Kế hoạch 300/KH-UBND năm 2022 triển khai Chương trình “Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng” năm 2023 trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Số hiệu 300/KH-UBND
Ngày ban hành 24/11/2022
Ngày có hiệu lực 24/11/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Mạnh Quyền
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 300/KH-UBND

Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH “HÀNH ĐỘNG VÌ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG” NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Thực hiện Kế hoạch số 136-KH/TU ngày 02/5/2019 của Thành ủy về triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ quyn lợi của người tiêu dùng; Kế hoạch số 5763/KH-BCT ngày 27/9/2022 của Bộ Công Thương về tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023; Quyết định số 5718/QĐ-UBND ngày 29/12/2020 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Kế hoạch Đẩy mạnh triển khai các hoạt động bảo vệ quyn lợi người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình “Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng” năm 2023 trên địa bàn Thành phố như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, ph biến pháp luật nhằm đưa Luật và các văn bản liên quan đến công tác Bo vệ quyền lợi tiêu dùng đến với mọi đối tượng; tạo sự chuyn biến mạnh mvề ý thức tôn trọng pháp luật và chp hành pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tăng cường hiệu quả công tác thực thi pháp luật trên địa bàn Thành phố.

2. Định hướng, xác định trách nhiệm của các tổ chức, doanh nghiệp đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cung ứng của mình theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh, ý thức chđộng bo vệ bản thân của người tiêu dùng khi tham gia các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ. Tăng cường công tác quản và nâng cao trách nhiệm của các Cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội liên quan trong lĩnh vực bo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

3. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam thiết thực, hiệu quả, sáng tạo, tiết kiệm nhằm phát huy sức mạnh, khuyến khích, động viên sự tham gia tích cực của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và người tiêu dùng; qua đó góp phần xây dựng môi trường kinh doanh, tiêu dùng lành mạnh, kích thích tiêu dùng và thúc đy phát triển kinh tế Thủ đô; từng bước đưa Ngày Quyền của người tiêu dùng thành động lực và điểm nhấn quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội.

4. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng phù hợp trong điều kiện din biến của dịch bệnh COVID-19, bảo đảm an toàn sức khỏe cho những người tham gia, đồng thời góp phần xây dựng và phát triển các phương thức, thói quen, kỹ năng kinh doanh, tiêu dùng phù hợp với trạng thái bình thường mới.

II. THỜI GIAN VÀ CHỦ ĐỀ

1. Thời gian tổ chức: Các nội dung hoạt động vì quyền lợi người tiêu dùng được tổ chức và thực hiện trong suốt cả năm 2023 hoặc thời gian phù hợp căn cứ vào diễn biến của tình hình dịch bệnh Covid-19.

2. Chủ đề: Chủ đề cho các hoạt động của Chương trình “Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng” năm 2023 là “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn”.

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Đối tượng tham gia

- Cơ quan quản lý: Có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Người tiêu dùng: Là đối tượng thụ hưởng của hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; Lĩnh hội và phổ biến nhân rộng về quyền người tiêu dùng và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong gia đình, cộng đồng và xã hội.

- Các tổ chức, doanh nghiệp: Nhận thức và thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa nhằm đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Các Hội, Hiệp hội: Nâng cao trách nhiệm trong việc phối hợp, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Các cơ quan truyền thông của Trung ương và địa phương; Tổng đài tư vn, hỗ trợ người tiêu dùng.

2. Nội dung

Chương trình “Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng” năm 2023 bao gồm một số nội dung chính sau:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Lễ Mít tinh/Lễ phát động hưởng ng “Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam - 15/3”.

- Phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Giải chạy “Vì người tiêu dùng”.

- Tổ chức Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm vì người tiêu dùng”.

- Tổ chức sự kiện “Tuần lễ tri ân người tiêu dùng”.

- T chc tuyên truyền, phbiến pháp luật trên các phương tiện truyền thông, các lớp tập huấn, hội thảo: Tổ chức tuyên truyền, ph biến pháp luật trên các phương tiện truyền thông (màn hình led, loa tuyên truyền trên một số tuyến phố, clip tuyên truyền, truyền hình, báo, Website,...); Tổ chức lớp tập huấn, hội thảo “Kỹ năng tiếp nhận và tư vấn khiếu nại cho người tiêu dùng” và “Một số điểm mới của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi”.

- Tổ chức tư vấn, giải đáp hỗ trợ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng qua Tổng đài tư vấn.

(Nội dung chi tiết tại Phụ lục đính kèm)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

[...]