Kế hoạch 3153/KH-UBND năm 2019 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Điện Biên năm 2020

Số hiệu 3153/KH-UBND
Ngày ban hành 28/10/2019
Ngày có hiệu lực 28/10/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Điện Biên
Người ký Lê Văn Quý
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3153/KH-UBND

Điện Biên, ngày 28 tháng 10 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH ĐIỆN BIÊN NĂM 2020

I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NĂM 2019

1. Ứng dụng CNTT để công bố, công khai thông tin, kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Cổng thông tin điện tử của tỉnh đã phát huy hiệu quả cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ Quy định vviệc cung cp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước. 100% cơ quan Nhà nước đã có cổng/trang thông tin điện tử, cơ bản đáp ứng yêu cầu. Trên trang/cng thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước các dịch vụ công trực tuyến đã được cung cấp đầy đủ ở mức độ 1, 2.

2. Cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Thực hiện triển khai đầu tư Hệ thống cung cấp Dịch vụ hành chính công trực tuyến của tỉnh (theo hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin) cho 19 Sở, ban, ngành tỉnh; 10 huyện, thị xã, thành phố và 130 xã, phường thị trấn trên toàn tỉnh. Đến nay hệ thống đã được đưa vào vận hành chính thức theo địa chỉ https://dichvucong.dienbien.gov.vn. trong đó, đã cung cấp 1.785 dịch vụ công mức độ 2, 243 dịch vụ công mức độ 3 và 88 dịch vụ công mức độ 4 theo quy định, đáp ứng bộ tiêu chí kỹ thuật của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Việc triển khai thực hiện đầu tư Hệ thống cung cấp Dịch vụ hành chính công trực tuyến (Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh Điện Biên) đã góp phần cải cách thtục hành chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan Nhà nước theo hướng công khai, minh bạch, đảm bảo phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.

3. Ứng dụng CNTT tại Bộ phận một cửa trong việc tiếp nhận, giải quyết TTHC

Hệ thống một cửa theo hướng hiện đại đã được đầu tư xây dựng, đến nay có 13 cơ quan đã triển khai là: Văn phòng UBND tnh, Sở Nội vụ, Sở Y tế, 10/10 Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (đạt tỷ lệ 44,8%).

Hệ thống phần mềm một cửa điện tử thống nhất, tập trung toàn tỉnh đã được triển khai đến 100% cơ quan nhà nước các cấp (tỉnh, huyện, xã).

4. Ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ

Việc trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan Nhà nước đã được chú trọng thực hiện, 100% cơ quan nhà nước các cấp đã kết nối hệ thống quản lý văn bản và điu hành và liên thông vào Trục văn bản Quc gia. Tuy nhiên, do Hệ thống chứng thực điện tử và ứng dụng chữ ký số mới được triển khai áp dụng ở một số cơ quan, đơn vị lên tỷ lệ các văn bản, tài liệu trao đổi giữa các cơ quan hoàn toàn dưới dạng điện tử có ký số còn thấp, Văn bản vẫn phải gửi đồng thời qua cả 2 đường: văn bản điện tử, văn bản giấy qua văn thư.

100% cơ quan hành chính cấp tỉnh và huyện được triển khai áp dụng Hệ thống kiểm soát công tác chỉ đạo và điều hành (phần mềm nhắc việc) phục vụ tốt công tác theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ do UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao cho các cơ quan, đơn vị thực hiện, hạn chế tình trạng chậm trễ, bỏ sót công việc.

5. Kết quả triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu

Đã xây dựng và triển khai phần mềm Quản lý thông tin kinh tế xã hội tỉnh Điện Biên cho các Sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố. Phần mềm quản lý, cung cấp các thông tin, kinh tế xã hội của tỉnh phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý, hoạch định chính sách và tác nghiệp của các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh; tạo kênh cung cấp thông tin, số liệu kinh tế - xã hội chính thống cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh.

Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh bước đầu đã triển khai một số CSDL chuyên ngành phục vụ cho công tác chuyên môn, song chưa có sự kết nối, chia sẻ dữ liệu với nhau. Một số hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu như: Hệ thống quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức (Sở Nội vụ); Hệ thống quản lý hồ sơ người có công, quản lý hồ sơ liệt sỹ, cung cầu lao động, giảm nghèo, bảo trợ xã hội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội), Hệ thống quản lý dữ liệu đt đai (Sở Tài nguyên và Môi trường),...

6. Hạ tầng kỹ thuật

Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tại các cơ quan Nhà nước tỉnh Điện Biên đã được đầu tư xây dựng cơ bản đáp ứng nhu cầu triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, cụ thể:

- Trung tâm tích hp dữ liệu tại Văn phòng UBND tỉnh được đầu tư xây dựng với 12 máy chủ, phục vụ hoạt động của Cổng thông tin điện tử tỉnh, hệ thống thư điện tử công vụ, phần mềm quản lý hồ sơ công việc, phần mềm chỉ đạo điều hành, trang công báo tỉnh, quy phạm pháp luật.

- Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến tỉnh Điện Biên đã được đầu tư nâng cấp, bảo đảm các điều kiện về kỹ thuật cho 100% các cuộc hp trực tuyến của UBND tỉnh với Chính phủ, các Bộ, Ban, ngành và với UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Tỷ lệ máy tính/cán bộ công chức trong các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện đạt 100%, cấp xã đạt trên 80%.

- 100% cơ quan Nhà nước từ cấp huyện trở lên được kết nối mạng nội bộ (LAN) và mạng Internet tốc độ cao, 100% xã được kết nối Internet.

- Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước đã được xây dựng và kết nối từ Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đến các sở, ban, ngành; Huyện ủy, UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

- Công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trong ứng dụng CNTT tại các cơ quan nhà nước tỉnh Điện Biên đã được chú ý, tỷ lệ cơ quan đầu tư trang bị phần mềm diệt virus cho máy tính và mạng máy tính ngày càng tăng. Tuy nhiên vẫn còn hạn chế: Một số cơ quan không trang bị các thiết bị bảo mật (Firewall), hệ thống sao lưu dữ liệu (San, Nat); chưa có quy trình chuẩn về vận hành, bảo trì, bảo dưỡng định kỳ cho hệ thống, chưa áp dụng chuẩn an toàn thông tin,...

7. Nguồn nhân lực

Đa scán bộ CCVC trong các cơ quan nhà nước đã qua đào tạo bồi dưỡng cơ bản về ứng dụng CNTT, biết sử dụng máy tính trong công việc. 90% các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện có cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về công nghệ thông tin.

Tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng Ban Chỉ đạo, thành lập Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng do SThông tin và Truyền thông chủ trì thực hiện.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ