Quyết định 01/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Hiệp định RCEP) do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 01/QĐ-TTg
Ngày ban hành 04/01/2022
Ngày có hiệu lực 04/01/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Phạm Bình Minh
Lĩnh vực Thương mại

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/-TTg

Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC (HIỆP ĐỊNH RCEP)

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyn địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Điều ước quốc tế ngày 09 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2021 về việc phê duyệt Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Hiệp định RCEP);

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Hiệp định RCEP):

1. Mục tiêu: Phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cho các cơ quan, tổ chức liên quan, quyết định biện pháp chỉ đạo, điều hành và các biện pháp khác để triển khai thực hiện đầy đủ và có hiệu quả Hiệp định này.

2. Nhiệm vụ: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cụ thể hoá và tổ chức triển khai thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau đây:

a) Công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định RCEP.

- Phổ biến, tuyên truyền về Hiệp định RCEP và các văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới để thực hiện Hiệp định RCEP cho các đối tượng liên quan, đặc biệt là các đối tượng có thế chịu tác động như: cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, hợp tác xã, cơ quan quản lý cấp trung ương và địa phương, các thành phần lao động khác thông qua các phương tiện truyền thông, trang thông tin điện tử, các ấn phẩm, tài liệu, các chương trình phát thanh và truyền hình, các lớp tập huấn, hội thảo, đối thoại nhằm nâng cao nhận thức, hiu biết về nội dung cam kết cũng như các công việc cần triển khai để thực hiện hiệu quả Hiệp định RCEP.

- Chú trọng tập huấn cho các cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước cũng như các doanh nghiệp về một số lĩnh vực chính như: thuế, quy tắc xuất xứ, tiếp cận thị trường các nước tham gia Hiệp định RCEP, đầu tư, dịch vụ, hải quan, mua sắm của Chính phủ, phòng vệ thương mại, sở hữu trí tuệ v.v...bảo đảm các doanh nghiệp và các cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước hiểu rõ, hiểu đúng, từ đó giúp việc tận dụng và thực hiện Hiệp định đầy đủ và hiệu quả.

- Thiết lập Đầu mối thông tin về Hiệp định RCEP tại Bộ Công Thương để cung cấp thông tin, hướng dẫn, làm rõ các nội dung cam kết và các vấn đề liên quan đến Hiệp định.

- Củng cố mạng lưới, tăng cường năng lực và đẩy mạnh công tác cung cấp thông tin, dự báo về các thị trường xuất, nhập khẩu, thị trường trong nước của các cơ quan nhà nước có chức năng cung cấp thông tin về thương mại - đầu tư để các doanh nghiệp Việt Nam có thể kịp thời nắm bắt các thông tin, yêu cầu về kthuật, quy định về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa của các nước tham gia Hiệp định RCEP, từ đó tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam hoạch định và triển khai chiến lược kinh doanh trong nước và đầu tư ra nước ngoài.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thông qua các hình thức phù hợp, đẩy mạnh sử dụng môi trường kỹ thuật số hoặc đăng tải tài liệu trên các trang thông tin điện tử của các cơ quan có thẩm quyền nhằm tăng khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo tính tương tác, hiệu quả, tiết kiệm.

b) Công tác xây dựng pháp luật, thể chế

- Các bộ, ngành liên quan tiếp tục thực hiện rà soát pháp luật trong quá trình thực hiện Hiệp định và báo cáo Chính phủ đề xuất sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật khác (nếu có) để phù hợp với yêu cầu của Hiệp định.

- Sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt ban hành theo lộ trình đã quy định của Hiệp định RCEP. Trong trường hợp cần thiết để thực hiện các cam kết đúng thời hạn, áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Đảm bảo việc thực hiện cơ chế tham vấn, lấy ý kiến các đối tượng có liên quan trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật.

- Tiếp tục phối hợp với các nước thành viên Hiệp định RCEP để xây dựng, hoàn thiện các thiết chế cần thiết để thực hiện Hiệp định (như thành lập và hoạt động của Ủy ban hn hợp thực hiện Hiệp định RCEP, các Ủy ban chuyên môn, v.v...).

- Chỉ định và thông báo về cơ quan đầu mối của Việt Nam tham gia Ủy ban hỗn hợp thực hiện Hiệp định RCEP, các Ủy ban chuyên môn; cơ quan đâu môi về thông tin liên lạc giữa Việt Nam và các nước tham Hiệp định RCEP về mọi vấn đề của Hiệp định và thực hiện các nghĩa vụ thông báo theo Hiệp định; đàm phán kết nạp thành viên mới; và điều phối việc tiếp nhận các hỗ trợ kỹ thuật từ các đi tác nước ngoài trong quá trình thực hiện Hiệp định.

- Kiện toàn, củng cố các cơ quan phụ trách việc thực hiện Hiệp định RCEP tại các Bộ, ngành, cơ quan quản lý nhà nước địa phương, đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội kết hợp với phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế; phối hợp chặt chẽ với cơ quan đầu mối quốc gia về thực hiện Hiệp định, đảm bảo việc thực hiện hiệu quả và đầy đủ, đảm bảo giám sát chặt chẽ việc thực hiện cam kết của các đối tác cũng như theo sát tình hình xuất nhập khẩu để có biện pháp ứng phó kịp thời bảo vệ lợi ích của Việt Nam, phù hợp với các quy định của Hiệp định RCEP và luật pháp trong nước.

c) Nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng hiệu quả Hiệp định RCEP

- Xây dựng các chương trình hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành hàng, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, hợp tác xã, hộ nông dân phù hợp với các cam kết quốc tế; đồng thời, chuẩn bị những giải pháp ứng phó, chính sách hỗ trợ cho nhng ngành hàng chịu tác động lớn, trực tiếp từ việc thực hiện Hiệp định.

- Tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi số hóa, áp dụng khoa học kỹ thuật, mô hình sản xuất tiên tiến theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, truy xuất nguồn gốc, đáp ứng các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.

- Đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại - đầu tư tại các nước tham gia Hiệp định RCEP nhằm thông tin cho cộng đồng doanh nghiệp các nước về cơ hội và lợi thế môi trường kinh doanh đầu tư của Việt Nam; tiếp tục hoàn thiện cơ chế khuyến khích, thu hút nguồn đầu tư nước ngoài, qua đó phát triển quan hệ thương mại, thu hút nguồn vốn từ các nước thành viên Hiệp định RCEP vào những lĩnh vực trọng điểm; tận dụng công nghệ nguồn, công nghệ hiện đại, thành quả của cuộc Cách mạng công nghệ lần thứ 4 nhằm tháo gỡ những nút thắt có thể gây cản trở một số ngành của Việt Nam trong việc tận dụng Hiệp định RCEP; đồng thời tiếp tục củng cố vị thế, vai trò và hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế.

[...]