Kế hoạch 2273/KH-UBND năm 2013 hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp cơ khí phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre đến năm 2020

Số hiệu 2273/KH-UBND
Ngày ban hành 24/05/2013
Ngày có hiệu lực 24/05/2013
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bến Tre
Người ký Trần Anh Tuấn
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2273/KH-UBND

Bến Tre, ngày 24 tháng 5 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2020

Căn cứ:

Quyết định số 186/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lượt phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020;

Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007-2010, tầm nhìn đến năm 2020 và một số chính sách khuyến khích phát triển;

Quyết định số 83/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre đến năm 2020;

Nghị quyết số 03/NQ-TU ngày 26 tháng 4 năm 2006 của Tỉnh uỷ Bến Tre về việc phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2006-2010 hướng đến năm 2020;

Quyết định số 974/QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020;

Nhằm thúc đẩy ngành cơ khí tỉnh Bến Tre phát triển ngang tầm với các tỉnh trong khu vực; làm nền tảng hỗ trợ và thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh xây dựng kế hoạch hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp cơ khí phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 với các nội dung cụ thể như sau:

A. THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ TRONG TỈNH

I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN

Ngành cơ khí tỉnh Bến Tre những năm gần đây đã có bước khởi sắc, nhiều doanh nghiệp ngành cơ khí được thành lập mới và đang trên đà phát triển, tuy phần lớn còn ở quy mô nhỏ nhưng vẫn giữ được sản xuất ổn định và đã xuất hiện một số sản phẩm cơ khí đặc trưng Bến Tre. Bước đầu hình thành một số chuyên ngành cơ khí quan trọng như cơ khí phục vụ công nghiệp chế biến dừa, cơ khí đóng tàu, cơ khí phục vụ các khu, cụm công nghiệp và các hoạt động sản xuất công nghiệp khác, cơ khí gia công sửa chữa máy nổ, máy cày, cơ khí xây dựng…

Nhìn chung, các cơ sở, doanh nghiệp ngành cơ khí chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ. Tính đến năm 2012, toàn tỉnh có 413 cơ sở cơ khí sửa chữa và gia công các loại máy móc với vốn cố định khoảng 485 tđồng, trong đó doanh nghiệp có vốn cao nhất là 38 tđồng, thấp nhất 10 triệu đồng. Phân chia như sau:

- Theo loại hình tổ chức sản xuất: 10 công ty trách nhiệm hữu hạn, 21 doanh nghiệp tư nhân và 382 cơ sở sản xuất, được phân bố theo địa bàn huyện, thành phố. Ngoài ra, còn có một số phân xưởng cơ khí nằm trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp trong các khu - cụm công nghiệp để phục vụ sửa chữa thường xuyên các máy móc thiết bị của doanh nghiệp.

- Theo ngành nghề sản xuất: 12 cơ sở cơ khí đóng tàu; 28 cơ sở sửa chữa cơ khí máy tàu thuỷ; 12 cơ sở doanh nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ ngành dừa; 279 cơ sở, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ kim loại; 82 cơ sở cơ khí sửa chữa máy nổ, máy cày.

Giá trị sản xuất công nghiệp ngành cơ khí năm 2012 ước đạt 185 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 8,77% so với toàn ngành công nghiệp, kế hoạch năm 2013 giá trị sản xuất công nghiệp ngành cơ khí hướng tới 200 tỷ đồng.

II. KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ

1. Những khó khăn, hạn chế chủ yếu:

- Các cơ sở sản xuất cơ khí trong tỉnh có quy mô nhỏ, nằm đan xen trong dân cư và đô thị, mặt bằng chật hẹp, chưa được quy hoạch đất cho sản xuất công nghiệp cơ khí gắn với từng địa bàn phù hợp.

- Máy móc thiết bị cũ kỹ, chậm đổi mới, sản xuất đơn chiếc, sản phẩm hàng hoá chất lượng không ổn định và có hàm lượng khoa học công nghệ thấp.

- Lực lượng lao động có kỹ thuật còn thiếu, lao động phổ thông qua học việc tại xưởng còn chiếm tỉ trọng lớn. Việc đào tạo thợ lành nghề chưa cân đối với cơ cấu lao động, chưa đáp ứng với nhu cầu thực tiễn, chưa cập nhật kịp thời với tiến bộ khoa học kỹ thuật.

- Công tác quản lý nhà nước đối với sản xuất cơ khí chưa được quan tâm đúng mức, chưa có các chương trình đầu tư trọng điểm để phát triển sản phẩm cơ khí, triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế.

- Hầu hết các doanh nghiệp cơ khí đều thiếu vốn để đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ để tạo ra sản phẩm mới, chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu của thị trường trong và ngoài tỉnh.

- Thiếu sự liên kết, hợp tác phát triển giữa các doanh nghiệp trong ngành cơ khí với nhau cũng như với các hiệp hội chuyên ngành nhằm phối hợp lực lượng, phân công chuyên môn h, hợp tác hlàm tăng sức mạnh cạnh tranh trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.

2. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế:

- Nhiều doanh nghiệp, cơ sở cơ khí chưa được đào tạo kiến thức quản lý kinh doanh; các doanh nghiệp cơ khí chưa được tích luỹ lớn về vốn nên sức vươn còn hạn chế; tinh thần học hỏi của một số chủ doanh nghiệp chưa cao, dễ thoả mãn, chưa chú trọng đầu tư thu thập thông tin, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, chuyển giao trình độ công nghệ… sớm hài lòng với thành tựu đang có, cạnh tranh không lành mạnh, tính liên kết giữa các doanh nghiệp cơ khí rất kém.

- Phần lớn các doanh nghiệp cơ khí khó tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng do không phù hợp danh mục ưu tiên hỗ trợ hoặc gặp khó khăn với các thủ tục vay vốn.

- Môi trường làm việc, tiền lương và các chế độ đãi ngộ khác vẫn chậm được cải thiện, cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu lao động có tay nghề trong các doanh nghiệp cơ khí.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ