Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 232/KH-UBND năm 2022 về giải quyết việc làm cho người lao động và phát triển giáo dục nghề nghiệp tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2022-2025

Số hiệu 232/KH-UBND
Ngày ban hành 23/02/2022
Ngày có hiệu lực 23/02/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Hồ An Phong
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 232/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 23 tháng 02 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2022-2025

Thực hiện Quyết định số 2239/QĐ-TTg ngày 30/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 2222/QĐ-TTg ngày 30/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Căn cứ Nghị quyết số 03-NQ/ĐH ngày 28/10/2020 của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Nghị quyết số 25/NQ-HĐND ngày 13/8/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch giải quyết việc làm cho người lao động và phát triển giáo dục nghề nghiệp tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2022-2025, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Cụ thể hóa Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.

- Tập trung mọi nguồn lực nhằm khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới. Đẩy mạnh chuyển đổi sổ trong giáo dục nghề nghiệp nhằm triển khai các hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên môi trường số, tăng nhanh số lượng lao động qua đào tạo góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có kỹ năng nghề.

- Phát huy tối đa thế mạnh về nguồn lực lao động trong tỉnh, khắc phục tình trạng lãng phí nguồn nhân lực, tạo ra nguồn thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

- Tạo ra nhiều chỗ làm việc mới để giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của tỉnh trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

2. Yêu cầu

- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng các nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch đến các cấp, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân nhằm nâng cao nhận thức và hiểu rõ tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động.

- Các sở, ngành, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội chủ động xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình đơn vị, địa phương; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt nhm đạt được các mục tiêu của kế hoạch đề ra.

II. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Mục tiêu chung

- Tạo việc làm và đảm bảo cho mọi người lao động có nhu cầu làm việc được tiếp cận với thông tin thị trường lao động, có cơ hội tìm được việc làm phù hợp với khả năng và nguyện vọng của bản thân; đẩy mạnh phát triển thị trường lao động lành mạnh, ổn định, toàn diện, bền vững theo hướng hiện đại nhằm huy động, phân bvà sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; khuyến khích các mô hình, dự án tạo việc làm tại chỗ, sử dụng nhiều người lao động tại địa phương. Thực hiện có hiệu quả chính sách cho người lao động vay vốn tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.

- Tiếp tục đẩy mạnh đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh, du lịch và dịch vụ; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tập trung vào những lĩnh vực mũi nhọn, có vai trò quyết định, tạo bước đột phá mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội; đầu tư nguồn lực nâng cao chất lượng đào tạo, bảo đảm quy mô, cơ cấu ngành, nghề đào tạo phục vụ nhu cầu phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tập trung chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp.

2. Chỉ tiêu cụ thể đến năm 2025

2.1. Đối với công tác giải quyết việc làm

- Cả giai đoạn tạo việc làm cho khoảng 74.000 người lao động, bình quân mỗi năm tạo việc làm cho 18.000 - 19.000 lao động, trong đó có 3.600 người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và 2.500 lao động được tạo việc làm thông qua các dự án, mô hình vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm.

- Tỷ lệ thất nghiệp chung dưới 2,0%.

- Tư vấn, giới thiệu, cung ứng việc làm trong và ngoài nước cho 40.000 lượt lao động/năm; trong đó ít nhất 50% người lao động có việc làm sau khi được tư vấn, giới thiệu việc làm.

2.2. Đối với công tác giáo dục nghề nghiệp

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%, trong đó: Lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30%.

- Phấn đấu có 01 Trường Cao đẳng chất lượng cao.

- Thu hút 40-45% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp; học sinh, sinh viên nữ đạt trên 30% trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh mới.

- Đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 25% lực lượng lao động.

- Tỷ lệ lao động là người dân tộc thiểu số qua đào tạo nghề nghiệp đạt 45%; tỷ lệ lao động là người khuyết, tật còn khả năng lao động được học nghề phù hợp đạt 35%.

[...]