Chương trình hành động 59/CTR-UBND năm 2017 về phát triển hạ tầng du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025

Số hiệu 59/CTR-UBND
Ngày ban hành 13/02/2017
Ngày có hiệu lực 13/02/2017
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Nguyễn Thanh Bình
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 59/CTr-UBND

An Giang, ngày 13 tháng 02 năm 2017

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

VỀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG DU LỊCH TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2016-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH:

- Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã nêu "Có chính sách phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch với hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, sản phẩm đa dạng và có tính chuyên nghiệp cao...".

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ X xác định: “Phát triển du lịch tỉnh An Giang thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh”;

- Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 18-01-2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về "Đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020";

- Căn cứ Quyết định số 1008/QĐ- UBND ngày 01/7/2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang từ năm 2014 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

- Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16-01-2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Để ngành du lịch thực sự trthành ngành kinh tế mũi nhọn, ngoài tiềm năng, điều kiện sẵn có, cần phải xây dựng một hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch hoàn chỉnh bao gồm hạ tầng giao thông, hạ tầng viễn thông và hạ tầng dịch vụ... Do đó, việc ban hành Chương trình phát triển hạ tầng du lịch với hệ thống giải pháp phát triển đồng bộ là hết sức cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong giai đoạn hiện nay và cả giai đoạn tiếp theo.

II. THỰC TRẠNG HẠ TẦNG DU LỊCH AN GIANG

1. Tiềm năng

An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, có đường biên giới dài gần 100km giáp 2 tỉnh Takeo và Kandal (Campuchia); là tỉnh được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh lam, thắng cảnh, núi non hùng vĩ nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Bên cạnh đó, An Giang là tỉnh đa dân tộc, đa tôn giáo với 4 dân tộc anh em Kinh, Khmer, Chăm, Hoa cùng chung sống lâu đời, cùng tạo ra những giá trị văn hóa dân tộc phong phú, đa dạng thể hiện qua các lễ hội văn hóa dân tộc, các làng nghề thủ công truyền thống, các công trình kiến trúc văn hóa độc đáo; là địa phương có nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh thắng; có tín ngưỡng thờ mẫu nổi tiếng khắp cả nước, hằng năm thu hút hàng triệu lượt khách đến chiêm bái, tạ lễ; có vùng Thất Sơn hùng vĩ, huyền bí; có cả di chỉ nền văn hóa Óc Eo - Ba Thê; đặc biệt hơn cả An Giang là quê hương của Cố Chủ tịch Tôn Đức Thắng với Khu Lưu niệm của Bác tọa lạc trên vùng cù lao Ông Hổ xanh ngát ở giữa dòng sông Hậu.

2. Thành tựu

Thời gian qua, được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, du lịch An Giang đã đạt được một số thành tựu nhất định như sau:

- Số lượt khách đến với An Giang năm sau cao hơn năm trước: Năm 2010 là 4,7 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế là 43.000 lượt; năm 2015 là 6,3 triệu lượt, trong đó khách quốc tế là 70.000 lượt; tốc độ tăng trưởng lượt khách bình quân là 6%/năm trong giai đoạn 2010-2015. Năm 2015, giá trị đóng góp trực tiếp của ngành du lịch khoảng 2.997 tỷ, chiếm khoảng 3,6% GRDP của tỉnh.

- Cơ sở dịch vụ phục vụ du khách có bước phát triển khá. Tổng số khách sạn năm 201082 khách sạn, với 2.041 phòng; năm 201596 khách sạn, với 2.609 phòng; số nhà hàng cũng tăng trưởng tốt, năm 2010 40 nhà hàng với sức chứa khoảng 6.120 chỗ, đến năm 2015 đã có 51 nhà hàng với sức chứa khoảng 9.260 chỗ ngồi.

- Các sản phẩm dịch vụ phục vụ du lịch từng bước được quan tâm, đầu tư phát triển như cáp treo Núi Cấm, bãi giữ xe Núi Cấm, công viên văn hóa Núi Sam, bến tàu du lịch Tân Châu... góp phần thu hút sự quan tâm của du khách về An Giang ngày càng nhiều.

- Hạ tầng viễn thông phát triển khá đồng bộ, chất lượng dịch vụ ngày càng tốt hơn. Tháng 11 năm 2015, thành phố Châu Đốc đã thí điểm phủ sóng wifi miễn phí tại 3 điểm: Công viên tượng đài cá Basa, công viên chùa Bồ Đề và toàn bộ Khu du lịch Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam. Trên thiết bị điện thoại di động, trong năm 2015 Chi nhánh Viettel An Giang phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang triển khai dịch vụ Tourist.one, cho phép quản lý thông tin khách du lịch, tạo ra các tiện ích tra cứu du lịch An Giang như đặt vé online, nhắn tin chăm sóc khách hàng và nhiều dịch vụ khác.

- Hạ tầng giao thông cũng được Tỉnh tích cực đầu tư theo hướng hoàn chỉnh các tuyến đường giao thông đến các khu, điểm du lịch như đường tránh Quốc lộ 91 đoạn Châu Đốc - Tịnh Biên; đường tỉnh lộ 943 đi Thoại Sơn; đường tỉnh lộ 941 đi lộ tẻ Tri Tôn, 02 cầu đường tỉnh lộ 948 (cầu Bưng Tiền, cầu Tà Đéc); 07 cầu trên tuyến Quốc lộ 91 thuộc địa bàn thành phố Long Xuyên. Toàn tỉnh có gần 5.507km đường giao thông và 1.639 cây cầu với chiều dài 55,7km. Giao thông đường thủy thông suốt. Hiện nay, An Giang có 01 cảng đón du khách được đầu tư tại thành phố Châu Đốc.

Hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn cũng từng bước được đầu tư để phục vụ du khách. Trên địa bàn tỉnh có 14 khu, điểm du lịch đón và phục vụ khách, trong đó 8 khu, điểm đã được nâng cấp bổ sung trang thiết bị nhà vệ sinh theo tiêu chí quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 02 điểm xây dựng mới hệ thống nhà vệ sinh (công viên Mỹ Thới và khu di tích cách mạng Mỹ Khánh), còn lại 4 khu, điểm chưa có nhà vệ sinh đạt chuẩn.

3. Tồn tại

Lượt khách đến An Giang gia tăng qua từng năm. Năm 2015, cả tỉnh đón 6,3 triệu lượt khách; năm 2016, đón khoảng 6,7 triệu lượt khách, nhưng số khách du lịch có lưu trú chỉ chiếm khoảng 10%, phần còn lại chủ yếu là khách hành hương. Điều đó cho thấy du lịch tỉnh đã và đang thiếu nhiều yếu tố hấp dẫn để giữ chân khách lưu trú lại An Giang như:

- Hệ thống nhà hàng, khách sạn, cơ sở lưu trú mang tính nhỏ lẻ, rời rạc, dịch vụ du lịch nghèo nàn, thiếu hẳn những khu vui chơi, giải trí có tầm vóc, các trung tâm mua sắm hiện đại tại địa bàn du lịch. Chưa tạo được những sản phẩm du lịch có tính khác biệt cao trong vùng để thu hút sự chú ý, mua sắm của du khách.

- Ở các khu, điểm du lịch một thời gian dài, tình trạng hệ thống nhà vệ sinh thấp kém, thiếu hẳn hệ thống xử lý rác thải cũng góp phần tạo nên hình ảnh thiếu chuyên nghiệp của tỉnh du lịch.

- Hệ thống các công ty lữ hành trong tỉnh qui mô nhỏ và yếu, hoạt động chưa có tính chuyên nghiệp cao, chưa tham gia mạnh mẽ vào khâu xúc tiến, quảng bá du lịch. Hiệp hội du lịch An Giang ra đời từ năm 2014 nhưng hoạt động rời rạc, thiếu chương trình, thiếu gắn kết, mặc dù đã được kiện toàn củng cố nhiều lần.

- Hệ thống giao thông cầu, đường dù được đầu tư mở rộng, nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi đến các khu, điểm du lịch trong tỉnh nhưng do ngân sách có hạn vẫn chưa đáp ứng được lưu lượng giao thông ngày càng tăng, nhất là vào các mùa cao điểm lễ hội của tỉnh

- Nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch (đội ngũ quản lý, hướng dẫn viên, thuyết minh viên, kỹ thuật viên chế biến, pha chế, nhân viên phục vụ buồng, bàn) chưa được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ