Quyết định 194/QĐ-TTg năm 2021 về phê duyệt Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 194/QĐ-TTg
Ngày ban hành 09/02/2021
Ngày có hiệu lực 09/02/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Trịnh Đình Dũng
Lĩnh vực Thương mại

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 194/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 09 tháng 02 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC KINH DOANH TIÊU THỤ NÔNG SẢN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cLuật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đi, bsung một sđiều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn c Kết luận số 54-KL/TW ngày 07 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân;

Căn cứ Nghị quyết s 53/NQ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ về giải pháp khuyến khích thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiệu qu, bền vững;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030 với nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

- Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản phải gn với quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chương trình xây dựng nông thôn mới và ứng dụng khoa học công nghệ. Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản phải phù hợp với đặc điểm, quy mô, cấp độ của lực lượng sản xuất, gắn với khả năng đáp ứng của mỗi loại nông sản.

- Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các chủ th tham gia kênh tiêu thụ nông sản nhm tạo lập và duy trì các liên kết bền vng.

- Kế thừa nhng điểm mạnh của các phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản hiện có, giảm lượng nông sản tiêu thụ thông qua kênh tiêu thụ nông sản truyền thống (không liên kết) và tăng lượng nông sản tiêu thụ qua kênh liên kết và kênh hợp nhất gn với việc ứng dụng thương mi điện tử, truy xuất nguồn gc nông sản.

- Gắn liền với việc hình thành và phát triển các doanh nghiệp đủ lực dẫn dt, định hướng sn xuất và tiêu thụ nông sản theo tín hiệu thị trường (trong và ngoài nước) tại các vùng, địa phương sản xuất nông sản.

- Gn với dự báo, định hưng thị trường, có đầy đủ thông tin liên quan đến nhu cầu của thị trường nhập khẩu.

2. Mục tiêu:

a) Mục tiêu chung:

Hình thành và phát triển đa dạng các phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản theo chuỗi bền vng có ứng dụng thương mại điện tử và truy xuất nguồn gc, phù hợp với điều kiện tự nhiên, trình độ, đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và yêu cầu của thtrường (trong nước và quc tế).

b) Mục tiêu cụ thể:

- Tổ chc lại sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn, đúng quy hoạch và yêu cầu của thị trường, trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, truy xuất nguồn gốc nông sn; gắn với đó là tổ chức thương mại trong nước, ngoài nước theo hưng hiện đại.

- Củng cvà phát triển mô hình hợp tác xã thương mại và dịch vụ như là một trung gian cần thiết gia người nuôi, trồng với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, phân phối và ngân hàng, đtổ chức cung ứng đầu vào và tiêu thụ đầu ra cho nông dân.

- Xây dựng cơ chế ràng buộc, gn kết gia các chủ thể chính trong kênh tiêu thụ nông sản; thiết kế các chính sách hỗ trợ nhm khuyến khích các chủ thliên kết hữu cơ với nhau từ khâu cung ng vật tư, sản xuất, đến tiêu thụ sản phẩm nông sản.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhim vụ

- Đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức của tổ chc, cá nhân về đổi mới phương thc kinh doanh tiêu thụ nông sản.

- Tăng cường quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất an toàn và kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi bán ra thị trường, bảo đảm nông sản được tiêu thụ trong chuỗi đáp ứng tiêu chuẩn không chỉ trong nước mà theo tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu trong ngn hạn và dài hạn làm cơ sở để định hướng sản xuất nông sản theo yêu cầu của thị trường.

- Hiện đại hóa công tác sản xuất, kinh doanh, chú trọng hoạt động xúc tiến thương mại, qung bá nông sản; xây dựng thương hiệu nông sản, từng bước mrộng thị trường trong nước và quốc tế; hạn chế việc lthuộc vào một số thị trường giảm rủi ro, nâng cao giá trị nông sản.

[...]