Kế hoạch 2591/KH-UBND năm 2022 thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Hiệp định RCEP) của tỉnh Lâm Đồng

Số hiệu 2591/KH-UBND
Ngày ban hành 18/04/2022
Ngày có hiệu lực 18/04/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Phạm S
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2591/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 18 tháng 4 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC (HIỆP ĐỊNH RCEP) CỦA TỈNH LÂM ĐỒNG

Thực hiện Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 04/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Hiệp định RCEP), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Hiệp định RCEP của tỉnh Lâm Đồng cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Cụ thể hóa và triển khai các nhiệm vụ tại Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 04/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Hiệp định RCEP) phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

- Giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan tổ chức triển khai, thực hiện có hiệu quả Kế hoạch thực hiện Hiệp định RCEP; thực thi hiệu quả các cam kết của Việt Nam trong Hiệp định RCEP; tận dụng cơ hội và hạn chế thách thức trong quá trình hội nhập.

II. MỘT SỐ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định RCEP:

- Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến về Hiệp định RCEP và các văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới để thực hiện Hiệp định RCEP cho các đối tượng có liên quan; đặc biệt là các đối tượng có thể chịu tác động như: doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, hợp tác xã, cơ quan quản lý và hộ nông dân thông qua các phương tiện truyền thông, trang thông tin điện tử, các ấn phẩm, tài liệu, các chương trình phát thanh và truyền hình, các lớp tập huấn, hội thảo, đối thoại nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về nội dung cam kết và các công việc cần triển khai để thực thi hiệu quả Hiệp định RCEP.

- Quan tâm đến công tác đào tạo, tập huấn cho các cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước cũng như các doanh nghiệp về một số lĩnh vực chính như: thuế, quy tắc xuất xứ, tiếp cận thị trường các nước tham gia Hiệp định RCEP, đầu tư, dịch vụ, hải quan, mua sắm, phòng vệ thương mại, sở hữu trí tuệ... bảo đảm các doanh nghiệp và các cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước hiểu rõ, hiểu đúng, từ đó giúp việc tận dụng và thực hiện Hiệp định đầy đủ và hiệu quả.

- Cung cấp thông tin, dự báo về các thị trường xuất nhập khẩu, thị trường trong nước, thông tin về thương mại - đầu tư để các doanh nghiệp trong tỉnh có thể kịp thời nắm bắt các yêu cầu kỹ thuật, quy định về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa của các nước tham gia Hiệp định RCEP; từ đó, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạch định và triển khai chiến lược kinh doanh trong nước và đầu tư ra nước ngoài.

- Triển khai tuyên truyền, phổ biến thông qua các hình thức phù hợp; đẩy mạnh sử dụng môi trường kỹ thuật số hoặc đăng tải tài liệu trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh Lâm Đồng cũng như các trang thông tin điện tử của các cơ quan có thẩm quyền nhằm tăng khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp, đảm bảo tính tương tác, hiệu quả, tiết kiệm.

2. Công tác xây dựng pháp luật, thể chế:

Rà soát văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình thực hiện Hiệp định; tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp với yêu cầu của Hiệp định.

3. Nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng hiệu quả Hiệp định RCEP:

- Xây dựng và thực hiện các chương trình hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành hàng, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, hộ nông dân phù hợp với các cam kết quốc tế; đồng thời đưa ra những giải pháp ứng phó, chính sách hỗ trợ cho những ngành hàng chịu tác động lớn, trực tiếp từ việc thực hiện Hiệp định.

- Thực hiện có hiệu quả đề án tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục triển khai Nghị quyết 05-NQ/TU ngày 11/11/2016 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững, hiện đại giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến 2025; đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo mô hình sản xuất tiên tiến theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.

- Tiếp tục triển khai Kế hoạch số 1386/KH-UBND ngày 09/3/2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng về phát triển và quảng bá thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” giai đoạn 2021 - 2025.

- Tăng cường hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân đăng ký nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa, mã số, mã vạch, thực hiện chỉ dẫn địa lý và truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho các sản phẩm nông sản có lợi thế cạnh tranh, từng bước mở rộng thị trường trong nước và quốc tế; hạn chế lệ thuộc vào một thị trường nhằm giảm rủi ro và nâng cao giá trị nông sản.

- Khuyến khích, phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ; hỗ trợ doanh nghiệp thành lập tổ chức nghiên cứu và phát triển; triển khai các nhiệm vụ ứng dụng khoa học và công nghệ, an toàn, thân thiện với môi trường; chuyển đổi số hóa, áp dụng khoa học kỹ thuật, mô hình sản xuất tiên tiến theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, truy xuất nguồn gốc, đáp ứng các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.

- Tổ chức các đoàn nghiên cứu, khảo sát thị trường các nước tham gia Hiệp định RCEP theo nhóm, ngành hàng mà Lâm Đồng có lợi thế để định hướng phát triển sản phẩm, phát triển thị trường.

- Triển khai các hình thức xúc tiến thương mại, áp dụng các công cụ trực tuyến để duy trì thị trường, quan hệ với các nước tham gia Hiệp định RCEP nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã trong tỉnh tìm kiếm, mở rộng thị trường; thúc đẩy giao dịch hàng hóa qua môi trường thương mại điện tử, chú trọng công tác quảng bá sản phẩm qua nền tảng số, phương tiện điện tử.

- Nâng cao năng lực hội nhập, cạnh tranh trong du lịch; đa dạng hóa sản phẩm du lịch; tăng cường công tác quảng bá xúc tiến du lịch; đào tạo nguồn nhân lực du lịch nhằm nâng cao chất lượng phục vụ đáp ứng hội nhập quốc tế; xây dựng môi trường du lịch bền vững.

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm khuyến khích, thu hút nguồn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nước thành viên Hiệp định RCEP vào những lĩnh vực trọng điểm.

- Hỗ trợ doanh nghiệp kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, phát triển thị trường xuất khẩu nông sản và chuỗi giá trị toàn cầu.

- Hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng biểu thuế ưu đãi đặc biệt khi xuất khẩu vào các nước thành viên Hiệp định RCEP.

- Nâng cao vai trò của các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp; thông qua Hiệp hội doanh nghiệp nắm bắt, giải quyết những khó khăn, vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

[...]