Kế hoạch 379/KH-UBND năm 2024 nâng cao chỉ số dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Số hiệu 379/KH-UBND
Ngày ban hành 10/10/2024
Ngày có hiệu lực 10/10/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Thanh Bình
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 379/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 10 tháng 10 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

NÂNG CAO CHỈ SỐ DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 12/11/2021 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chương trình hành động số 120/CTr-UBND ngày 23/3/2022 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 12/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Thông báo số 434/TB-VPCP ngày 25/9/2024 của Văn phòng Chính phủ về kết luận Hội nghị chuyên đề về “Nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến” của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số. Nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trên địa bàn, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch nâng cao chỉ số dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Đảm bảo 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình; 100% dịch vụ công trực tuyến toàn trình được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; 100% kết quả giải quyết thủ tục hành chính được số hóa.

b) Nâng cao tỷ lệ người dân, doanh nghiệp, tổ chức nộp hồ sơ dịch vụ công

trực tuyến lên trên 65% năm 2025.

2. Yêu cầu

a) Nâng cao bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử tại Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày

23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử.

b) Xác định rõ nội dung từng nhóm công việc trong điểm, triển khai đồng bộ thống nhất trên địa bàn tỉnh.

c) Bảo đảm sự chỉ đạo, điều phối thống nhất, đồng bộ của Ban chỉ đạo Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tỉnh toàn diện các hoạt động trên các địa bàn. Đảm bảo nguồn lực tổ chức thực hiện.

d) Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, lấy nhiệm vụ nâng cao kỹ năng số cho xã hội là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt quá trình triển khai Kế hoạch.

II. NỘI DUNG

1. Thể chế, chính sách

a) Rà soát các Quy trình, quy định hướng đến sửa đổi, ban hành phù hợp với điều kiện thực tiễn. Chú trọng đến nâng cao hiệu quả của Kho dữ liệu số cho công dân, tổ chức.

b) Xây dựng và ban hành quy định khen thưởng, xử phạt trong phạm vi hoạt động dịch vụ hành chính công.

c) Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn kết quả các mô hình hoạt động, tham mưu trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành các Nghị quyết hỗ trợ liên quan đến miễn giảm về phí, lệ phí thực hiện TTHC khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến, rút ngắn thời gian giải quyết TTHC; Đội ngũ chuyên trách chuyển đổi số; Tổ Công nghệ số cộng đồng đối với dịch vụ công trực tuyến.

2. Công bố tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình

a) 100% thủ tục hành chính được thực hiện rà soát, đánh giá đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên Cổng Dịch vụ công quốc gia tuân thủ nghiêm túc các quy định trong Luật Giao dịch điện tử số 20/2023/QH15; Nghị định số 45/2020/NĐ- CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng; Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ- CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Nghị định số 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Chính phủ về quy định về định danh và xác thực điện tử; Thông tư số 01/2023/TT-VPCP ngày 05/4/2023 của Văn phòng Chính phủ quy định một số nội dung và biện pháp thi hành trong số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

b) Tổ chức công bố và thực hiện đồng bộ thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt là các thủ tục hành chính cấp Sở, ngành quy định thực hiện tại cấp huyện, cấp xã.

3. Quy trình số

a) Rà soát tổng thể tái cấu trúc lại quy trình giải quyết thủ tục hành chính trong cơ quan nhà nước theo hướng: Sử dụng quy trình số triệt để; Rút gọn bước thực hiện; Rút ngắn thời gian thực hiện; Không được qua tổ chức trung gian, không được phép sử dụng thông tin cá nhân. Văn bản điện tử đủ điều kiện quy định của pháp luật thay thế cho văn bản giấy.

b) Xây dựng hệ thống quy trình thống nhất áp dụng cho các thủ tục hành chính thuộc cấp huyện, cấp xã. Tuyệt đối không để tình trạng quy trình khác nhau cho các địa bàn khác nhau trên một nhóm thủ tục hành chính.

c) Chuẩn hóa các quy trình liên thông, đảm bảo sự thống nhất về mô hình,

phương thức tham gia và dữ liệu liên thông.

4. Dữ liệu số

[...]