Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 204/KH-UBND năm 2020 về phát triển kinh tế tập thể tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 204/KH-UBND
Ngày ban hành 18/11/2020
Ngày có hiệu lực 18/11/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Bùi Văn Khắng
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 204/KH-UBND

Quảng Ninh, ngày 18 tháng 11 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Căn cứ Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 17/3/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về đẩy mạnh thực hiện Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/3/2013 của bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 4476/BKHĐT-HTX ngày 14/7/2020 về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2021. y ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2021-2025 với các nội dung cụ thể sau:

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KTTT, HTX GIAI ĐOẠN 2016-2020

1. Tình hình chung

Từ năm 2016 đến nay, khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã tỉnh Quảng Ninh có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, cơ bản khắc phục được tình trạng yếu kém kéo dài; đã xuất hiện thêm nhiều loại hình, mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã hoạt động hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho các thành viên, góp phần xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, từng bước khẳng định vị trí, vai trò nền tảng của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã trong nền kinh tế của tỉnh. Nhận thức trong hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã được nâng lên. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách được quan tâm xây dựng, hoàn thiện. Tổ chức bộ máy và công tác quản lý nhà nước từng bước được củng cố.

Bên cạnh các kết quả đạt được, khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã vẫn còn hạn chế: Tốc độ tăng trưởng còn thấp so với các khu vực kinh tế khác, tỷ lệ đóng góp vào GRDP chưa đáp ứng yêu cầu; phần lớn tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã có quy mô nhỏ, phát triển không đồng đều giữa các địa phương, giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp, số lượng hợp tác xã tuy tăng, nhưng số lượng thành viên có xu hướng giảm; việc thực hiện chuyển đổi hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2012 còn nhiều vướng mắc; sự liên kết, hợp tác giữa các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã với nhau và với các loại hình kinh tế khác còn yếu.

1.1. Tổ hợp tác (THT)

Ước đến 31/12/2020, toàn tỉnh có 200 THT, tăng 4,9% so với năm 2016[1] trong đó có 190 THT có chứng thực, trong đó có 110 THT hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, 04 THT hoạt động dịch vụ tổng hợp, 43 THT hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và lĩnh vực khác.

Bình quân 1 THT có 3 thành viên, ước đến 31/12/2020 có 580 thành viên tham gia, tăng 47,5% so với năm 2016[2].

Về doanh thu và thu nhập: Đối với THT, doanh thu bình quân 1 THT ước đạt 270 triệu đồng/năm, tăng 39,5% so với năm 2016, thu nhập trung bình của 1 lao động THT đạt 3,3 triệu đồng/người/tháng.

Các THT có quy mô nhỏ, công tác tổ chức quản lý và điều hành còn giản đơn, bó hẹp trong phạm vi nht định, trình độ cán bộ quản lý chưa cao, chủ yếu quản lý điều hành bng kinh nghiệm nhưng hợp tác trong các thành viên linh hoạt, gọn nhẹ. Hoạt động của các THT đã có nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống, giúp các hộ thành viên một phần về nhu cầu vốn và kỹ thuật. Tuy nhiên, còn một số THT không có thỏa thuận hợp tác, không có chứng thực của chính quyền địa phương, năng lực quản lý, điều hành của cán bộ quản lý THT còn hạn chế.

Nhìn chung, THT hoạt động trên nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nhưng do số lượng thành viên ít (bình quân 03 người/THT), thường tập trung thành viên trong hộ (hoặc nhóm hộ) nên việc giải quyết các vn đ nảy sinh trong quá trình sản xut, kinh doanh cũng như việc phân chia lợi nhuận, kết quả sản xut din ra chủ động và thuận lợi hơn so với HTX.

1.2. Hợp tác xã

Ước đến 31/12/2020, toàn tỉnh có 594 HTX, tăng 51,5% so với năm 2016([3]) trong đó số HTX hoạt động lĩnh vực nông nghiệp là 381 HTX, chiếm 64,1%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 34 HTX, chiếm 5,7%; Xây dựng 13 HTX chiếm 2,1%; Giao thông vận tải 44 HTX, chiếm 7,4%; Vệ sinh môi trường 08 HTX, chiếm 1,3%; Thương mại, dịch vụ 90 HTX, chiếm 15,1%; lĩnh vực khác 24 HTX, chiếm 4%.

- Về chuyển đổi và đăng ký hoạt động HTX: Thực hiện theo Nghị định số 16/NĐ-CP ngày 21/2/1997 về chuyển đổi và đăng ký hoạt động kinh doanh HTX theo Luật HTX năm 2003, đến năm 2008, toàn tỉnh đã chuyển đổi được 124/144 HTX DVNN theo Luật; Đến thời điểm Luật Hợp tác xã 2012 có hiệu lực, toàn tỉnh có 162 HTX thành lập trước 01/7/2013 cần thực hiện chuyển đổi, đăng ký lại (82 HTX có kế hoạch chuyển đổi, đăng ký lại theo Luật; 80 HTX hoạt động yếu kém và ngừng hot đng cần giải thể). Năm 2017 tỉnh đã thực hiện chuyển đổi các HTX hoạt động theo Luật HTX 2012 là 79/80 HTX đạt 98,8% kế hoạch.

Giai đoạn 2016-2020 có 252 HTX thành lập mới, 125 HTX giải thể. Tỉnh Quảng Ninh luôn duy trì trong nhóm các tỉnh có số HTX thành lập mới cao nhất toàn quốc.

Số thành viên của HTX ước đến 31/12/2020 là 55.000 người, giảm 12,8% so với năm 2016.

Đóng góp của khu vực KTTT, HTX vào GRDP ước tại thời điểm 31/12/2020 là 1,2% giảm 0,14% so với thời điểm 31/12/2016.

Tổng số vốn hoạt động là 918.000 triệu đồng, giá trị tài sản của HTX là 1.500 tỷ đồng, tăng 45% so với năm 2016; doanh thu bình quân một HTX là 600 triệu đồng; tăng 19,7% so với năm 2016, lãi bình quân một HTX là 290 triệu đồng, giảm 3,3% so với năm 2016; thu nhập bình quân lao động thường xuyên của HTX là 69 triệu đồng, tăng 149,2 % so với năm 2016.

Số lượng cán bộ quản lý HTX ước đến 31/12/2020 là 5.270 người, trong đó số lượng cán bộ quản lý đạt trình độ sơ, trung cấp là 3.980 người; số lượng cán bộ quản lý đạt trình độ cao đẳng, đại học trở lên là 1.290 người; số cán bộ có trình độ sau đại học là 0; số cán bộ HTX được hỗ trợ bảo hiểm xã hội là 300; tỷ lệ cán bộ đã qua đào tạo nghề chiếm 1/4 so với tổng số lao động.

Trong bối cảnh kinh tế tập thể vẫn phát triển với quy mô nhỏ, đa phần sản xuất theo kiểu truyền thống thì sự liên kết lại càng cần thiết, nhất là liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng thương hiệu hàng hóa. Quảng Ninh đã có một số HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa[4].

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế đối với HTX hiện nay, cụ thể: Nhiều HTX vẫn ở trong tình trạng khó khăn, yếu kém kéo dài, năng lực nội tại của các HTX còn yếu, cơ sở vật chất nghèo nàn, trình độ công nghệ lạc hậu; năng lực, trình độ cán bộ quản lý trong khu vực HTX còn hạn chế, không đáp ứng được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay; Một số HTX thực hiện đăng ký lại còn hình thức, phương thức hoạt động không thay đổi, chưa đáp ứng được các quy định của Luật HTX năm 2012; Sự liên kết, hợp tác giữa các HTX chưa chặt chẽ, hiệu quả thấp, vai trò của liên hiệp hợp tác xã chưa được phát huy; Công tác kế toán, tài chính của HTX chưa được thực hiện nghiêm túc, bài bản, do đó chế độ báo cáo của HTX chưa thường xuyên, việc xây dựng báo cáo tài chính, phương án sản xuất kinh doanh còn hạn chế.

1.3. Liên hiệp HTX

Toàn tỉnh hiện có 03 Liên hiệp HTX (02 Liên hiệp thành lập năm 2019, 01 Liên hiệp HTX thành lập tháng 1/2020). Trong đó có 02 LHHTX nông nghiệp, tổng hợp và 01 LHHTX phi nông nghiệp, tổng vốn đăng ký là 66,1 tỷ đồng. Năm 2016, toàn tỉnh chưa có Liên hiệp HTX nào. Dù mới đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng LHHTX đã chứng minh tính hiệu quả, vai trò dẫn dắt KTTT, HTX phát triển theo hướng liên kết bền vững. Mỗi Liên hiệp Hợp tác xã thu hút hàng chục lao động làm việc thường xuyên.

2. Thực trạng phát triển KTTT theo ngành, lĩnh vực

[...]