Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 66/KH-UBND 2019 thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trên địa bàn thành phố Hà Nội

Số hiệu 66/KH-UBND
Ngày ban hành 14/03/2019
Ngày có hiệu lực 14/03/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Doãn Toản
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 66/KH-UBND

Hà Nội, ngày 14 tháng 03 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP) TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

I. MỤC TIÊU

1. Thực hiện Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 24/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2. Phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cho các Sở, ngành, đơn vị liên quan để triển khai thực hiện đầy đủ và hiệu quả Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

II. NHỮNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định CPTPP và thị trường của các nước tham gia Hiệp định CPTPP

Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến Hiệp định CPTPP cho cán bộ, công chức và doanh nghiệp, người dân trên các phương tiện truyền thông như Báo, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, trang thông tin điện tử của các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về nội dung cam kết cũng như các công việc cần triển khai để thực thi hiệu quả Hiệp định CPTPP.

Chú trọng tập huấn cho các cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp về các nội dung: Đặc điểm thị trường các nước trong CPTPP; cơ hội và thách thức khi thực hiện Hiệp định CPTPP; đầu tư, dịch vụ, hải quan, phòng vệ thương mại, sở hữu trí tuệ; nông, lâm, ngư nghiệp; lao động, môi trường và các cam kết cụ thể khác trong Hiệp định CPTPP, bảo đảm hiểu rõ, hiểu đúng, từ đó giúp việc thực thi Hiệp định được đầy đủ và hiệu quả.

y dựng các tài liệu tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế, thông tin thị trường (cẩm nang doanh nghiệp đối với một số nhóm ngành, hàng, lĩnh vực liên quan đến thông tin thị trường hoặc các cam kết trong Hiệp định CPTPP).

2. Công tác xây dựng pháp luật

- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và hiệu quả các cam kết và nghĩa vụ của Việt Nam khi tham gia Hiệp định CPTPP.

- Tổ chức áp dụng trực tiếp các cam kết rõ ràng, chi tiết được quy định trong Phụ lục 2 của Nghị quyết số 72/2018/QH14 ngày 12/11/2018 của Quốc hội về việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP và các văn kiện có liên quan.

- Tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để chủ động thực hiện hoặc kiến nghị các cơ quan Trung ương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo phù hợp với Hiệp định CPTPP.

- Thực hiện chế độ tham vấn, lấy ý kiến các cá nhân, tổ chức liên quan trong quá trình xây dựng cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật.

3. Nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực

- Ban hành, triển khai các chương trình, cơ chế, chính sách nâng cao năng lực cnh tranh cho các ngành hàng, nhóm hàng, doanh nghiệp, chú trọng phát triển các doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ thông qua các chính sách, chương trình hỗ trợ về vốn, đào tạo, tiếp cận thông tin, công nghệ và thị trường; ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia cụm liên kết ngành, tạo chuỗi giá trị bền vững cho các sản phẩm trọng điểm của thành phố.

- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật (tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật vệ sinh an toàn thực phẩm, xuất xứ, bảo vệ môi trường...) phù hợp với các cam kết quốc tế để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, sản phẩm Việt Nam và bảo vệ người tiêu dùng.

- Tăng cường thông tin đến doanh nghiệp về các nội dung liên quan đến lĩnh vực phòng vệ thương mại nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu về nguy cơ bị áp dụng các biện pháp cũng như chủ động xây dựng các biện pháp phù hợp với các quy định và cam kết quốc tế để bảo vệ sản xuất trong nước, ngăn chặn các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp Việt Nam.

- Tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, triển khai biện pháp cải thiện, nâng cao năng suất lao động tại doanh nghiệp và các ngành sản xuất.

- Tăng cường các biện pháp, cơ chế khuyến khích, định hướng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kết nối với doanh nghiệp nội địa, góp phần vào việc hình thành và phát triển chuỗi cung ứng.

- Đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo mô hình sản xuất tiên tiến, ứng dụng khoa học - công nghệ, an toàn, thân thiện với môi trường.

- Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là trong các ngành kỹ thuật - công nghệ, luật, tài chính...

- Đẩy mạnh việc dạy nghề và gắn kết đào tạo với doanh nghiệp; và ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất kinh doanh.

4. Chủ trương và chính sách đối với tổ chức công đoàn và các tổ chức của người lao động tại cơ sở doanh nghiệp

- Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách về các quan hệ lao động, tiêu chuẩn lao động phù hợp với các tiêu chuẩn, cam kết, công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

- Phối hợp với Liên đoàn Lao động Thành phố và các tổ chức công đoàn để đề xuất các chính sách, biện pháp cụ thể nhằm củng cố, nâng cao vị thế và hiệu quả hoạt động của các tổ chức công đoàn trên địa bàn Thành phố.

- Tăng cường quản lý có hiệu quả hoạt động tại các tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ổn định, phát triển để các tổ chức công đoàn và tổ chức của người lao động hoạt động thuận lợi, lành mạnh theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với các nguyên tắc của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), hoạt động không vì mục đích chính trị, đồng thời giữ vững ổn định chính trị-xã hội.

[...]