Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 33/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) do tỉnh Hòa Bình ban hành

Số hiệu 33/KH-UBND
Ngày ban hành 28/02/2019
Ngày có hiệu lực 28/02/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hòa Bình
Người ký Bùi Văn Khánh
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 33/KH-UBND

Hòa Bình, ngày 28 tháng 02 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP)

Căn cứ Nghị quyết số 72/2018/QH14 ngày 12/11/2018 của Quốc hội về việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và các văn kiện có liên quan;

Căn cứ Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 24/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ, đồng bộ, có hiệu quả Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP) và Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ thực hiện Hiệp định CPTPP được phê duyệt tại Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 24/01/2019.

- Nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, tổ chức, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh hiểu về tầm quan trọng và sự tác động của Hiệp định CPTPP đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, khai thác hiệu quả Hiệp định CPTPP và các hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực, đồng thời tích cực chuẩn bị cho việc thực thi hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới sắp có hiệu lực trong thời gian tới.

2. Yêu cầu

- Công tác triển khai thực hiện Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 24/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP phải có sự phối hợp chặt chẽ thường xuyên giữa các sở, ban, ngành, huyện, thành phố; giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và người dân.

- Thực hiện hiệu quả việc phổ biến thông tin chính sách và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc triển khai Hiệp định CPTPP và các Hiệp định FTA. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tận dụng tốt các cơ hội về mở rộng thị trường khi triển khai hiệp định.

II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định CPTPP và thị trường của các nước tham gia Hiệp định CPTPP

- Tăng cường triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định CPTPP và thị trường của các nước tham gia Hiệp định CPTPP cho các đối tượng có liên quan như: cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị, trong đó chú trọng đến các đối tượng có thể chịu tác động như nông dân, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh, cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ.

- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến thông tin như: Tổ chức các hội nghị, hội thảo, lớp tập huấn, xuất bản các ấn phẩm, đăng tải thông tin trên các phương tiện thông tin truyền thông, báo viết, trên tạp chí, website của đơn vị quản lý. Nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về nội dung cam kết cũng như các công việc cần triển khai để thực thi hiệu quả Hiệp định CPTPP.

- Tổ chức tập huấn cho các cán bộ, công chức thuộc cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh về một số lĩnh vực như: đầu tư, tài chính, dịch vụ, sở hữu trí tuệ, nông nghiệp, lao động, môi trường... về các cam kết cụ thể có liên quan trong Hiệp định CPTPP để bảo đảm hiểu rõ, hiểu đúng, từ đó giúp việc triển khai và thực thi Hiệp định được đầy đủ và hiệu quả.

- Tuyên truyền sâu rộng và nâng cao nhận thức về các cơ hội và thách thức của Hiệp định CPTPP, trong đó có việc cam kết thực hiện các thỏa thuận kinh tế, hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và các công ước mà Việt Nam đã tham gia, phê chuẩn. Thực hiện có hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là đối với các sản phẩm chủ lực có lợi thế của tỉnh Hòa Bình.

- Đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, phối hợp thu thập, cung cấp kịp thời thông tin về thị trường xuất khẩu, thị trường trong nước của các cơ quan nhà nước có chức năng cung cấp thông tin về thương mại - đầu tư để các doanh nghiệp trên địa bàn có thể kịp thời nắm bắt các thông tin, yêu cầu về kỹ thuật, quy định về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa của các nước đối tác CPTPP nói riêng và các đối tác nói chung, cũng như dự báo được nhu cầu của thị trường trong nước và ứng phó với sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu.

2. Hoàn thiện thể chế chính sách

- Rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh liên quan đến lĩnh vực đầu tư, tài chính, thương mại, lao động, khoa học - công nghệ... Kịp thời đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những văn bản, nội dung không phù hợp với các quy định của Hiệp định CPTPP.

- Thường xuyên theo dõi, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành trên hệ thống cơ sở dữ liệu Quốc gia về văn bản pháp luật. Đăng tải công khai, chính xác nội dung các văn bản, nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các đơn vị, tổ chức và cá nhân trong quá trình tìm hiểu và áp dụng vào hoạt động điều hành, sản xuất, kinh doanh của đơn vị.

- Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nhất là các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, xuất nhập khẩu, thuế; giám sát chặt chẽ việc thực hiện thủ tục hành chính; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý điều hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư, kinh doanh tại tỉnh Hòa Bình.

- Nâng cao nhận thức và năng lực pháp lý, đặc biệt là luật pháp quốc tế, các điều ước về thương mại quốc tế, trước hết là cho cán bộ chủ chốt các ngành và chính quyền các cấp, doanh nghiệp, cán bộ làm công tác tố tụng, đội ngũ luật sư và những người trực tiếp làm công tác hội nhập kinh tế quốc tế.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh và các Ban chỉ đạo liên ngành thuộc các lĩnh vực trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng hiện nay. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho bộ phận, cá nhân phụ trách việc thực thi Hiệp định CPTPP tại các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố để nâng cao chất lượng công tác phối hợp đảm bảo việc thực thi Hiệp định được hiệu quả và đầy đủ.

3. Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và phát triển nguồn nhân lực

- Tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) theo Quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 02/01/2019 của UBND tỉnh. Đồng thời nâng cao các chỉ số chất lượng quản trị và dịch vụ hành chính công (PAPI) để đảm bảo môi trường đầu tư, kinh doanh thực sự thông thoáng, minh bạch, bình đẳng, hấp dẫn và thuận lợi cho các thành phần kinh tế; tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh đảm bảo phù hợp với lộ trình cam kết của Hiệp định CPTPP.

[...]