Kế hoạch 272/KH-UBND năm 2021 về triển khai thực hiện Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Tiền Giang ban hành

Số hiệu 272/KH-UBND
Ngày ban hành 21/09/2021
Ngày có hiệu lực 21/09/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tiền Giang
Người ký Phạm Văn Trọng
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 272/KH-UBND

Tiền Giang, ngày 21 tháng 9 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC KINH DOANH TIÊU THỤ NÔNG SẢN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030,

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Quán triệt và triển khai quan điểm, mục tiêu nhiệm vụ chủ yếu trong Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của các sở, ban, ngành, đơn vị trong việc triển khai thực hiện.

- Tạo sự đồng thuận trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, các đơn vị sản xuất kinh doanh trong việc đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

- Triển khai thực hiện Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (sau đây viết tắt là Đề án) gắn với quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chương trình xây dựng nông thôn mới và ứng dụng khoa học công nghệ.

2. Yêu cầu

- Bám sát các nhiệm vụ, giải pháp được xác định trong Đề án và thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh nông sản trên địa bàn tỉnh để cụ thể hóa bằng các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh.

- Kế thừa và phát huy những điểm mạnh của các phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản hiện có, giảm lượng nông sản tiêu thụ thông qua kênh tiêu thụ nông sản truyền thống (không liên kết) và tăng lượng nông sản tiêu thụ thông qua kênh liên kết và kênh hợp nhất gắn với việc ứng dụng thương mại điện tử, truy xuất nguồn gốc nông sản. Đồng thời, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia kênh tiêu thụ nông sản nhằm tạo lập và duy trì các liên kết bền vững.

- Kết nối, hình thành và phát triển các doanh nghiệp đủ lực dẫn dắt, định hướng sản xuất và tiêu thụ nông sản theo tín hiệu thị trường, kể cả thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Thiết thực góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị nông sản của tỉnh, không để xảy ra tình trạng được mùa mất giá.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân nhất là các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và người sản xuất các phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản trong tình hình mới hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0, sự cần thiết phải đổi mới mạnh mẽ phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản, trong đó chú trọng việc gắn kết giữa sản xuất với thị trường thông qua các kênh phân phối.

2. Triển khai có hiệu quả, phát huy tối đa tác động của các cơ chế, chính sách của Trung ương và của tỉnh về khuyến khích, ưu đãi và hỗ trợ nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là đối với các chủ thể tham gia liên kết tiêu thụ nông sản. Rà soát, hoàn thiện các quy định của tỉnh và phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật liên quan đến liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản và các chính sách ưu đãi phát triển hạ tầng thương mại, tạo sự đồng bộ, thuận lợi cho phát triển các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại, đặc biệt là tại khu vực nông thôn.

3. Nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về chất lượng nông sản; tăng cường các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh xây dựng, triển khai thực hiện các quy trình sản xuất tiên tiến, an toàn; đồng thời kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi bán ra thị trường, bảo đảm nông sản khi đưa vào các kênh phân phối đáp ứng được tiêu chuẩn không chỉ trong nước mà theo tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu.

4. Phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, xây dựng các kênh tiêu thụ nông sản với chủ thể chính trong kênh là các doanh nghiệp/hợp tác xã kinh doanh, siêu thị, trung tâm thương mại và Dự án xây dựng kho trữ nông sản có sự tham gia của doanh nghiệp phân phối.

5. Từng bước hiện đại hóa sản xuất, kinh doanh nông sản, chú trọng đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá nông sản; xây dựng thương hiệu nông sản, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế; hạn chế việc lệ thuộc vào một số thị trường nhằm giảm thiểu rủi ro, nâng cao giá trị nông sản.

6. Tiếp tục đầu tư nâng cấp, phát triển chợ truyền thống đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống hàng ngày của người dân trên địa bàn nông thôn; tập trung cải tạo, nâng cấp các chợ tại thị trấn, thị xã, thành phố hiện có theo hướng văn minh, hiện đại, đảm bảo an toàn thực phẩm; kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động của tổ chức quản lý chợ; khuyến khích phát triển chợ an toàn vệ sinh thực phẩm, chợ văn minh thương mại.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn kinh phí từ Ngân sách nhà nước, các nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động hợp pháp khác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

2. Nguồn vốn thực hiện Kế hoạch theo nguyên tắc: lồng ghép từ các chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, khuyến nông, xúc tiến thương mại và các chương trình khoa học công nghệ khác có liên quan.

3. Việc quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch áp dụng theo đúng quy định pháp luật và các quy định khác có liên quan, đồng thời đảm bảo tính hiệu quả và tiết kiệm.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương

a) Chủ trì triển khai thực hiện Kế hoạch, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ