Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 264/KH-UBND năm 2022 bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã giai đoạn 2022-2025 theo Quyết định 263/QĐ-TTg do tỉnh Quảng Ninh ban hành

Số hiệu 264/KH-UBND
Ngày ban hành 11/11/2022
Ngày có hiệu lực 11/11/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Nguyễn Thị Hạnh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 264/KH-UBND

Quảng Ninh, ngày 11 tháng 11 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ GIAI ĐOẠN 2022 - 2025 THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 263/QĐ-TTG NGÀY 22/02/2022 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Thực hiện Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Công văn số 2580/BNV-ĐT ngày 16/6/2022 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức xã giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Thông báo s728-TB/TU ngày 14/10/2022 của Thường trực Tỉnh ủy tại Hội nghị giao ban ngày 10/10/2022; Thông báo số 150-TB/BTCTU ngày 21/10/2022 của Ban Tổ chức Tỉnh ủy về việc điều chỉnh Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Quảng Ninh năm 2022; Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã giai đoạn 2022-2025, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nâng cao năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu, chuyển đổi tư duy về phát triển kinh tế nông thôn cho cán bộ, công chức xã góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và yêu cầu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2022-2025.

2. Yêu cầu

- Việc tổ chức được triển khai thường xuyên, hiệu quả, đúng đối tượng, tránh trùng lặp về nội dung bồi dưỡng.

- Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương và cán bộ, công chức xã trong thực hiện bồi dưỡng để nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ.

- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị trong triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức xã.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC TIÊU

1. Đối tượng bồi dưỡng: Cán bộ, công chức thuộc các huyện, thị xã thành phố trên địa bàn Tỉnh.

2. Mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2025, 100% cán bộ, công chức xã được bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu, chuyển đổi tư duy về phát triển kinh tế nông thôn.

III. NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH

1. Nội dung bồi dưỡng

Bồi dưỡng theo vị trí việc làm, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu, chuyển đổi tư duy về phát triển kinh tế nông thôn.

2. Chương trình bồi dưỡng

- Thực hiện theo chương trình, tài liệu do Bộ Nội vụ và các bộ chuyên ngành xây dựng, ban hành và chuyển giao.

- Ngoài ra, căn cứ nhiệm vụ chính trị và tình hình thực tiễn của Tỉnh, các sở, ban, ngành chuyên môn phối hợp với cơ sở đào tạo biên soạn các chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm đối với cán bộ, công chức xã, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và thực hiện bồi dưỡng lồng ghép với các chương trình, tài liệu của bộ, ngành Trung ương.

IV. SỐ LƯỢNG VÀ KINH PHÍ

1. Số lượng: Dự kiến trong giai đoạn 2022 - 2025, có 2.956 lượt cán bộ, công chức xã tham gia các lớp bồi dưỡng (chi tiết tại Phụ lục đính kèm).

2. Kinh phí:

- Kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước cân đối cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

- Tổng kinh phí dự kiến thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức xã giai đoạn 2022 -2025: 4.434 triệu đồng.

V. CÁC NHIỆM VỤ GIẢI PHÁP

1. Quán triệt nâng cao nhận thức các ngành, các cấp về công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức xã; tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị quản lý và sử dụng trong việc rà soát, cử cán bộ, công chức xã tham gia bồi dưỡng.

2. Tăng cường quản lý và biên soạn các chương trình, tài liệu bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và tình hình thực tiễn của tỉnh. Xây dựng các chương trình bồi dưỡng mang tính thực tế, ứng dụng cao, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng theo nhu cầu.

[...]