Kế hoạch 86/KH-UBND về phát triển giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022

Số hiệu 86/KH-UBND
Ngày ban hành 04/03/2022
Ngày có hiệu lực 04/03/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Thanh Bình
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 86/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 04 tháng 3 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2022

Thực hiện Quyết định số 3435/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình công tác năm 2022; Kế hoạch số 01/KH-UBND ngày 06 tháng 01 năm 2022 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao năm 2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG

1. Mục tiêu

a) Năm 2022, hỗ trợ phát triển, tiếp tục hoàn thiện các điều kiện đảm bảo hoạt động giáo dục nghề nghiệp cho các Trường cao đẳng, Trường Trung cấp và các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên công lập trên địa bàn tỉnh.

b) Tuyển sinh, đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp cho 15.000 người, trong đó: Tuyển sinh, đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp 4.500 người; tuyển sinh, đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng 10.500 người. Phấn đấu đến cuối năm 2022, tỷ lệ có việc làm sau đào tạo nghề nghiệp đạt trên 85%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 68%, trong đó: tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt 50%.

2. Đối tượng

a) Các cơ quan, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các công ty, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

b) Người trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Trong đó, quan tâm đào tạo lao động có trình độ, tay nghề cao; lao động tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ; lao động theo nhu cầu của nhà đầu tư, doanh nghiệp; hỗ trợ đào tạo nghề cho người thuộc đối tượng: Người thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, người lao động nữ, ngư dân, lao động trong các hợp tác xã; người thi hành xong án phạt tù, người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Nhóm giải pháp về thông tin, tuyên truyền và tư vấn học nghề

a) Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp, học nghề, việc làm để tuyển sinh học sinh, sinh viên tham gia học nghề ở các trình độ cao đẳng, trung cấp; tập trung đào tạo các ngành, nghề phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030.

b) Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông để định hướng học nghề và thực hiện phân luồng sau trung học cơ sở và trung học phổ thông, thu hút học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tham gia các khóa đào tạo thí điểm trình độ cao đẳng.

2. Nhóm giải pháp về quy hoạch: Thực hiện xây dựng và triển khai “Đề án sắp xếp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 và Kết luận số 192-KL/TU ngày 24/6/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc rà soát, sắp xếp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc tỉnh nhằm tái cấu trúc lại mạng lưới cơ sở GDNN công lập theo hướng đồng bộ, tập trung, tinh gọn, cơ cấu hợp lý, tăng quy mô đào tạo hướng đến hình thành trường cao đẳng chất lượng cao.

3. Nhóm giải pháp tổ chức tuyển sinh, đào tạo nghề nghiệp và giải quyết việc làm sau đào tạo

a) Tổ chức tuyển sinh, đào tạo theo đúng quy mô tuyển sinh của các ngành, nghề đào tạo được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xác định và đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm theo quy định; liên kết, phối hợp với các trường đại học, trường cao đẳng chất lượng cao trong nước để tổ chức tuyển sinh, đào tạo các ngành, nghề, trình độ đào tạo theo nhu cầu xã hội và đây cũng là các ngành, nghề mà các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

b) Tạo điều kiện cho doanh nghiệp, tổ chức cá nhân đầu tư thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục; tăng cường vai trò của Trung tâm Dịch vụ việc làm trong công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, chủ động phối hợp với doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu sử dụng lao động.

c) Tiếp tục triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, bảo đảm người học có kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm, kỹ năng số, kỹ năng khởi nghiệp và trình độ ngoại ngữ thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động.

4. Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp:

a) Tổ chức đánh giá công tác tuyển sinh đào tạo nghề nghiệp các trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp; đánh giá chất lượng nhà giáo giảng dạy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định.

b) Đa dạng hóa nguồn lực đào tạo, ngành nghề đào tạo, đối tượng đào tạo, chú trọng công tác liên kết đào tạo; tạo điều kiện để các doanh nghiệp, các đơn vị sử dụng lao động gắn kết với các cơ sở GDNN sau đào tạo có việc làm; gắn công tác đào tạo với giải quyết việc làm phù hợp với định hướng phát triển các lĩnh vực, ngành kinh tế của tỉnh.

c) Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động để gắn kết việc đào tạo với sử dụng lao động, đảm bảo cho các hoạt động của hệ thống GDNN hướng vào việc đáp ứng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu của người sử dụng lao động và giải quyết việc làm.

d) Phát triển chương trình, giáo trình, ngành, nghề đào tạo thông qua lập kế hoạch chỉnh sửa, bổ sung hoàn chỉnh chương trình, giáo trình đào tạo của các ngành, nghề đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo chuẩn đầu ra và đáp ứng bảo đảm chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, yêu cầu, vị trí việc làm của đơn vị sử dụng lao động. Ban hành các chương trình, giáo trình đào tạo của các ngành, nghề đào tạo mới theo nhu cầu, yêu cầu thực tế sử dụng lao động của xã hội, đặc biệt là nhu cầu, yêu cầu sử dụng nguồn nhân lực qua đào tạo nghề nghiệp phục vụ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động và quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, khu vực miền Trung và cả nước.

đ) Thực hiện tốt công tác tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các chương trình đào tạo nghề trọng điểm quốc gia, khu vực, quốc tế của các trường cao đẳng, trường trung cấp, khuyến khích việc tự đánh giá đối với tất cả các chương trình đào tạo đang triển khai đào tạo tại cơ sở; thực hiện đúng các quy định việc xây dựng và vận hành hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong nhà trường tuân thủ các nguyên tắc, yêu cầu của hệ thống bảo đảm chất lượng để không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng, làm nền tảng để nhà trường xây dựng văn hóa chất lượng và chuẩn bị các điều kiện tham gia kiểm định để được công nhận chất lượng.

e) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác các ứng dụng trực tuyến; đẩy mạnh việc số hóa, xây dựng bài giảng, tài liệu điện tử để đào tạo trực tuyến nhằm thích ứng với tình hình thay đổi do dịch bệnh Covid-19 trong giai đoạn hiện nay.

5. Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp cấp tỉnh, huyện, xã; nâng cao năng lực cán bộ quản lý, nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ định kỳ, hàng năm cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp các cấp (tỉnh, huyện, xã), đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qua đó, nâng cao năng lực quản lý, thực hiện đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của tỉnh.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ