Kế hoạch 3203/KH-UBND năm 2018 ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Điện Biên năm 2019

Số hiệu 3203/KH-UBND
Ngày ban hành 05/11/2018
Ngày có hiệu lực 05/11/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Điện Biên
Người ký Lê Văn Quý
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3203/KH-UBND

Điện Biên, ngày 05 tháng 11 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH ĐIỆN BIÊN NĂM 2019

Thực hiện Văn bản số 3405/BTTTT-THH ngày 08/10/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2019; UBND tỉnh Điện Biên ban hành Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh năm 2019, cụ thể như sau:

I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NĂM 2018

1. Kết quả thực hiện

a) Môi trường pháp lý

Nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi triển khai hoạt động ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh góp phần xây dựng Chính quyền điện tử và Cải cách hành chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Năm 2018, tỉnh Điện Biên đã ban hành các Quyết định, kế hoạch, văn bản chỉ đạo, điều hành về lĩnh vực CNTT như: Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước tỉnh Điện Biên năm 2018; Kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu CNTT giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên; Quyết định ban hành mã định danh các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc UBND tỉnh Điện Biên tham gia trao đổi văn bản điện tử thông qua Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành; Quyết định thành lập BCĐ xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Điện Biên; Quyết định ban hành Quy chế hoạt động của BCĐ xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Điện Biên;...các văn bản nhằm tăng cường cung cấp dịch vụ công trên cổng, trang thông tin điện tử, tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trên môi trường mạng,…

b) Hạ tầng kỹ thuật

Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tại các cơ quan Nhà nước tnh Điện Biên đã được đầu tư xây dựng cơ bản đáp ứng nhu cầu triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, cụ thể:

- Trung tâm tích hp dữ liệu tại Văn phòng UBND tỉnh được đầu tư xây dựng với 12 máy chủ, phục vụ hoạt động của Cổng thông tin điện tử tỉnh, hệ thống thư điện tử công vụ, phần mềm quản lý hồ sơ công việc, phần mềm chỉ đạo điều hành, trang công báo tỉnh, các văn bản quy phạm pháp luật.

- Tỷ lệ máy tính/cán bộ công chức trong các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện đạt khoảng 100%, cấp xã đạt trên 70%.

- 100% cơ quan Nhà nước từ cấp huyện trở lên được kết nối mạng nội bộ (LAN) và mạng Internet tốc độ cao, 100% xã được kết nối Internet.

- Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước đã được xây dựng và kết nối từ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đến các Sở, ban, ngành tỉnh; Huyện ủy, UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh tuy nhiên hiệu quả sử dụng chưa cao.

- Công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trong ứng dụng CNTT tại các cơ quan nhà nước tỉnh Điện Biên đã được quan tâm, tỷ lệ cơ quan đầu tư trang bị phần mềm diệt virus cho máy tính và mạng máy tính ngày càng tăng. Tuy nhiên vẫn còn hạn chế: Phần lớn các cơ quan đều không trang bị các thiết bị bảo mật (Firewall), hệ thống sao lưu dữ liệu (San, Nat); chưa có quy trình chuẩn về vận hành, bảo trì, bảo dưỡng định kỳ cho hệ thống, chưa áp dụng chuẩn an toàn thông tin,...

c) Ứng dụng CNTT để công bố, công khai thông tin, kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Cổng thông tin điện tử của tỉnh đã phát huy hiệu quả cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ Quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước. 100% cơ quan Nhà nước đã có cng/trang thông tin điện tử, cơ bản đáp ứng yêu cầu. Trên trang/cổng thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước các dịch vụ cng trực tuyến đã được cung cấp đầy đủ ở mức độ 1, 2.

d) Cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Đến hết quý III/2018, toàn tỉnh đã triển khai thực hiện được 155 thủ tục hành chính thuộc dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Việc thực hiện các dịch vụ công trực tuyến bước đầu góp phần cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan Nhà nước theo hướng công khai, minh bạch, đảm bảo phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Tuy nhiên, số lượng hồ sơ tiếp nhận, xử lý trên môi trường mạng vẫn hạn chế do các tổ chức, cá nhân chưa có thói quen làm việc qua môi trường mạng, công tác tuyên truyền của các cơ quan nhà nước về nội dung này cũng chưa nhiều.

Bên cạnh việc giải quyết thủ tục hành chính thông qua dịch vụ công trực tuyến thì việc nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính cũng đã được các cơ quan, đơn vị thực hiện theo quy định. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 557/QĐ-UBND ngày 10/7/2018 về việc công bố danh mục thủ tục hành chính không thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích và danh mục thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích thuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã tỉnh Điện Biên (Toàn tnh hiện có 1.278 thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích).

e) Ứng dụng CNTT tại Bộ phận một cửa trong việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính

Hệ thống một cửa theo hướng hiện đại đã được đầu tư xây dựng, đến nay có 13 cơ quan đã triển khai là: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Y tế, 10/10 Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (đạt tỷ lệ 44,8%). Tuy nhiên, hiệu quả của việc triển khai hệ thống một cửa của một số đơn vị còn chưa cao do phần mềm một cửa được triển khai riêng lẻ cài đặt tại từng đơn vị, các quy trình thủ tục thường xuyên thay đổi không được cập nhật kịp thời trong phần mềm; Trình độ, kỹ năng khai thác của cán bộ vận hành chưa tốt.

f) Ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ

Việc trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan Nhà nước đã được quan tâm chú trọng thực hiện, 100% cơ quan nhà nước từ cấp xã trở lên đã kết nối liên thông hệ thống quản lý văn bản và điều hành. Tuy nhiên, do Hệ thống chứng thực điện tử và ứng dụng chữ ký số chưa được áp dụng nên tỷ lệ các văn bản, tài liệu trao đổi giữa các cơ quan hoàn toàn dưới dạng điện tử còn thấp. Đa số văn bản vẫn phải gửi đồng thời qua cả 2 đường: văn bản điện tử, văn bản giấy qua văn thư.

100% cơ quan hành chính cấp tỉnh và huyện đã được triển khai áp dụng Hệ thống kiểm soát công tác chỉ đạo và điều hành (phần mềm nhắc việc) phục vụ tốt công tác theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ do UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao cho các cơ quan, đơn vị thực hiện, hạn chế tình trạng chậm trễ, bỏ sót công việc.

g) Kết quả triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu

Các cơ quan, đơn vị trong tỉnh bước đầu đã triển khai một số CSDL chuyên ngành phục vụ cho công tác chuyên môn, song chưa có sự kết nối, chia sẻ dữ liệu với nhau nên dễ dẫn đến trùng lặp dữ liệu. Một số hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu như: Hệ thống quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức (Sở Nội vụ); Hệ thống quản lý hồ sơ người có công, quản lý hồ sơ liệt sỹ, cung cầu lao động, giảm nghèo, bảo trợ xã hội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội), Hệ thống quản lý dữ liệu đất đai (Sở Tài nguyên và Môi trường),...

h) Nguồn nhân lực

Đa số cán bộ CCVC trong các cơ quan nhà nước đã qua đào tạo bồi dưỡng cơ bản về ứng dụng CNTT, biết sử dụng máy tính trong công việc. 83% các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện có cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về công nghệ thông tin.

[...]