Kế hoạch 59/KH-UBND năm 2016 tổ chức phong trào thi đua “An toàn thực phẩm” trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 59/KH-UBND
Ngày ban hành 16/03/2016
Ngày có hiệu lực 16/03/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Đức Chung
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 59/KH-UBND

Hà Nội, ngày 16 tháng 03 năm 2016

 

K HOẠCH

TỔ CHỨC PHONG TRÀO THI ĐUA “AN TOÀN THỰC PHẨM” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Thực hiện Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 04/01/2012 của Thủ tưng Chính phủ về phê duyệt chiến lược Quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030; Chương trình hành động số 228/CTr-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về đổi mới công tác Thi đua, Khen thưởng giai đoạn 2015 - 2020; nhằm nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm, UBND Thành phố xây dựng Kế hoạch tổ chức phong trào thi đua thực hiện An toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020, cụ thể như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

- Nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đảm bo cung cấp đến người tiêu dùng sản phẩm thực phẩm an toàn, rõ nguồn gốc.

- Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành ph, góp phần bảo vệ sức khỏe và quyn lợi người tiêu dùng.

- Nâng cao hiểu biết của người tiêu dùng về quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong sử dụng thực phẩm; tạo thói quen không tiêu dùng thực phẩm không rõ nguồn gốc, thói quen sử dụng bao bì thực phẩm an toàn, không gây ô nhim môi trường.

- Kịp thời tôn vinh, khen thưởng, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua thực hiện an toàn thực phẩm.

II. Mục tiêu, nội dung và giải pháp thực hiện phong trào thi đua

1. Mục tiêu:

Thi đua triển khai thực hiện có hiện có hiệu quả mục tiêu, chỉ tiêu theo Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 29/3/2012 của UBND Thành phố về triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030; Kế hoạch số 228/KH-UBND ngày 30/12/2015 của UBND Thành phố về Kế hoạch An toàn thực phẩm thành phố Hà Nội năm 2016, tập trung các chỉ tiêu cơ bản sau:

- Đến hết năm 2016: 80% người sản xuất, chăn nuôi, chế biến, kinh doanh thực phẩm; 90% người quản lý; 80% người tiêu dùng có kiến thức và thực hành đúng về an toàn thực phm.

- Đến hết năm 2016, 10% cơ sở trồng trọt áp dụng VietGAP, 8-10% cơ sở chăn nuôi áp dụng VietGAP; 10% cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung thực hiện kiểm soát chất lượng, tỷ lệ trên tương ứng tăng gấp đôi vào năm 2020.

- Đến hết năm 2016, 50% vùng nuôi thủy sn tập trung được giám sát dư lượng hóa chất độc hại và đạt 80% vào năm 2020.

- Phấn đu đến hết năm 2016: 100% các đơn vị, cá nhân sản xuất thực phẩm nắm được quy trình, điều kiện sản xuất thực phẩm an toàn.

- Phấn đấu đến hết năm 2016, tỷ lệ cơ sở chế biến, kinh doanh quy mô công nghiệp, tập trung thuộc diện phải cấp giy chứng nhận được cấp giy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt 80% và đạt 100% vào năm 2020.

- Đến năm 2020, tỷ lệ cơ sở sản xuất, bảo qun, sơ chế, chế biến thực phẩm quy mô nhỏ lẻ áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm tăng 30% so với năm 2016.

- Tỷ lệ các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được cấp giấy chứng nhận đđiều kiện an toàn thực phẩm (ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm) đạt 80% năm 2016 và 90% vào năm 2020. Bếp ăn tập thể đạt 90% năm 2016 và 95% năm 2020.

- Tỷ lệ siêu thị được kiểm soát an toàn thực phẩm đạt 50% vào năm 2016 và đạt trên 70% vào năm 2020.

- Phấn đấu đến hết năm 2016, tỷ lệ chợ được quy hoạch và kiểm soát an toàn thực phẩm (không bao gồm chợ cóc) đạt 40% và đạt trên 70% vào năm 2020.

- Phấn đấu 100% các chợ “cóc” dọc đường quốc lộ, tnh l, tụ điểm giao thông, điểm xung quanh các chợ đã được phân hạng, tụ điểm đã được phản ánh trên các phương tiện thông tin, báo chí gây bức xúc dư luận được xóa bỏ trong năm 2016

2. Đối tượng tham gia phong trào thi đua:

- Tổ chức và cá nhân tham gia sản xuất thực phẩm;

- Các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm;

- Các cơ quan quản lý nhà nước thuộc Thành phố; các đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hội; các cơ quan báo chí truyền thông;

- Người tiêu dùng thực phẩm.

3. Nội dung và giải pháp thi đua:

3.1. Thi đua sản xuất, cung cấp ra thị trường thực phẩm an toàn:

[...]