Quyết định 5718/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch Đẩy mạnh triển khai hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 5718/QĐ-UBND
Ngày ban hành 29/12/2020
Ngày có hiệu lực 29/12/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Mạnh Quyền
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5718/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH ĐẨY MẠNH TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021-2025

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung mt số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Bảo vệ quyn lợi người tiêu dùng năm 2010;

Căn cứ Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 26/5/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng;

Căn cứ Kế hoạch số 136-KH/TU ngày 02/5/2019 của Thành ủy Hà Nội về triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 5537/TTr-SCT ngày 08/12/2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là Kế hoạch Đẩy mạnh triển khai các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc các Sở: Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Nội vụ, Ngoại vụ, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ; Công an thành phố Hà Nội, Cục Quản lý Thị trường thành phố Hà Nội, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Hà Nội; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đơn vị Thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Công Thương;
- TT: Th
ành ủy, HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các PCT UBND Thành phố;
- UBMTTQ VN Thành phố;
- VPUB: CVP, PCVP V
.T.Anh, KT, TH;
- Lưu: VT, KT
Vân.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Mạnh Quyền

 

KẾ HOẠCH

ĐẨY MẠNH TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số
5718/QĐ-UBND ngày 29/12/2020 của UBND thành phố Hà Nội)

Thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 26/5/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; Kế hoạch số 136-KH/TU ngày 02/5/2019 của Thành ủy về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch đẩy mạnh triển khai các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với sự phát triển ổn định, bền vững của toàn xã hội.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật nhằm đưa Luật và các văn bản liên quan đến công tác Bảo vệ quyn lợi tiêu dùng đến với mọi đối tượng; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng pháp luật và chấp hành pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; huy động sự quan tâm, hưởng ứng tham gia của toàn xã hội đối với công tác bảo vệ quyn lợi người tiêu dùng trên địa bàn; tăng cường hiệu quả công tác thực thi pháp luật trên địa bàn Thành phố.

- Xây dựng cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố; nâng cao trách nhiệm, công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và người tiêu dùng tham gia các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao năng lực thực thi pháp luật, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố, góp phần xây dựng môi trường tiêu dùng lành mạnh, bảo đảm công bằng xã hội và tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

2. Yêu cầu

- Xác định rõ vai trò của các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

- Các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải cụ thể, trọng tâm, trọng điểm; hình thức thực hiện đa dạng, phong phú, đảm bảo các mục đích, mục tiêu cụ thể.

- Triển khai đồng bộ các hoạt động bảo vệ người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố đến các cấp, các ngành; đảm bảo thiết thực, hiệu quả nhằm phát huy sức mạnh; khuyến khích, động viên sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

[...]