Kế hoạch 65/KH-UBND năm 2019 thực hiện Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Số hiệu 65/KH-UBND
Ngày ban hành 28/02/2019
Ngày có hiệu lực 28/02/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Nguyễn Văn Sơn
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 65/KH-UBND

Hà Giang, ngày 28 tháng 02 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG

Thực hiện Quyết định số 121/QĐ-TTg, ngày 24/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). UBND tỉnh Hà Giang xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trên địa bàn tỉnh Hà Giang như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cho các sở, ban, ngành và các cấp, các tổ chức liên quan quyết định biện pháp chỉ đạo, điều hành và các biện pháp khác nhằm triển khai thực hiện đầy đủ và có hiệu quả đối với Kế hoạch triển khai thực hiện Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

2. Yêu cầu

Các sở, ban, ngành, các cấp, các tổ chức liên quan tăng cường lãnh chỉ đạo, điều hành và cụ thể hóa thành các nhiệm vụ cụ thể gắn với nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao.

II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

Để đạt được mục tiêu triển khai thực hiện một cách đầy đủ và hiệu quả đối với Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang yêu cầu các cơ quan đơn vị trong thời gian tới, bên cnh các nhiệm vụ thường xuyên cần cụ thể hóa và tổ chức triển khai các nhiệm vụ cơ bản sau:

1. Công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định CPTPP và thị trường của các nước tham gia Hiệp định CPTPP

- Tăng cường phổ biến về Hiệp định CPTPP cho quần chúng nhân dân, đặc biệt là các đối tượng có thể chịu tác động như nông dân, hợp tác xã, hiệp hội ngành nghề, cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ thông qua các phương tiện truyền thông, trang thông tin điện tử, các lớp tập huấn, hội thảo nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về nội dung cam kết cũng như các công việc cần triển khai để thực thi hiệu quả Hiệp định CPTPP.

- Phối hợp bố trí cán bộ thuộc cơ quan đơn vị quản lý tham gia các hội nghị tập huấn về các cam kết cụ thể có liên quan trong Hiệp định CPTPP, đảm bảo hiểu rõ, hiểu đúng, từ đó giúp việc thực thi Hiệp định được đy đủ và hiệu quả.

- Bố trí cán bộ đầu mối thông tin về Hiệp định CPTPP nói riêng và các hiệp định thương mại tự do (FTA) nói chung tại cơ quan đơn vị để tiếp nhận các thông tin từ cơ quan trung ương cung cấp, hướng dẫn về các nội dung cam kết và các vấn đề có liên quan đến Hiệp định CPTPP và các FTA mà Việt Nam tham gia.

- Cng cố mạng lưới, tăng cường năng lực và đẩy mạnh công tác cung cấp thông tin, dự báo về các thị trường xuất nhập khẩu, thị trường trong nước của các cơ quan có chức năng cung cấp thông tin về thương mại - đầu tư để các doanh nghiệp Việt Nam có thể kịp thời nắm bắt các thông tin, yêu cầu kỹ thuật, quy định về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa của các nước đối tác CPTPP nói riêng và các đối tác nói chung, cũng như dự báo được nhu cầu của thị trường trong nước và ứng phó với sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu.

2. Công tác xây dựng pháp luật, thể chế

- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và hiệu quả các cam kết và nghĩa vụ khác của Việt Nam khi tham gia Hiệp định CPTPP.

- Thực hiện các cam kết đã đủ rõ, đủ chi tiết được quy định trong Phụ lục 2 của Nghị quyết số 72/2018/QH14 ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội về việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP và các văn kiện có liên quan.

- Thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để chủ động thực hiện hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo phù hợp với Hiệp định CPTPP.

3. Nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực

- Phối hợp xây dựng và triển khai các chương trình hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành hàng, doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, nông dân, phù hợp với cam kết quốc tế; đồng thời, chuẩn bị những giải pháp ứng phó, hỗ trợ đối với những ngành hàng, mặt hàng chịu tác động lớn, trực tiếp từ biến động thị trường quốc tế. Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

- Đẩy mạnh việc dạy nghề và gắn kết đào tạo với doanh nghiệp và ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất kinh doanh.

- Xây dựng và hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật (quy chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, xuất xứ, bảo vệ môi trường...) phù hợp với các cam kết quốc tế để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, sản phẩm Việt Nam và bảo vệ người tiêu dùng.

- Tăng cường cung cấp thông tin trong lĩnh vực phòng vệ thương mại nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu về nguy cơ bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

- Tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, triển khai biện pháp cải thiện, nâng cao năng suất lao động tại doanh nghiệp và các ngành sản xuất.

- Tăng cường các biện pháp, cơ chế khuyến khích, định hướng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kết nối với doanh nghiệp nội địa, góp phần vào việc hình thành và phát triển chuỗi cung ứng.

- Phối hợp đánh giá định lượng những tác động của Hiệp định CPTPP đối với các ngành sản xuất, cung cấp dịch vụ để từ đó đề xuất các biện pháp cụ thể trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành này.

4. Chủ trương và chính sách đối với tổ chức công đoàn và các tổ chức của người lao động tại cơ sở doanh nghiệp

[...]