Kế hoạch 3870/KH-UBND năm 2023 về thu thập tài liệu lưu trữ vào Lưu trữ lịch sử tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2023-2027

Số hiệu 3870/KH-UBND
Ngày ban hành 28/04/2023
Ngày có hiệu lực 28/04/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Trần Văn Hiệp
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3870/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 28 tháng 4 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THU THẬP TÀI LIỆU LƯU TRỮ VÀO LƯU TRỮ LỊCH SỬ TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2023-2027

Căn cứ Luật Lưu trữ ngày 11/11/2011, Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03/01/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lưu trữ, Thông tư số 16/2014/TT-BNV ngày 20/11/2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn giao, nhận tài liệu lưu trữ vào Lưu trữ lịch sử các cấp;

Thực hiện Quyết định số 441/QĐ-UBND ngày 07/3/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành Danh mục các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử tỉnh Lâm Đồng; Quyết định số 1074/QĐ-UBND ngày 17/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc Ban hành Danh mục thành phần hồ sơ, tài liệu của các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử tỉnh;

Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch thu thập tài liệu lưu trữ vào Lưu trữ lịch sử tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2023-2027, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

a) Tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ theo Chỉ thị số 05/2007/CT-TTg ngày 02/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ; Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 07/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử.

b) Thu thập tài liệu có giá trị bảo quản vĩnh viễn của các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử tỉnh góp phần thực hiện có hiệu quả Luật Lưu trữ, Nghị định và Thông tư quy định về quản lý đối với tài liệu lưu trữ; quản lý thống nhất, đồng bộ và phát huy tối đa giá trị tài liệu lưu trữ của Lưu trữ lịch sử tỉnh.

c) Nhằm bảo quản tài liệu một cách khoa học, an toàn, giúp công tác khai thác, tra tìm tài liệu lưu trữ được nhanh chóng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao và phục vụ tốt công tác nghiên cứu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Yêu cầu:

a) Hồ sơ tài liệu giao nộp vào Lưu trữ lịch sử phải được chỉnh lý hoàn chỉnh; có mục lục hồ sơ nộp lưu, cơ sở dữ liệu tra cứu (nếu có).

b) Giao nộp, tiếp nhận hồ sơ, tài liệu phải kịp thời, đúng thời gian theo kế hoạch. Người đứng đầu đơn vị phải chịu trách nhiệm về kết quả tài liệu nộp lưu vào Trung tâm Lưu trữ lịch sử.

c) Chỉ giao nộp, tiếp nhận hồ sơ, tài liệu lưu trữ có giá trị bảo quản vĩnh viễn và đúng thành phần tài liệu nộp lưu.

d) Quy cách bảo quản hồ sơ, tài liệu phù hợp với tiêu chuẩn cặp, hộp và quy cách cặp, hộp theo quy định hiện hành.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI

1. Đối tượng: Các cơ quan, tổ chức, địa phương thuộc Danh mục nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử theo Quyết định số 441/QĐ-UBND ngày 07/3/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng.

2. Phạm vi:

a) Phạm vi tài liệu nộp lưu: Tài liệu hành chính và tài liệu chuyên ngành.

b) Phạm vi thời gian của tài liệu nộp lưu: Theo thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 21 của Luật Lưu trữ (đối với tài liệu hành chính) và Điều 14, 15 Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03/01/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật lưu trữ (đối với tài liệu chuyên ngành).

III. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRONG VIỆC GIAO NỘP LƯU TÀI LIỆU VÀO LƯU TRỮ LỊCH SỬ

1. Những công việc cần thực hiện:

a) Thực hiện chỉnh lý hoàn chỉnh trước khi chuẩn bị giao nộp.

b) Lựa chọn hồ sơ, tài liệu có giá trị bảo quản vĩnh viễn và thống kê thành mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu (Phụ lục II).

c) Hội đồng xác định giá trị tài liệu của cơ quan, tổ chức xem xét, thông qua mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu và trình người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định. Thành phần Hội đồng xác định giá trị tài liệu của Lưu trữ cơ quan được quy định tại Điều 18 của Luật Lưu trữ.

d) Gửi văn bản kèm theo Mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu đề nghị Trung tâm Lưu trữ lịch sử kiểm tra, thẩm định.

đ) Hoàn thiện mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu sau khi có văn bản thẩm định của Trung tâm Lưu trữ lịch sử.

e) Mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu được lập thành 03 bản: Cơ quan, đơn vị giao nộp hồ sơ, tài liệu giữ 01 bản; Trung tâm Lưu trữ lịch sử giữ 02 bản và được lưu trữ vĩnh viễn tại cơ quan, tổ chức và Trung tâm Lưu trữ lịch sử.

[...]