn, 02 cầu đường tỉnh lộ 948 (cầu Bưng Tiền, cầu Tà Đéc); 07 cầu trên tuyến Quốc lộ 91 thuộc địa bàn thành phố Long Xuyên. Hiện nay, An Giang có 01 cảng đón du khách được đầu tư tại thành phố Châu Đốc.

1. Hiện trạng giao thông của tỉnh

1.1. Hệ thống giao thông đường bộ

Mạng lưới giao thông đường bộ tỉnh An giang bao gồm đường Quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị, đường chuyên dùng và đường giao thông nông thôn, có tổng chiều dài 5.581,17 Km; có 1.586 cầu các loại

1. Đường Quốc lộ: có 04 tuyến, dài 153,16 Km; có 67 cầu (Bao gồm: Quốc lộ 80, Quốc lộ 91, Quốc lộ N1 và Quốc lộ 91C).

2. Đường tỉnh: có 16 tuyến dài 480,58 Km; có 181 cầu (Bao gồm: ĐT.941, ĐT.942, ĐT.943, ĐT.944, ĐT.945, ĐT.946, ĐT.947, ĐT.948, ĐT.951, ĐT.952, ĐT.953, ĐT.954, ĐT.955A, ĐT.955B, ĐT.957, Tri Tôn - Vàm Rầy).

3. Đường Đô thị: có 1.208 tuyến dài 660,18 Km; có 130 cầu.

4. Đường chuyên dùng: có 3 tuyến dài 7,95 Km.

5. Đường giao thông nông thôn (gồm đường huyện, đường xã): có 1.156 tuyến dài 4.279,27 Km; có 1.208 cầu.

1.2. Hệ thống giao thông đường thủy

Hệ thống sông, kênh, rạch trên địa bàn của tỉnh có trên 6.000 km, nên cần phải đầu tư một số lượng cầu rất lớn để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại. Tuy nhiên, số sông, kênh phục vụ giao thông thủy có 274 tuyến dài 2.430 km. Trong đó: Đường thủy nội địa Quốc gia do Trung ương quản lý có 14 tuyến dài 372 km; Đường thủy nội địa chuyên dùng có 01 tuyến dài 2,9 km; Đường thủy nội địa địa phương có 259 tuyến dài 2.055 km.

Trên địa bàn tỉnh có 2 tuyến sông đặc biệt quan trọng là sông Tiền và sông Hậu, bắt nguồn từ biên giới Campuchia đến giáp ranh tỉnh Đồng Tháp và Cần Thơ với tổng chiều dài 112km.

Có 04 cửa khẩu chính: cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên, cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương, cửa khẩu Quốc gia Khánh Bình và cửa khẩu Quốc gia Vĩnh Hội Đông.

Có 01 cảng biển, 06 cảng thủy nội địa, trong đó có 01 cảng thủy nội địa hành khách Châu Đốc.

2. Hệ thống bến xe, trạm dừng chân, xe buýt

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ