Quyết định 584/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 584/QĐ-UBND
Ngày ban hành 31/10/2016
Ngày có hiệu lực 31/10/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Trần Ngọc Căng
Lĩnh vực Đầu tư,Xây dựng - Đô thị,Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 584/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 31 tháng 10 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG, NHẤT LÀ HẠ TẦNG GIAO THÔNG HẠ TẦNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 01/7/2016 của Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ tư, Khóa XIX về đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị;

Căn cứ Nghị quyết số 21/2016/NQ-HĐND ngày 30/9/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi khóa XII - kỳ họp thứ 3 về Đề án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nht là hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016 - 2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 159/TTr-SGTVT ngày 21/10/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016 - 2020, với những nội dung cụ thể sau:

I. Quan điểm, mục tiêu, phạm vi của Đề án

1. Quan điểm

a) Thị trường giữ vai trò quan trọng trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất. Cn đi mới mạnh mẽ tư duy, phương thức đầu tư phát triển kết cu hạ tầng kinh tế, xã hội từ sử dụng ngân sách nhà nước sang chủ yếu khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư.

b) Nguồn lực nhà nước chỉ đầu tư cho các công trình, dự án có tác dụng lan tỏa lớn, thật sự cần thiết, cấp bách; các công trình an sinh xã hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn mà các thành phần kinh tế khác không đầu tư; hỗ trợ các công trình, hạng mục công trình cụ thể để khuyến khích thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

c) Quy hoạch, đầu tư kết cấu hạ tng kinh tế - xã hội phải đồng bộ và hiện đại; gắn kết chặt chẽ với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch ngành, lĩnh vực; phát huy hiệu quả của liên kết vùng.

d) Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng là sự nghiệp của toàn dân; Nhà nước khuyến khích tổ chức, công dân đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; đa dạng hóa các hình thức đầu tư.

2. Mục tiêu: Huy động nguồn lực xã hội cùng với ngân sách nhà nước đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đồng bộ, hiện đại; đáp ứng yêu cu đưa Quảng Ngãi sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.

3. Phạm vi

a) Về không gian: Đề án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; đảm bảo hài hòa, đồng bộ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và các Quy hoạch thuộc các lĩnh vực chuyên ngành khác trên địa bàn tỉnh.

b) Về thời gian: Đề án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 - 2020.

II. Nhiệm vụ chủ yếu

1. Về hạ tầng giao thông

Đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, bảo đảm kết nối tỉnh Quảng Ngãi với các tỉnh trong khu vực; kết nối trung tâm của tỉnh tới trung tâm các huyện; khu kinh tế, các khu công nghiệp; phấn đấu đến năm 2020 nhựa hóa, cứng hóa 100% đường tỉnh, 85% đường huyện và 65% đường xã; trong đó:

a) Ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư:

- Đường cao tốc Đà Nng - Quảng Ngãi; Quốc lộ 24 (đoạn Phổ Phong - thị trấn Ba Tơ) và tiếp tục đầu tư đoạn còn lại đi Kon Plông; Quốc lộ 1 (đoạn Dốc Sỏi - Khu Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ VSIP); đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh, giai đoạn 1; đường tránh lũ, cứu hộ, cứu nạn các huyện miền Tây Quảng Ngãi (đoạn Long Môn - Sơn Kỳ); cảng Bến Đình; sửa chữa bến cập tàu đảo Bé; các trục giao thông chính ở các huyện; đường đến trung tâm các xã.

- Tranh thủ nguồn vốn của Trung ương và cân đối nguồn lực của tỉnh để thực hiện đầu tư các dự án: nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 24B (đoạn qua trung tâm huyện lỵ mới Sơn Tịnh); nâng cấp đường Quảng Ngãi - Chợ Chùa; đoạn còn lại của tuyến Sơn Hà - Sơn Tây; cầu cửa Đại; đường Tịnh Phong - cảng Dung Quất II, giai đoạn 1; đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh giai đoạn II (ưu tiên đầu tư đoạn từ xã Nghĩa Phú, thành phố Quảng Ngãi đến xã Đức Thắng, huyện Mộ Đức); đường Minh Long - Ba Động (ưu tiên đầu tư trước đoạn Ba Động - Ba Điền); đường Sơn Liên - cầu Tà Meo; đường Eo Chim - Trà Nham - dốc Bình Minh; tuyến ĐT.624B (Quán Lát - Đá Chát); tuyến ĐT.623B (Quảng Ngãi - Thạch Nham, giai đoạn 2) và một số tuyến đường từ các xã của huyện Tây Trà, Sơn Hà vào các tuyến đường tỉnh.

b) Huy động nguồn lực xã hội đầu tư: Đường cao tốc Quảng Ngãi - Bình Định; đầu tư Trạm dừng nghỉ kết hợp bến xe khách tại huyện Đức Phổ; bến xe mới Quảng Ngãi; các bến xe hoặc bãi đỗ xe tại các huyện; bãi đậu xe công cộng tại các trung tâm kinh tế, thương mại; hạ tầng và các dịch vụ trên bờ phục vụ hoạt động cảng Sa Kỳ, cảng Bến Đình; tàu vận tải hành khách phục vụ nhu cầu đi lại và du lịch tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn, đảo Lớn - đảo Bé, Vạn Tường - Lý Sơn,...

2. Về hạ tầng đô thị

Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị từng bước đồng bộ, hiện đại, đáp ứng các tiêu chí của một tỉnh công nghiệp; trong đó:

[...]