Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 35/KH-UBND về phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2021

Số hiệu 35/KH-UBND
Ngày ban hành 05/02/2021
Ngày có hiệu lực 05/02/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Hà Minh Hải
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 35/KH-UBND

Hà Nội, ngày 05 tháng 02 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2021

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2020

I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ

1. Đánh giá dựa trên các chỉ tiêu về hoạt động sản xuất, kinh doanh

1.1 Thợp tác (THT)

Tổng số THT trên địa bàn là 1.543 THT, trong đó có 1.049 THT nông nghiệp, 417 THT công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và 77 THT thuộc các lĩnh vực khác. Số thành viên THT là 4.629 thành viên.

Nhìn chung, mô hình THT đã thể hiện được bản chất của kinh tế tập thể (KTTT), là mô hình phù hợp với thực tế trong việc hỗ trợ kinh tế hộ gia đình phát triển, đặc biệt là khu vực nông thôn, ngoại thành Hà Nội; đã đáp ứng và khắc phục được một số mặt hạn chế của kinh tế hộ như: thiếu vốn, thiếu công cụ, kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất, sức cạnh tranh thấp. Doanh thu bình quân của THT đạt 220 triệu đồng/năm; lãi bình quân 01 THT đem lại giá trị khoảng 35 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân của các thành viên, lao động của THT trung bình từ 3 đến 5 triệu đồng/người/tháng, góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo và nâng cao đời sống cho các hộ thành viên và nhân dân.

1.2. Hợp tác xã (HTX)

Tổng số HTX và quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn là 2.164 (gọi chung là HTX), tăng 80 HTX so với năm 2019, đạt và vượt kế hoạch năm 2020; trong đó: Số HTX đang hoạt động 1.802 HTX; số HTX thành lập mới trong năm 2020 là 100 HTX, HTX giải thể là 20 HTX. Đa số các HTX đã tiến hành chuyển đổi, đăng ký lại theo Luật HTX năm 2012; chưa có HTX nào chuyển sang loại hình kinh tế khác.

- Doanh thu bình quân của HTX là 2.750 triệu đồng/năm (tăng 10,2% so với năm 2019); lãi bình quân của 1 HTX đạt 190 triệu đồng/năm (tăng 6,7% so với năm 2019); thu nhập bình quân của thành viên, lao động HTX là 50 triệu đồng/người/năm (tăng 4,2% so với năm 2019).

- Số HTX hoạt động hiệu quả là 1.175 HTX, chiếm 65,2% tổng sHTX đang hoạt động. Các HTX này thường xuyên được củng cố về tổ chức, hoạt động, giá trị sản phm ngày càng nâng lên nhờ ứng dụng công nghệ cao, sản xut theo tiêu chun hữu cơ, Vietgap, áp dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Dịch vụ của HTX cung cấp cho hộ thành viên HTX có hỗ trợ về giá so với giá cả thị trường, chi phí sản xuất của thành viên giảm so với các hộ thành viên, việc tiêu thụ sản phẩm của HTX luôn có ưu tiên cho hộ thành viên HTX, nhờ vậy, thu nhập của hộ thành viên HTX cao hơn so với các hộ không phải thành viên.

- Tổng số thành viên của HTX là 598.500 thành viên (tăng 32.120 thành viên so với năm 2019). Tng số lao động làm việc thường xuyên trong HTX là 45.500 người, trong đó số lao động là thành viên HTX là 44.875 người.

- Tổng số cán bộ quản lý HTX là 6.603 người, trong đó: số cán bộ đạt trình độ cao đng, đại học trở lên là 2.141 người (chiếm 32,4%), đạt trình độ sơ cấp, trung cấp là 4.462 (chiếm 67,6%).

1.3. Liên hiệp HTX (LHHTX)

Tổng số LHHTX trên địa bàn Thành phố là 17 LHHTX (tăng 03 LHHTX so với năm 2019), trong đó có 10 LHHTX đang hoạt động và 07 LHHTX ngừng hoạt động. Năm 2020 có 04 LHHTX thành lập mới (02 LHHTX lĩnh vực nông nghiệp; 02 LHHTX lĩnh vực thương mại - dịch vụ) và 01 LHHTX giải thể.

LHHTX đang hoạt động chủ yếu là các HTX thành lập từ năm 2016 trở lại đây. Các LHHTX này đã từng bước tổ chức liên kết, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo cơ hội cho nhiều đơn vị thành viên phát triển. Một số LHHTX đã có kết quả hoạt động tốt, cung cấp sản phẩm rộng rãi cho toàn Thành phvà các tỉnh lân cận.

(Chi tiết tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2 đính kèm)

2. Tình hình phát triển KTTT theo ngành, lĩnh vực

2.1. Lĩnh vực nông nghiệp

Thành phố có 1.262 HTX nông nghiệp và 7 LH HTX nông nghiệp. Hoạt động kinh doanh dịch vụ của các tchức KTTT thuộc lĩnh vực nông nghiệp cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất của các hộ thành viên; đã đưa cơ giới hóa, giống cây trồng, vật nuôi năng suất, chất lượng, giá trị cao vào sản xuất. Các HTX nông nghiệp đã tổ chức trên 10 khâu dịch vụ, hầu hết các khâu dịch vụ phục vụ sản xuất đều được các hộ thành viên sử dụng; một số hộ đã mở rộng nhiều dịch vụ có lãi và thực hiện miễn các khoản dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp cho thành viên. Nhiều HTX đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, hệ thống chuồng trại tiên tiến đnâng cao năng suất, chất lượng sản phm, từng bước mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập cho HTX; tham gia, xây dựng chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất, chế biến, lưu thông và phân phối, bước đầu có hiệu quả. Đến nay toàn Thành phố có 141 HTX tham gia liên kết chuỗi giá trị, đảm bảo cho nông sản có thị trường tiêu thụ ổn định; nhiều HTX áp dụng các tiêu chun sản xuất Vietgap, hữu cơ, đã đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu tập thnhư: gạo chất lượng cao T10 của HTX Đại Thắng - huyện Phú Xuyên, gạo nếp cái hoa vàng của HTX Liên Hà - huyện Đông Anh, khoai lang Hoàng Long của HTX Đồng Thái - huyện Ba Vì, ...

Do sản xuất nông nghiệp với quy mô nhỏ, giá cả các sản phẩm đầu ra không ổn định, ảnh hưởng của thiên tai dịch bệnh, một số thành viên bỏ ruộng để chuyển sang làm dịch vụ khác ngày càng nhiều nên hiệu quả hoạt động của HTX đến kinh tế của các thành viên không cao, số HTX hạn chế trong việc mở rộng liên kết với các tổ chức cá nhân để đầu tư sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, hàng hóa còn nhiều. Thu nhập của thành viên, người lao động làm việc thường xuyên trong khu vực nông nghiệp (không kthu nhập của riêng các hộ) còn thấp, bình quân 2,5 triệu đồng/người/tháng, sản xuất nông nghiệp chuyên ngành có thu nhập cao hơn, từ 3 - 5 triệu đồng/người/tháng.

2.2. Lĩnh vực công nghiệp - tiu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ

- Lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN): Có 293 HTX CN-TTCN và 01 LH HTX CN-TTCN. Các đơn vị nay tập trung chủ yếu ở khu vực nội thành; quy mô tổ chức sản xuất đa số nhỏ (khoảng 24 lao động/đơn vị); sản xuất nhiều sản phm đa dạng, phong phú, đáp ứng một phần nhu cầu thiết yếu đối với sản phẩm hàng hóa cho thị trường Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Kỹ thuật, công nghệ trong các HTX CN-TTCN phổ biến là thủ công truyền thống và bán tự động; khoảng 10% HTX sử dụng công nghệ hiện đại, trong đó một số HTX đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, mạnh dạn đầu tư công nghệ vào sản xuất. Nhìn chung, HTX hoạt động trong lĩnh vực này còn gặp nhiều khó khăn như: mặt bằng chật hẹp, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc chưa ký được hợp đồng thuê đất lâu dài; trình độ lao động thủ công vẫn là phổ biến; thiếu vốn phát triển sản xuất kinh doanh,...

- Lĩnh vực thương mại - dịch vụ: Có 253 HTX thương mại - dịch vụ và 04 LH HTX thương mại - dịch vụ. Các đơn vị thuộc lĩnh vực thương mại - dịch vụ chủ yếu kinh doanh nước sạch, điện dân sinh, dịch vụ nhà ở, bãi đỗ xe, đầu tư xây dựng và quản lý kinh doanh khai thác chợ, dịch vụ vui chơi giải trí. Một sđơn vị mở rộng hợp tác, liên kết trong kinh doanh, phát triển thị trường, đã có kết nối giữa HTX với doanh nghiệp, HTX với HTX để tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, góp phần tích cực trong thực hiện chủ trương “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

2.3. Lĩnh vực xây dựng

Trên địa bàn Thành phố có 23 HTX xây dựng và 02 LH HTX xây dựng. Nhìn chung các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này gặp nhiều khó khăn, quy mô vốn nhỏ, năng lực về tài chính, nhân lực, máy móc thiết bị, phương tiện thi công chưa đầy đủ và chịu tác động, ảnh hưởng theo những đặc thù của ngành xây dựng nên khó trúng thầu các công trình lớn hoặc hiệu quả đầu tư thấp, chủ yếu nhận thầu các công trình dân dụng. Tuy nhiên một số đơn vị đã duy trì hoạt động, tạo việc làm thường xuyên cho thành viên, người lao động với mức thu nhập cao.

[...]