Kế hoạch 131/KH-UBND năm 2024 thực hiện Nghị quyết 48/NQ-CP phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do tỉnh Quảng Nam ban hành

Số hiệu 131/KH-UBND
Ngày ban hành 08/01/2024
Ngày có hiệu lực 08/01/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Hồ Quang Bửu
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 131/KH-UBND

Quảng Nam, ngày 08 tháng 01 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 48/NQ-CP NGÀY 03/4/2023 CỦA CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC KHAI THÁC, SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 03/4/2023 của Chính phủ phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 48/NQ-CP); Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tổ chức quán triệt sâu rộng, cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, xác định nhiệm vụ, giải pháp và phân công nhiệm vụ cho các Sở, Ban, ngành, địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 48/NQ-CP phù hợp với đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Yêu cầu

Các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Nghị quyết số 48/NQ- CP và Kế hoạch của UBND tỉnh; xác định tài nguyên, môi trường biển và hải đảo là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế của tỉnh và phải được khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững; phát triển kinh tế biển cùng với bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, phát triển kinh tế biển xanh; khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển là quyền lợi, trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động khu vực ven biển, trên biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng biên giới biển của tỉnh.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát đến năm 2030

Tài nguyên biển và hải đảo trên địa bàn tỉnh được khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế; ngăn ngừa, kiểm soát, giảm thiểu đáng kể ô nhiễm môi trường biển, hải đảo; bảo vệ, duy trì và phục hồi đa dạng sinh học biển, ven biển và hải đảo; bảo tồn và phát huy di sản văn hóa biển; hạn chế thấp nhất có thể tác động của thiên tai và chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

a) Tài nguyên biển và hải đảo của tỉnh được khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả để phát triển nhanh và bền vững các ngành kinh tế biển và khu vực ven biển, nhất là các lĩnh vực kinh tế biển chủ lực theo thứ tự ưu tiên: (1) Công nghiệp ven biển; (2) Nuôi trồng và khai thác hải sản; (3) Kinh tế hàng hải (4) Du lịch và dịch vụ biển; (5) Khai thác, chế biến dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác; (6) Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới; nâng cao đời sống và sinh kế cộng đồng.

b) Ô nhiễm môi trường biển được kiểm soát, ngăn ngừa và giảm thiểu; các nguồn gây ô nhiễm từ đất liền và trên biển, các vấn đề về ô nhiễm môi trường biển, sự cố môi trường biển, ô nhiễm rác thải nhựa đại dương được quan trắc, kiểm soát và quản lý hiệu quả.

Phấn đấu đến năm 2030:

- 100% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các đô thị, rác thải nhựa tại các bãi biển, khu du lịch biển và khu bảo tồn biển và 85% tổng lượng chất thải nguy hại được thu gom, vận chuyển và xử lý đảm bảo theo quy định.

- 95% lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn vùng biển, đảo được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn môi trường.

- 100% khu kinh tế, khu công nghiệp và khu đô thị ven biển được quy hoạch, xây dựng theo hướng bền vững, sinh thái, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định về môi trường và sức tải môi trường biển, khả năng phục hồi, chống chịu của hệ sinh thái biển;

- 100% các khu bảo tồn biển, khu vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn được xác định và có biện pháp quản lý hiệu quả.

c) Ứng phó hiệu quả với thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng dựa vào sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo cùng với tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, biến đổi khí hậu và tác động của nước biển dâng.

d) Điều tra cơ bản biển và hải đảo đáp ứng yêu cầu của hoạt động khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học biển; phòng, chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng góp phần phát triển bền vững kinh tế biển.

3. Tầm nhìn đến năm 2050

Tài nguyên biển và hải đảo của tỉnh được khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả, đa dạng sinh học biển được bảo tồn, môi trường biển trong lành, hài hoà với thiên nhiên.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CỤ THỂ

1. Công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến thông tin và triển khai thực hiện Nghị quyết

- Tập trung quán triệt các nội dung của Nghị quyết số 48/NQ-CP và Kế hoạch của UBND tỉnh, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động ở tất cả các cấp, các ngành về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của chiến lược biển.

- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng Nghị quyết số 48/NQ-CP với nhiều hình thức, phương thức truyền thông đa dạng, phong phú, hấp dẫn và phù hợp với từng đối tượng, tạo nhận thức sâu sắc về cơ hội, thuận lợi, thách thức, cũng như tiềm năng, lợi thế của biển để tạo đột phá phát triển bền vững.

2. Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ