Kế hoạch 231/KH-UBND về kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2018 tỉnh An Giang

Số hiệu 231/KH-UBND
Ngày ban hành 09/05/2018
Ngày có hiệu lực 09/05/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Lê Văn Nưng
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 231/KH-UBND

An Giang, ngày 09 tháng 5 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

KỊCH BẢN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NĂM 2018 TỈNH AN GIANG

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ việc xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2018, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang xây dựng kịch bản tăng trưởng năm 2018 tỉnh An Giang như sau:

I. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018

* Mục tiêu: Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, khai thác có hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế ổn định, bền vững theo hướng tăng trưởng xanh; Khai thác mạnh mẽ lợi thế so sánh của tỉnh trong liên kết vùng; Ứng phó và thích nghi hiệu quả với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống thiên tai, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao công nghệ cao, công nghệ sinh học vào sản xuất và chế biến; Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo; Tập trung đầu tư, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân; Thực hiện tốt các chính sách về giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm; Giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội, từng bước giảm thiểu tai nạn giao thông.

* Các chỉ tiêu chủ yếu

STT

Chỉ tiêu

ĐVT

KH 2018

1

Tốc độ tăng trưởng GRDP (Giá SS 2010)

%

6 - 6,5

 

- Khu vực Nông, lâm, thủy sản

%

2 - 2,25

 

- Khu vực Công nghiệp và Xây dựng

%

7,69 - 8,20

 

- Khu vực Dịch vụ

%

8 - 8,66

 

- Thuế sản phẩm trừ trợ giá chính sách

%

5,6

2

Cơ cấu kinh tế

 

 

 

- Khu vực Nông, lâm, thủy sản

%

28,86 - 28,93

 

- Khu vực Công nghiệp và Xây dựng

%

14,65 - 14,66

 

- Khu vực Dịch vụ

%

54,85 - 54,92

 

- Thuế sản phẩm trừ trợ giá chính sách

%

1,56 - 1,57

3

Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân

Triệu đồng/ha

183

4

Kim ngạch xuất khẩu

Triệu USD

840

5

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội

Tỷ đồng

26.557

6

Thu ngân sách từ kinh tế địa bàn (tỷ đồng)

Tỷ đồng

5.700

7

Tỷ lệ lao động được đào tạo so với tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân

%

60

8

Tỷ lệ hộ nghèo

%

4,55

9

Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị

%

< 4

10

Tỷ lệ dân tham gia bảo hiểm y tế

%

81,5

11

Số giường bệnh trên 10.000 dân

Giường

20,25

12

Tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh phân tán

%

22,4

13

Phấn đấu xã đạt chuẩn nông thôn mới

43

II. Về kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2018

Căn cứ mục tiêu tăng trưởng của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 của tỉnh An Giang; Và Tình hình kinh tế - xã hội quý I năm 2018: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh ước quý I năm 2018 (theo giá so sánh 2010) tăng 5,95% so cùng kỳ năm trước; trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 1,22%; khu vực Công nghiệp - Xây dựng tăng 9,35%; khu vực dịch vụ tăng 9,51%. Như vậy, để đạt được kịch bản tăng trưởng GRDP cả năm 2018 là 6 - 6,5% thì dự kiến mục tiêu phấn đấu cần đạt trong 6 tháng và 9 tháng đầu năm như sau:

- Mục tiêu 6 tháng: tăng trưởng GRDP là 6%, trong đó: Khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,43%; Khu vực Công nghiệp và xây dựng tăng 7,87%; Khu vực Dịch vụ tăng 8,34%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp tăng 4,92%.

- Mục tiêu 9 tháng: tăng trưởng GRDP là 6,2%, trong đó: Khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,77%; Khu vực Công nghiệp và xây dựng tăng 8,25%; Khu vực Dịch vụ tăng 8,66%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp tăng 6,13%.

- Mục tiêu cả năm 2018: tăng trưởng GRDP là 6,5%, trong đó: Khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,25%; Khu vực Công nghiệp và xây dựng tăng 8,2%; Khu vực Dịch vụ tăng 8,88%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp tăng 5,44%.

(Phụ lục chi tiết kèm theo)

III. Các giải pháp cần triển khai thực hiện để đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra

1) Đối với lĩnh vực phát triển nông nghiệp

- Tiếp tục triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo ngành hàng và triển khai thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tập trung 3 vấn đề: (1) mời gọi đầu tư trong nông nghiệp; (2) đào tạo nguồn nhân lực (3) xây dựng thương hiệu: Triển khai Kế hoạch tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh năm 2017-2018.

- Thực hiện thí điểm phân cấp công nhận Doanh nghiệp nông nghiệp Công nghệ cao để thuận tiện hơn cho thu hút đầu tư trong nông nghiệp, trước mắt tập trung một số ngành hàng như: heo giống, heo thịt, chuối cấy mô; cá tra giống; Phối hợp với Ngân hàng nhà nước triển khai nhanh gói hỗ trợ cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 07/3/2017 của Chính phủ (Dự kiến điều kiện cho vay và phương án cho vay theo hướng đề xuất cơ cấu vốn: 1/3 do Nhà nước hỗ trợ, 1/3 từ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng, 1/3 là vốn tự có doanh nghiệp). Triển khai đào tạo cho cán bộ HTX và Doanh nghiệp tại Nhật và Israel. Xây dựng thương hiệu gạo gắn với doanh nghiệp.

- Tổ chức thực hiện Kế hoạch phát triển thủy sản bền vững tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020 (theo Quyết định số 3115/QĐ-UBND, ngày 20/10/2017 của UBND tỉnh); Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang rau màu và cây ăn trái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 (theo Quyết định số 3410/QĐ- UBND, ngày 14/11/2017 của UBND tỉnh); Tiếp tục xây dựng và triển khai Kế hoạch Tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo bền vững giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020.

- Tiếp tục thực hiện và nhân rộng các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, nhân rộng mô hình “Cánh đồng lớn”, gắn với thực hiện các mô hình kinh tế hợp tác của HTX kiểu mới, liên kết từ cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra trong sản xuất và cung cấp các dịch vụ khác. Tiếp tục xây dựng các cửa hàng nông sản an toàn ở các thị xã, thị trấn trong tỉnh.

- Thực hiện đề án đổi mới và phát triển HTX, tổ hợp tác trong nông nghiệp và triển khai Kế hoạch 473 của UBND tỉnh nhằm đổi mới toàn diện, phát triển đa dạng, nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của hợp tác xã, tổ hợp tác trong nông nghiệp. Hình thành các liên hiệp HTX gắn với doanh nghiệp tiêu thụ như tập đoàn Lộc trời; tập đoàn Vương Đình; Công ty Vinacam; tập đoàn Tân Long. Phát triển thêm các HTX rau màu, cây ăn trái và sản xuất giống cá tra.

- Triển khai áp dụng chương trình “3 giảm, 3 tăng” và “1 phải, 5 giảm”, mở rộng áp dụng Global GAP, Viet GAP để giảm giá thành, nâng cao năng suất và lợi nhuận cho người dân. Tăng cường công tác khuyến nông và khuyến khích nông dân chú trọng khâu ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất, sử dụng máy cấy, máy sạ hàng,…giúp giảm thất thoát, góp phần làm tăng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích. Gắn kết hoạt động cho cả bộ máy tổ chức từ tỉnh đến xã, nâng cao chất lượng làm việc cũng như trách nhiệm của cán bộ kỹ thuật.

- Tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết, vận động các hộ nuôi cá thể thành lập các hợp tác xã hay chi hội thực hiện hợp đồng liên kết tiêu thụ với các doanh nghiệp, ổn định được đầu ra nguyên liệu, sản xuất theo kế hoạch xuất khẩu của doanh nghiệp.

- Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi, tổ chức triển khai tốt công tác bảo vệ thực vật, chăn nuôi và thú y trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục thực hiện công tác phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn và thiên tai. Chương trình hành động chiến lược quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020. Chương trình hành động của ngành nông nghiệp về biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

2) Phát triển Công nghiệp và Xây dựng:

- Xây dựng và ban hành Quy định về Quy chế phối hợp, quản lý, đầu tư phát triển Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang; Quy định, trình tự, thủ tục xác nhận ưu đãi và hậu kiểm ưu đãi đối với các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh An Giang.

- Tổ chức đoàn công tác đến làm việc với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để mời gọi đầu tư vào các Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Đẩy mạnh triển khai các Dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật các Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp; Thường xuyên cập nhật thông tin quy hoạch phát triển Cụm công nghiệp tỉnh giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa nắm rõ các thông tin về vị trí, diện tích đất công nghiệp cho thuê trong các Cụm công nghiệp.

- Triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình khuyến công và chính sách khuyến công trên địa bàn tỉnh, như: Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đầu tư đổi mới máy móc thiết bị nhằm nâng cao công suất chế biến, giảm chi phí qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh.

[...]
14
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ