Kế hoạch 371/KH-UBND năm 2023 thực hiện Nghị quyết 48/NQ-CP phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo dến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do tỉnh Tiền Giang ban hành

Số hiệu 371/KH-UBND
Ngày ban hành 31/07/2023
Ngày có hiệu lực 31/07/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tiền Giang
Người ký Phạm Văn Trọng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 371/KH-UBND

Tiền Giang, ngày 31 tháng 7 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 48/NQ-CP NGÀY 03/4/2023 CỦA CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC KHAI THÁC, SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Để triển khai thực hiện Nghị Quyết số 48/NQ-CP ngày 03/4/2023 của Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (sau đây gọi tắt là Nghị Quyết số 48/NQ-CP) và căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành kế hoạch triển khai thực hiện, với những nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nhằm tổ chức quán triệt sâu rộng, cụ thể hóa và triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 48/NQ-CP phù hợp với đặc điểm, tình hình của tỉnh. Trong đó phải coi tài nguyên, môi trường biển là nền tảng và là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tài nguyên, môi trường biển phải được khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững gắn với bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo dựa trên cơ sở kết quả điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, áp dụng khoa học công nghệ hiện đại, nguồn lực chất lượng cao và những tri thức tích lũy được từ cuộc sống của cộng đồng dân cư ven biển, đảm bảo phát triển kinh tế biển xanh.

- Tăng cường quyền lợi, trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức tham gia các hoạt động trên biển; trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, đặc biệt là vai trò của các cấp chính quyền địa phương, sự tham gia của doanh nghiệp, cộng đồng và người dân về bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định.

- Phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng cho từng cơ quan, đơn vị gắn với công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát nhằm phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của từng ngành, địa phương. Làm cơ sở để các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành chủ động triển khai các công việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

2. Yêu cầu

- Các cấp, các ngành, các địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, lĩnh vực được giao tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Nghị quyết số 48/NQ-CP của Chính phủ và Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-CP của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tập trung thống nhất của Ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc xác định những nội dung trọng tâm, trọng điểm, cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện tốt Nghị quyết số 48/NQ-CP.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

- Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo là nền tảng và là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước, phải được khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

- Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo dựa trên cơ sở kết quả điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, khoa học công nghệ hiện đại, nguồn lực chất lượng cao và những tri thức tích lũy được từ cuộc sống của cộng đồng dân cư ven biển, đảm bảo phát triển kinh tế biển xanh.

- Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo là quyền lợi, trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động trên biển và phải gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước, trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển.

2. Mục tiêu tổng quát

- Tài nguyên biển và hải đảo được khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả, công bằng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế.

- Đẩy nhanh tốc độ xây dựng phát triển tỉnh Tiền Giang trở thành tỉnh mạnh về biển; đạt các tiêu chí quốc gia về phát triển bền vững kinh tế biển; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa biển; hình thành văn hóa sinh thái biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển, xâm thực vùng ven biển; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển trên địa bàn tỉnh; ứng dụng thành tựu khoa học mới, tiên tiến, hiện đại trong phát triển bền vững kinh tế biển của tỉnh.

a) Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

- Tài nguyên biển và hải đảo được khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả để phát triển nhanh và bền vững các ngành kinh tế biển và khu vực ven biển, nhất là các lĩnh vực kinh tế biển chủ lực theo thứ tự ưu tiên: (1) Du lịch và dịch vụ biển; (2) Kinh tế hàng hải; (3) Khai thác các tài nguyên khoáng sản biển; (4) Nuôi trồng và khai thác hải sản; (5) Công nghiệp ven biển; (6) Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới; nâng cao đời sống và sinh kế cộng đồng.

- Về khoa học, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực biển: Tiếp cận, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ biển đạt trình độ tiên tiến, hiện đại. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển, đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ biển có năng lực, trình độ cao.

- Về môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng:

+ Đánh giá được tiềm năng, giá trị các tài nguyên biển quan trọng. Thiết lập cơ sở dữ liệu về biển, đảo, bảo đảm tính tích hợp, chia sẻ và cập nhật.

+ Ngăn ngừa, kiểm soát và giảm đáng kể ô nhiễm môi trường biển; ở các khu đô thị ven biển, 100% chất thải nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý; 100% khu công nghiệp và khu đô thị ven biển được quy hoạch, xây dựng theo hướng bền vững, sinh thái, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

+ Ứng phó hiệu quả với thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng dựa vào sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo cùng với năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, biến đổi khí hậu và tác động của nước biển dâng được tăng cường.

+ Quản lý và bảo vệ tốt các hệ sinh thái biển, ven biển và hải đảo; duy trì tỷ lệ che phủ rừng ven biển. Có biện pháp phòng, tránh, ngăn chặn, hạn chế tác động của triều cường, xâm nhập mặn, xói lở bờ biển.

- Tăng cường năng lực và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ quản lý tài nguyên, môi trường biển trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

[...]