Kế hoạch 31/KH-UBND thực hiện công tác giải quyết việc làm năm 2022 trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Số hiệu 31/KH-UBND
Ngày ban hành 17/02/2022
Ngày có hiệu lực 17/02/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Nguyễn Minh Luân
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 31/KH-UBND

Cà Mau, ngày 17 tháng 02 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM NĂM 2022 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

Thực hiện Nghị quyết số 47/NQ-HĐND ngày 04/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; Quyết định số 2737/QĐ-UBND ngày 07/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện công tác giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2022, với nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Thực hiện có hiệu quả chính sách của nhà nước trong việc tạo việc làm cho lao động, tạo điều kiện để doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tuyển dụng, sử dụng lao động theo nhu cầu, giúp cho người lao động có cơ hội tìm kiếm việc làm mới phù hợp khả năng thông qua thị trường lao động.

- Tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp rà soát, quản lý lực lượng lao động trong độ tuổi, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn cho lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh, từng bước có giải pháp giải quyết việc làm theo định hướng, đảm bảo người lao động có việc làm và thu nhập ổn định.

- Phát triển thị trường lao động cạnh tranh theo hướng hiện đại. Chủ động kết nối, hội nhập thị trường lao động các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực phía Nam, mở rộng ra phạm vi cả nước. Tạo mối quan hệ lao động hài hòa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm thất nghiệp, giảm nghèo bền vững, góp phần tích cực trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

II. MỤC TIÊU THỰC HIỆN

1. Mục tiêu

- Tạo việc làm cho lao động trên địa bàn tỉnh, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế và phát huy thế mạnh nguồn lực lao động ở các huyện, thành phố Cà Mau vào tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội, tạo nguồn thu nhập ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, giảm lao động thất nghiệp, góp phần giảm nghèo bền vững, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giải quyết việc làm. Chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế. Phát triển thị trường lao động hài hòa, ổn định, duy trì và mở rộng các hình thức tạo việc làm tại chỗ, đưa lao động địa phương đi làm việc ngoài tỉnh, khuyến khích lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Phấn đấu giải quyết việc làm cho 39.700 lao động (kèm theo Phụ lục phân bổ chỉ tiêu). Trong đó:

- Giải quyết việc làm từ các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và cho vay vốn ưu đãi để tạo việc làm của địa phương: 17.300 lao động.

- Giải quyết việc làm từ hoạt động tuyển chọn, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp ngoài tỉnh: 22.000 lao động.

- Giải quyết việc làm từ hoạt động tuyển chọn, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: 250 lao động.

b) Phấn đấu tỷ lệ lao động khu vực ngư - nông - lâm nghiệp đạt 46%; Tỷ lệ lao động xã hội qua đào tạo đạt 53%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25,6%.

c) Phấn đấu tăng năng suất lao động xã hội đạt khoảng 5 - 6%.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền, tạo chuyển biến nhận thức về giải quyết việc làm cho người lao động, các doanh nghiệp, các cấp, các ngành và các tổ chức chính trị - xã hội

- Nâng cao nhận thức đối với các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong công tác giải quyết việc làm, nhận định rõ tạo việc làm để tăng thu nhập, ổn định cuộc sống của bản thân và gia đình người lao động, là nhiệm vụ có tính chiến lược, gắn liền với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó có các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và bản thân người lao động.

- Các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội thường xuyên thực hiện truyền thông, tuyên truyền các chính sách về giải quyết việc làm trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là hệ thống truyền thanh tại các xã, phường, thị trấn. Phân luồng đào tạo nghề, định hướng việc làm cho học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, đảm bảo người lao động có nhận thức đầy đủ về thông tin thị trường lao động, chế độ lao động và chính sách việc làm.

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, tạo điều kiện cho người sử dụng lao động và người lao động tiếp thu và thực hiện tốt các chính sách pháp luật liên quan trong quan hệ lao động, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện phẩm chất, kỷ luật lao động trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh, khởi nghiệp thuận lợi; xây dựng các cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư và đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân thuộc tất cả các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, kinh doanh; khuyến khích các dự án đang hoạt động tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh.

2. Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, tăng dần tỷ lệ lao động có việc làm trong tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tập trung thực hiện có hiệu quả các Chương trình, Dự án, Đề án, Quy hoạch, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, các Nghị quyết của Tỉnh ủy, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh và các chương trình, đề án, dự án do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, khuyến khích khởi nghiệp, thu hút đầu tư thành lập nhiều doanh nghiệp nhằm tạo thêm nhiều việc làm mới.

- Đối với nông nghiệp: Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Phát triển sản phẩm hàng hóa chủ lực của ngành nông nghiệp theo từng chuỗi sản phẩm toàn diện dựa trên sản phẩm chủ lực là con tôm, cua, cây lúa, rừng trồng, sản phẩm đánh bắt, sản phẩm chăn nuôi... Khuyến khích phát triển hợp tác xã, xây dựng tổ hợp tác. Tổ chức lại sản xuất trong khai thác thủy hải sản phù hợp với từng nhóm nghề, từng ngư trường nhằm nâng cao hiệu quả và thu nhập của ngư dân.

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tập trung phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất để tăng thu nhập cho dân cư nông thôn, góp phần thu hút lao động tham gia, nâng cao kết quả giải quyết việc làm tại địa phương, nhất là lao động tại các xã khó khăn, vùng bãi ngang ven biển.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ