ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2616/KH-UBND
|
Phú
Thọ, ngày 12 tháng 07 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
HÀNH ĐỘNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ CUNG CẤP DỊCH VỤ
CÔNG TRỰC TUYẾN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
Căn cứ Quyết định 2348/QĐ-UBND
ngày 17/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Đề án phát triển Chính
quyền điện tử hướng tới Chính quyền số tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 - 2025, định
hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 5246/KH-UBND ngày 11/11/2021 của Ủy ban nhân
dân tỉnh về Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh
giai đoạn 2021-2025; kết quả triển khai dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) trong
các cơ quan nhà nước tỉnh Phú Thọ và xét đề nghị của Sở Thông tin và Truyền
thông tại Tờ trình số 21/TTr-STTTT ngày 23/6/2023; Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ
ban hành Kế hoạch Hành động nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ
công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, cụ thể như sau:
I. HIỆN TRẠNG
DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN
1. Cung cấp và triển khai dịch
vụ công trực tuyến
Hệ thống thông tin giải quyết
thủ tục hành chính (TTHC) được triển khai đồng bộ, thống nhất đến 100% các cơ
quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh; cung cấp 1.541 DVCTT, đạt 76,97%1. Trong đó, DVCTT toàn trình là 693 dịch vụ, đạt 34,61%. Thực hiện
kết nối liên thông 1.116 TTHC của tỉnh với Cổng dịch vụ công Quốc gia.
Các, sở, ban ngành thường xuyên
rà soát, đánh giá, phát hiện những bất cập trong thực hiện các TTHC để đề xuất
các bộ, ngành Trung ương kịp thời điều chỉnh quy trình, thành phần hồ sơ và các
nội dung liên quan của các TTHC.
2. Đánh giá chung
Công tác triển khai DVCTT được
các cấp chính quyền quan tâm, đẩy mạnh. Hệ thống thông tin giải quyết TTHC được
triển khai đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong
việc giải quyết TTHC. Tỷ lệ hồ sơ được tiếp nhận và giải quyết trực tuyến ngày
càng tăng cao: toàn tỉnh, năm 2022 đạt 58,35%; từ tháng 1/2023 đến tháng 6/2023
đạt 69,86%).
(Chi tiết kết quả thực hiện
năm 2022 tại Phụ lục 01 kèm theo)
Từ tháng 01/2023 đến tháng
6/2023, hệ thống tiếp nhận và giải quyết trực tuyến 69,86% (158.746/227.242 hồ sơ,
tăng 11,51% so với cùng kỳ năm 2022). Trong đó, cấp tỉnh tiếp nhận và giải quyết
trực tuyến 69,1% (31.148/45.076 hồ sơ, giảm 0.1% so với cùng kỳ năm 2022); cấp
huyện tiếp nhận và giải quyết trực tuyến 88,01% (73.882/83.409 hồ sơ, tăng
8,65% so với cùng kỳ năm 2022); cấp xã tiếp nhận và giải quyết trực tuyến
54,39% (53.716/98.757 hồ sơ, tăng 16,13% so với cùng kỳ năm 2022).
3. Tồn tại, hạn chế
- Việc triển khai kết nối liên
thông, chia sẻ dữ liệu giữa Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp tỉnh với hệ
thống thông tin, cơ sở dữ liệu các Bộ, ngành Trung ương còn một số khó khăn, bất
cập nên chưa tối ưu được quy trình, cắt giảm thời gian tiếp nhận, giải quyết
TTHC phục vụ người dân và doanh nghiệp.
- Triển khai DVCTT được các cấp
các ngành quan tâm chỉ đạo có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, một số TTHC quy
trình thực hiện còn phức tạp cho người dân khi thực hiện theo hình thức trực
tuyến, tại bộ phận một cửa phần lớn cán bộ phải thao tác, hỗ trợ giúp người dân
thực hiện trên hệ thống; xiệc số hóa hồ sơ, kết quả TTHC mới dừng ở mức chuyển
từ hồ sơ giấy sang các tệp điện tử, chưa thực hiện số hóa, xác thực điện tử.
- Công tác rà soát, đơn giản
hóa các TTHC chưa được thực hiện đầy đủ, kịp thời dẫn tới khó khăn cho người
dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện, DVCTT; một số địa phương chưa cập nhật
đầy đủ số lượng hồ sơ, quy trình tiếp nhận và giải quyết TTHC, ưu tiên cập nhật
các hồ sơ tiếp nhận, giải quyết trực tuyến trên Hệ thống thông tin giải quyết
TTHC của tỉnh.
II. KẾ HOẠCH
NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2023
1. Mục
tiêu
- Trên 70% hồ sơ TTHC được tiếp
nhận và giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ TTHC của tỉnh. Trong đó, tỷ lệ
hồ sơ TTHC được tiếp nhận và giải quyết trực tuyến cấp tỉnh, cấp huyện đạt trên
75%, cấp xã đạt trên 60%.
- 100% TTHC đủ điều kiện theo
quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức DVCTT toàn trình.
- 40% DVCTT toàn trình được
tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
- 100% hồ sơ, kết quả giải quyết
TTHC được số hóa; 50% hồ sơ TTHC được người dân và doanh nghiệp thực hiện trực
tuyến từ xa.
- 100% TTHC thuộc thẩm quyền của
tỉnh được rà soát, đơn giản hóa, tái cấu trúc quy trình.
- 60% TTHC có yêu cầu nghĩa vụ
tài chính được thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
- 100% người dân và doanh nghiệp
sử dụng DVCTT được định danh và xác thực thông tin thông suốt, hợp nhất trên tất
cả các hệ thống các cấp chính quyền.
(Chi tiết các chỉ tiêu tại
Phụ lục 02 kèm theo)
2. Nhiệm
vụ trọng tâm
2.1. Kết nối liên thông,
chia sẻ dữ liệu phục vụ giải quyết TTHC
- Triển khai xây dựng, kết nối,
liên thông, chia sẻ các hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia (Dân cư, Hộ tịch,
Đất đai, Doanh nghiệp, Tài chính, Bảo hiểm) và CSDL chuyên ngành trên địa bàn tỉnh
theo yêu cầu của Chính phủ để phục vụ nhu cầu tìm kiếm, khai thác thông tin của
người dân và doanh nghiệp trong giải quyết TTHC.
- Triển khai Kho quản lý dữ liệu
điện tử của tổ chức, cá nhân; tăng cường chia sẻ dữ liệu kết quả giải quyết
TTHC từ Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh với Cổng Dịch vụ công quốc
gia.
2.2. Rà soát, đơn giản hóa,
chuẩn hoá các TTHC
- Rà soát toàn bộ dịch vụ công
của tỉnh để xác định từng TTHC mà người dân có thể độc lập thực hiện trực tuyến;
tổng hợp, kiến nghị các cơ quan Trung ương cắt giảm thành phần hồ sơ, đơn giản
hóa các TTHC đã công bố, đảm bảo phù hợp với hình thức DVCTT toàn trình.
- Tiếp tục rà soát, rút ngắn thời
gian tiếp nhận và giải quyết TTHC; thống nhất các TTHC để thực hiện trên toàn tỉnh.
- Tập trung vào 25 dịch vụ công
thiết yếu và nhóm các TTHC có số hồ sơ phát sinh nhiều ở cả 3 cấp để triển khai
đơn giản hoá, chuẩn hoá.
- Kịp thời cập nhật, công khai
các TTHC sau khi được UBND tỉnh công bố.
2.3. Nâng cao chất lượng
cung cấp DVCTT
- Thực hiện nâng cấp, hoàn thiện
Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tính
năng, chức năng theo quy định; đảm bảo ứng dụng thân thiện, dễ sử dụng.
- Triển khai các giải pháp khuyến
khích, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện TTHC qua hình thức trực tuyến.
Hỗ trợ, khuyến khích người dân và doanh nghiệp thanh toán không dùng tiền mặt
khi thực hiện các TTHC; tăng cường khai thác và sử dụng dịch vụ Bưu chính công
ích.
- Đẩy mạnh triển khai chứng thực
điện tử, thực hiện số hóa, tạo lập dữ liệu điện tử; triển khai ký số từ xa đến
cấp xã trên mẫu biểu điện tử để thực hiện DVCTT.
- Cung cấp các kênh thông tin
tương tác, hỗ trợ, giải đáp thắc mắc; theo dõi thông tin về tình trạng tiếp nhận,
xử lý, trả kết quả TTHC; khảo sát, đánh giá sự hài lòng của người dân và doanh
nghiệp trong quá trình giải quyết TTHC.
2.4. Đảm bảo các nguồn lực
triển khai DVCTT
- Đầu tư cơ sở vật chất, cung cấp
các trang thiết bị CNTT, bố trí nhân lực và các nguồn lực khác đảm bảo triển
khai DVCTT phục vụ người dân và doanh nghiệp, đặc biệt tại Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả giải quyết TTHC tại các xã, phường, thị trấn.
- Thường xuyên rà soát, nâng cấp
hạ tầng trang thiết bị phục vụ hoạt động cung cấp DVCTT đáp ứng theo yêu cầu về
đảm bảo an toàn thông tin mạng theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2.5. Nâng cao nhận thức về
DVCTT
- Quán triệt đến toàn bộ cán bộ,
công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan nhà nước về vị trí, vai
trò của DVCTT đối với công cuộc chuyển đổi số, phát triển kinh tế, xã hội tại địa
phương.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng
dẫn để nâng cao nhận thức, kỹ năng cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện
DVCTT. Huy động tối đa sự tham gia của xã hội để DVCTT vào cuộc sống.
(Chi tiết các nhiệm vụ tại
Phụ lục 03 kèm theo)
3. Các giải
pháp chủ yếu
3.1. Tăng cường công tác chỉ
đạo, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các ngành, địa phương, cơ quan, đơn
vị
- Người đứng đầu các cơ quan,
đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch
tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình phụ trách; chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện
các chỉ tiêu tại cơ quan, đơn vị, đưa các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch vào
các chương trình, kế hoạch hoạt động của cơ quan, đơn vị.
- Chỉ đạo, quán triệt cán bộ
công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện
DVCTT.
- Chỉ đạo, rà soát, đơn giản
hóa, chuẩn hóa các TTHC; xây dựng quy trình tiếp nhận, giải quyết đối với các
TTHC thuộc thẩm quyền phù hợp với môi trường điện tử.
- Sử dụng các chỉ tiêu về tiếp
nhận, xử lý hồ sơ trực tuyến làm căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của
cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các cơ quan, đơn vị tham gia
cung cấp trực tiếp các TTHC.
3.2. Khai thác hiệu quả các
cơ sở dữ liệu
- Sử dụng dữ liệu được chuẩn
hóa từ CSDL quốc gia về dân cư và các CSDL khác để cắt giảm, đơn giản hóa, rút
ngắn thời gian giải quyết các TTHC, đặc biệt là các lĩnh vực có nhiều giao dịch,
có tác động lớn người dân, doanh nghiệp.
- Triển khai xây dựng, hoàn thiện
CSDL hộ tịch trên nền tảng CSDL quốc gia về dân cư đảm bảo đáp ứng các yêu cầu
của Trung ương, phù hợp với thực tế khai thác và sử dụng trên địa bàn tỉnh.
- Đảm bảo duy trì hoạt động ổn
định Hệ thống nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh, đáp ứng yêu cầu kết
nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, CSDL của tỉnh với các cơ sở dữ
liệu Trung ương.
- Hoàn thiện, đưa vào khai thác
và sử dụng Kho dữ liệu và Cổng chuyển đổi số của tỉnh làm nền tảng để chia sẻ dữ
liệu giữa các cơ quan nhà nước với người dân; phục vụ công tác quản lý điều
hành của chính quyền các cấp; tìm kiếm thông tin phục vụ các nhu cầu phát triển
kinh tế của doanh nghiệp.
- Triển khai có hiệu quả việc số
hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC tại các cơ quan, đơn vị.
3.3. Huy động và sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực
- Triển khai thống nhất phương
thức thanh toán trực tuyến để người dân, doanh nghiệp dễ dàng thực hiện qua các
kênh thanh toán.
- Các doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ bưu chính thường xuyên rà soát, lựa chọn các TTHC phát sinh nhiều hồ sơ để tổ
chức tập huấn cán bộ nắm rõ quy trình, nghiệp vụ hướng dẫn tiếp nhận, trả kết
quả TTHC.
- Nghiên cứu, hỗ trợ chi phí dịch
vụ BCCI trong việc tiếp nhận và trả kết quả TTHC cho người dân và doanh nghiệp.
- Thường xuyên, kiểm tra, rà
soát, đầu tư, nâng cấp hệ thống trang thiết bị tin học tại cấp huyện, cấp xã đảm
bảo hạ tầng để triển khai DVCTT toàn trình.
- Thường xuyên tổ chức đào tạo,
hướng dẫn, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, công chức trực tiếp sử dụng các Hệ thống
thông tin giải quyết TTHC.
- Cung cấp kỹ năng, hỗ trợ người
dân, doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng các ứng dụng Chính quyền điện tử, Chính quyền
số; tổ chức các buổi hội thảo, đối thoại lắng nghe ý kiến, phản ánh của người
dân và doanh nghiệp về các khó khăn, vướng mắc đối với việc cung cấp DVCTT, qua
đó khắc phục kịp thời, phục vụ tốt hơn người dân và doanh nghiệp.
- Huy động tối đa các nguồn lực
và sự tham gia từ xã hội để triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả DVCTT.
3.4. Đổi mới nội dung và
hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức
- Tập trung nâng cao nhận thức
của người dân và doanh nghiệp về lợi ích của việc sử dụng DVCTT; nâng cao ý thức,
trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc nâng cao chất lượng DVCTT.
- Đổi mới nội dung, đa dạng hóa
các hình thức tuyên truyền đảm bảo trực quan, sinh động, đơn giản, dễ hiểu; kết
hợp các hình thức truyền thông truyền thống trực tiếp, trực quan tại các điểm
tiếp nhận, trả kết quả; trên các phương tiện thông tin đại chúng; sử dụng các
phương thức truyền thông đa phương tiện, hiện đại qua mạng xã hội, kênh giao tiếp...
3.5. Tăng cường công tác kiểm
tra, giám sát; tiếp nhận thông tin phản hồi, đánh giá mức độ hài lòng của người
dân và doanh nghiệp
- Ứng dụng công nghệ hiện đại để
kiểm tra, giám sát theo thời gian thực trên môi trường số về việc tiếp nhận và
giải quyết hồ sơ TTHC tại Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh và Bộ phận
một của điện tử cấp huyện, cấp xã.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm
tra, giám sát, kịp thời xử lý, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để nâng cao hiệu
quả khai thác, sử dụng, tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận giải quyết thông qua DVCTT toàn
trình.
- Sử dụng kết quả thực hiện
DVCTT toàn trình và thông tin phản ánh của người dân, doanh nghiệp trong quá
trình thực hiện TTHC làm căn cứ để đánh giá xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ
của cán bộ, công chức, cơ quan, đơn vị tham gia cung cấp trực tiếp các TTHC.
III. KINH
PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí triển khai Kế hoạch thực
hiện theo Quyết định số 2348/QĐ- UBND ngày 17/9/2021 của UBND tỉnh Phú Thọ và
huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Văn
phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
- Chủ trì hướng dẫn, theo dõi,
giám sát, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện rà soát, chuẩn hóa, đơn giản
hóa các TTHC; chuẩn hoá việc xây dựng quy trình nội bộ, quy trình điện tử giải
quyết TTHC trước khi trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công bố. Tổng hợp hàng
quý các TTHC thuộc bộ ngành ban hành cần điều chỉnh để thực hiện được thực chất
DVC trực tuyến.
- Phối hợp, hướng dẫn các nội
dung chuyên môn, nghiệp vụ về công tác kiểm soát TTHC, thực hiện cơ chế một cửa,
một cửa liên thông và các vấn đề liên quan đến việc thực hiện các DVCTT theo
quy định.
- Chỉ đạo Trung tâm Phục vụ
hành chính công của tỉnh đi đầu trong triển khai DVCTT, số hóa hồ sơ, kết quả
giải quyết TTHC là đơn vị hình mẫu để Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện,
cấp xã áp dụng thực hiện.
- Chủ trì tham mưu chỉ đạo, đôn
đốc, kiểm tra, giám sát các cơ quan, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ được giao tại
Kế hoạch; Tham mưu UBND tỉnh thành lập Đoàn kiểm tra hoạt động DVCTT của tỉnh.
Định kỳ hàng quý, 06 tháng, 1 năm tổng hợp kết quả báo cáo UBND tỉnh hoặc báo
cáo khi có yêu cầu.
2. Sở
Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì tham mưu triển khai
các giải pháp về kỹ thuật, công nghệ trong việc nâng cấp hoàn thiện hệ thống
thông tin giải quyết TTHC của tỉnh; xây dựng, kết nối, liên thông CSDL; triển
khai quy trình điện tử trong tiếp nhận, giải quyết TTHC; triển khai kỹ thuật
Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân
- Phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh,
các Sở, ban, ngành rà soát, xác định các TTHC đủ điều kiện cung cấp DVCTT toàn
trình hoặc một phần.
- Tham mưu triển khai các giải
pháp công nghệ hiện đại để giám sát, kiểm tra thực hiện TTHC trên môi trường số
và hệ thống thông tin trong toàn tỉnh, giảm việc kiểm tra trực tiếp tại cơ sở.
- Chỉ đạo các doanh nghiệp Bưu
chính, Viễn thông nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ triển khai DVCTT. Làm đầu
mối phối hợp với các đơn vị cung ứng dịch vụ thanh toán trực tuyến, hỗ trợ việc
triển khai của các ngành, địa phương.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ
quan báo chí, hệ thống thông tin tuyên truyền của tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên
truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng, các quy trình thực hiện DVCTT; tuyên truyền
các mô hình tốt, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả trong triển khai thực hiện Kế
hoạch.
- Hàng năm, tham mưu UBND tỉnh
điều chỉnh, bổ sung các chỉ tiêu đảm bảo nội dung và tiến độ chuyển đổi số theo
yêu cầu của Chính phủ.
3. Công
an tỉnh
- Chủ trì phối hợp cùng các đơn
vị liên quan đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện cơ sở dữ liệu dân cư, định danh, xác
thực điện tử của tỉnh; đồng bộ định danh xác thực điện tử với Cổng dịch vụ công
của tỉnh; đảm bảo người dân đã được định danh và xác thực điện tử không phải
cung cấp lại các thông tin, giấy tờ về dân cư khi thực hiện các TTHC tại Tiếp
nhận và Trả kết quả các cấp.
- Đảm bảo tiến độ, nội dung triển
khai các nhiệm vụ Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác
thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
4. Các sở,
ban, ngành của tỉnh; UBND các huyện, thành, thị
- Căn cứ Kế hoạch của UBND tỉnh,
xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan
cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh
về lãnh đạo, tổ chức thực hiện và kết quả thực hiện của ngành, địa phương.
- Các sở, ban, ngành chủ trì thực
hiện việc đơn giản hóa TTHC, chuẩn hóa thành phần hồ sơ đối với các TTHC thuộc
thẩm quyền giải quyết. Kiến nghị với cấp trên khi các TTHC thuộc bộ ngành ban
hành chưa đảm bảo thực hiện trực tuyến. Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất,
nhân lực triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Phối hợp với Sở Thông tin và
Truyền thông trong việc xây dựng, kết nối, chia sẻ CSDL; triển khai các giải
pháp công nghệ, các dịch vụ phục vụ giải quyết TTHC theo hình thức trực tuyến.
- Chủ động triển khai các giải
pháp trong thẩm quyền nhằm khuyến khích, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện
TTHC theo hình thức trực tuyến; đề xuất, kiến nghị với cấp trên các giải pháp
vượt thẩm quyền.
8. Đề nghị
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh
Tuyên truyền sâu rộng về ý
nghĩa, tầm quan trọng, hiệu quả của việc triển khai và sử dụng DVCTT đến đoàn
viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân. Vận động đoàn viên, hội viên và Nhân
dân thực hiện các TTHC thông quan DVCTT.
Trong quá trình triển khai thực
hiện kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản
ánh về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải
quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ Thông tin và Truyền thông (b/c);
- TTTU, TTHĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- UBND các huyện, thành, thị;
- Báo Phú Thọ, Đài PT-TH tỉnh, Cổng TTĐT tỉnh;
- CVP, các PCVP;
- CV NCTH;
- Lưu: VT, VX5, VX6.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Bùi Văn Quang
|
PHỤ LỤC 01
BẢNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU NĂM 2022
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 2616/KH-UBND ngày 12/07/2023 của UBND tỉnh
Phú Thọ)
STT
|
Nội dung chỉ tiêu
|
Năm 2022
|
Chỉ tiêu đặt ra
|
Kết quả thực hiện
|
1
|
Tỷ lệ TTHC được tiếp nhận và giải
quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ TTHC của tỉnh
|
50%
|
58,35%
|
1.1
|
Cấp tỉnh
|
65%
|
58,35%
|
1.2
|
Cấp huyện
|
50%
|
79,93%
|
1.3
|
Cấp xã
|
40%
|
38,26%
|
2
|
Tỷ lệ TTHC được rà soát, đơn
giản hóa
|
80%
|
100%
|
2.1
|
Tỷ lệ TTHC thường xuyên
phát sinh hồ sơ được rà soát, đơn giản hóa
|
80%
|
100%
|
2.2
|
TTHC lĩnh vực đầu tư, kinh
doanh được rà soát, đơn giản hóa
|
100%
|
100%
|
3
|
Tỷ lệ DVCTT phát sinh hồ sơ
|
80%
|
49,83%
|
4
|
Tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả
giải quyết TTHC
|
|
|
4.1
|
Cấp tỉnh
|
100%
|
100%
|
4.2
|
Cấp huyện
|
100%
|
60%
|
5
|
Tỷ lệ TTHC đủ điều kiện được
cung cấp dưới hình thức DVCTT
|
100%
|
100%
|
6
|
TTHC cung cấp qua dịch vụ
BCCI
|
|
|
6.1
|
Tỷ lệ TTHC trong danh mục
TTHC được cung cấp qua dịch vụ BCCI phát sinh gửi/nhận kết quả qua BCCI
|
55%
|
57%
|
6.2
|
Tỷ lệ hồ sơ trong tổng số TTHC
phát sinh hồ sơ được nhận qua BCCI
|
5%
|
5.2%
|
6.3
|
Tỷ lệ hồ sơ trong tổng số
TTHC phát sinh hồ sơ được trả qua BCCI
|
20%
|
18,1%
|
7
|
Tỷ lệ cơ quan, đơn vị triển
khai thanh toán trực tuyến đối với các hồ sơ TTHC phát sinh phí, lệ phí phục
vụ người dân và doanh nghiệp
|
100%
|
100%
|
8
|
Tỷ lệ các cơ quan, đơn vị bố
trí đầy đủ các trang thiết bị hạ tầng CNTT phục vụ triển khai DVCTT
|
80%
|
85%
|
9
|
Tỷ lệ cán bộ tham gia cung cấp
DVCTT được đào tạo kỹ năng để tiếp nhận, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp
|
90%
|
100%
|
10
|
Tỷ lệ cơ quan nhà nước triển
khai các kênh thông tin để tiếp nhận, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện
TTHC
|
80%
|
100%
|
PHỤ LỤC 02
BẢNG CHI TIẾT CÁC MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH NĂM 2023
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 2616/KH-UBND ngày 12/07/2023 của UBND tỉnh
Phú Thọ)
STT
|
Nội dung chỉ tiêu
|
Mục tiêu Năm 2023
|
1
|
Tỷ lệ TTHC được tiếp nhận và
giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ TTHC của tỉnh
|
70%
|
1.1
|
Cấp tỉnh
|
75%
|
1.2
|
Cấp huyện
|
75%
|
1.3
|
Cấp xã
|
60%
|
2
|
Tỷ lệ TTHC được rà soát, đơn
giản hóa
|
100%
|
2.1
|
Tỷ lệ TTHC thường xuyên
phát sinh hồ sơ được rà soát, đơn giản hóa
|
100%
|
2.2
|
TTHC lĩnh vực đầu tư, kinh
doanh được rà soát, đơn giản hóa
|
100%
|
3
|
Tỷ lệ DVCTT phát sinh hồ sơ
|
82%
|
4
|
Tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả
giải quyết TTHC
|
|
4.1
|
Cấp tỉnh
|
100%
|
4.2
|
Cấp huyện
|
100%
|
4.3
|
Cấp xã
|
100%
|
5
|
Tỷ lệ TTHC đủ điều kiện được
cung cấp dưới hình thức DVCTT
|
100%
|
6
|
TTHC cung cấp qua dịch vụ
BCCI
|
|
6.1
|
Tỷ lệ TTHC trong danh mục
TTHC được cung cấp qua dịch vụ BCCI phát sinh gửi/nhận kết quả qua BCCI
|
60%
|
6.2
|
Tỷ lệ hồ sơ trong tổng số
TTHC phát sinh hồ sơ được nhận qua BCCI
|
5%
|
6.3
|
Tỷ lệ hồ sơ trong tổng số
TTHC phát sinh hồ sơ được trả qua BCCI
|
20%
|
7
|
Tỷ lệ cơ quan, đơn vị triển
khai thanh toán trực tuyến đối với các hồ sơ TTHC phát sinh phí, lệ phí phục vụ
người dân và doanh nghiệp
|
100%
|
8
|
Tỷ lệ các cơ quan, đơn vị bố
trí đầy đủ các trang thiết bị hạ tầng CNTT phục vụ triển khai DVCTT
|
100%
|
9
|
Tỷ lệ cán bộ tham gia cung cấp
DVCTT được đào tạo kỹ năng để tiếp nhận, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp
|
100%
|
10
|
Tỷ lệ cơ quan nhà nước triển
khai các kênh thông tin để tiếp nhận, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện
TTHC
|
100%
|
11
|
Tỷ lệ TTHC trong các cơ quan
nhà nước của tỉnh được cắt giảm so với năm 2022
|
10%
|
PHỤ LỤC 03
DANH MỤC NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI NÂNG CAO HIỆU QUẢ DỊCH VỤ
CÔNG TRỰC TUYẾN NĂM 2023
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 2616/KH-UBND ngày 12/07/2023 của UBND tỉnh
Phú Thọ)
STT
|
Nhiệm vụ
|
Đơn vị chủ trì
|
Đơn vị phối hợp
|
Thời gian thực hiện
|
1
|
Hướng dẫn, theo dõi, giám sát,
đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện rà soát, chuẩn hóa, đơn giản hóa các
TTHC; chuẩn hoá việc xây dựng quy trình nội bộ, quy trình điện tử giải quyết
TTHC.
|
Văn phòng UBND tỉnh
|
Các cơ quan, đơn vị
|
Tháng 7/2023
|
2
|
Đẩy mạnh triển khai số hóa hồ
sơ, kết quả giải quyết TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh; đảm
bảo là hình mẫu để Bộ phận một cửa điện tử cấp huyện, cấp xã áp dụng thực hiện.
|
Văn phòng UBND tỉnh
|
Các cơ quan, đơn vị
|
Tháng 8/2023
|
3
|
Triển khai nâng cấp, hoàn thiện
hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo
quy định của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông.
|
Sở TTTT
|
Văn phòng UBND tỉnh
|
Tháng 7/2023
|
4
|
Tham mưu giải pháp đẩy mạnh
triển khai tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu
chính.
|
Sở TTTT
|
Các cơ quan, đơn vị
|
Tháng 7/2023
|
5
|
Triển khai các giải pháp công
nghệ hiện đại để giám sát, kiểm tra thực hiện TTHC trên môi trường số và hệ
thống thông tin trong toàn tỉnh, giảm việc kiểm tra trực tiếp tại cơ sở.
|
Sở TTTT
|
Các cơ quan, đơn vị
|
Tháng 8/2023
|
6
|
Đẩy mạnh công tác thông tin
tuyên truyền, hướng dẫn nâng cao nhận thức, kỹ năng cho người dân, doanh nghiệp
khi thực hiện DVCTT.
|
Sở TTTT
|
Các cơ quan, đơn vị
|
Tháng 10/2023
|
7
|
Hoàn thiện cơ sở dữ liệu dân cư,
định danh, xác thực điện tử của tỉnh; đồng bộ định danh xác thực điện tử với
Cổng dịch vụ công của tỉnh; đảm bảo người dân đã được định danh và xác thực
điện tử không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ về dân cư khi thực hiện
các TTHC tại Bộ phận một cửa điện tử các cấp.
|
Công an tỉnh
|
Các cơ quan, đơn vị
|
Tháng 12/2023
|
8
|
Triển khai xây dựng, hoàn thiện
cơ sở dữ liệu hộ tịch đảm bảo đồng bộ thống nhất giữa cơ sở dữ liệu hộ tịch
và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
|
Sở Tư pháp
|
Công an tỉnh, Sở TTTT; UBND các huyện, thành, thị
|
Tháng 12/2023
|
9
|
Tham mưu với UBND tỉnh tỉnh,
trình Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức thu các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm
quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh khi thực hiện các TTHC thông qua
DVCTT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
|
Sở Tài chính
|
Các cơ quan, đơn vị
|
Tháng 7/2023
|
10
|
Đưa kết quả đánh giá Chuyển đổi
số để tích hợp vào đánh giá, xếp loại chất lượng hoạt động các cơ quan cấp tỉnh
và UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
|
Sở Nội vụ
|
Sở TTTT
|
Tháng 12/2023
|
11
|
Triển khai các giải pháp để
nâng cao trình độ cho cán bộ tham gia cung cấp DVCTT của tỉnh đáp ứng yêu cầu
tiếp nhận, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong quá trình giải quyết TTHC.
|
Sở Nội vụ
|
Các cơ quan, đơn vị
|
Tháng 12/2023
|
12
|
Rà soát các TTHC đủ điều kiện
triển khai cung cấp DVC trực tuyến; đảm bảo tối thiểu 80% TTHC cung cấp dưới
dạng DVC trực tuyến. Tối thiểu 80% cung cấp DVC trực tuyến toàn trình.
|
Các cơ quan, đơn vị
|
Văn phòng UBND tỉnh
|
Tháng 7/2023
|
13
|
Đảm bảo các điều kiện về cơ sở
vật chất, nhân lực triển khai DVCTT.
|
Các cơ quan, đơn vị
|
Sở Tài chính; Sở TTTT
|
Tháng 7/2023
|
14
|
Chỉ đạo Tổ công nghệ số cộng
đồng tích cực triển khai đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người sử dụng
dịch vụ công trực tuyến.
|
UBND các huyện, thành, thị
|
Sở TTTT
|
Tháng 8/2023
|
15
|
Xây dựng, kết nối, chia sẻ
CDL chuyên ngành với Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh.
|
Các cơ quan, đơn vị
|
Văn phòng UBND tỉnh; Sở TTTT
|
Tháng 12/2023
|
1 Trong năm 2022, hệ thống tiếp nhận và giải
quyết trực tuyến 58,35% (287.571/492.830 hồ sơ, tăng 13,49% so với năm 2021).
Trong đó, cấp tỉnh tiếp nhận và giải quyết trực tuyến 69,2% (65.762/95.026 hồ
sơ, tăng 21,35% so với năm 2021); cấp huyện tiếp nhận và giải quyết trực tuyến
79,93% (133.511/167.031 hồ sơ, tăng 11,33% so với năm 2021); cấp xã tiếp nhận
và giải quyết trực tuyến 38,26% (88.298/230.773 hồ sơ, tăng 5,86% so với năm
2021).