Kế hoạch 208/KH-UBND năm 2018 về triển khai Chương trình trọng điểm phát triển du lịch - dịch vụ tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019

Số hiệu 208/KH-UBND
Ngày ban hành 21/12/2018
Ngày có hiệu lực 21/12/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Phan Ngọc Thọ
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 208/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 21 tháng 12 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM PHÁT TRIỂN DU LỊCH - DỊCH VỤ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2019

Căn cNghị quyết số 08/NQ-TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 08-NQ/TW; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XY về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2016 - 2020; Nghị quyết số 03- NQ/TU ngày 08/11/2016 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch, dịch vụ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến 2030; Kế hoạch số 51/KH- UBND ngày 13/3/2018 của UBND tỉnh về triển khai Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh ủy gắn với Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 23/2018/NQ-HĐND ngày 07/12/2018 của Hội đồng Nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình trọng điểm phát triển du lịch - dịch vụ tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019 với những nội dung sau:

I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

1. Mục tiêu:

Tiếp tục phát triển ngành du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn xứng tầm là trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu vực; từng bước xây dựng thương hiệu du lịch Huế - Kinh đô của lễ hội và ẩm thực, tạo động lực nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Trọng tâm năm 2019 xây dựng và bước đu triển khai một số hạng mục của Đề án “Huế - Kinh đô ẩm thực” đồng thời thực hiện một số nhiệm vụ của dự án hệ sinh thái du lịch thông minh nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch và phát triển du lịch địa phương.

2. Chỉ tiêu:

- Phấn đấu đạt từ 4,5 - 4,7 triệu lượt khách, tăng khoảng 8% so với năm 2018 (trong đó, khách quốc tế chiếm từ 40% - 45%); khách lưu trú đạt từ 2,2 - 2,3 triệu lượt, tăng khoảng 7% so với cùng kỳ.

- Doanh thu du lịch tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2018, ước đạt từ 4.700 - 4.900 tỷ đồng.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Phát triển đồng bộ cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng du lịch

- Tập trung hỗ trợ triển khai để sớm đưa vào hoạt động một số dự án quy mô đầu tư lớn, tạo ra sản phẩm thực sự hấp dn, thúc đẩy phát triển du lịch như: triển khai giai đoạn 2 dự án Laguna, dự án nâng cấp, mở rộng sân bay quốc tế Phú Bài, các dự án khu du lịch ven bin có thương hiệu từ Thuận An đến Chân mây - Lăng Cô và Khu du lịch Bạch Mã đtạo ra không gian kết nối, liên kết phát triển giữa Huế với Đà Nng - Hội An.

- Tiếp tục kêu gọi các nhà đầu lớn và có thương hiệu nghiên cứu đầu tư các dự án du lịch có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh theo danh mục các dự án kêu gọi đầu tư du lịch trên địa bàn giai đoạn 2017 - 2020.

- Xúc tiến việc đầu tư các hạng mục cơ sở hạ tầng du lịch khác như nâng cp, mrộng và đấu nối các con đường tiếp cận các điểm du lịch như đường tiếp cận điểm du lịch Thủy Biu, đường vào Lăng Gia Long, ... Sớm khi công và triển khai một số hợp phn của Dự án hạ tầng du lịch sông Mê Công mở rộng giai đoạn II, trong năm 2019 tập trung thực hiện đối với công trình hạ tầng đường tiếp cận điện Hòn Chén.

- Nâng tần suất và điều chỉnh giờ phù hợp đối với các đường bay nội địa đến Huế, nghiên cứu mở các đường bay, hãng bay mới khai thác một số tuyến nội địa và quốc tế đ khai thác các thị trường khách du lịch tiềm năng trong và ngoài nước.

2. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch

Tập trung phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương, cụ thể:

- Hoàn thành việc xây dựng Đề án Huế - Kinh đô ẩm thực” tạo tiền đề để xây dựng Bảo tàng ẩm thực Việt Nam, nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2019.

- Phát triển và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch văn hóa di sn, tập trung khu vực Đại nội và vùng phụ cận nhằm phục hồi và tái hiện không gian văn hóa Cung đình theo hướng xã hội hóa các nguồn lực.

- Đầu tư, nâng cấp các tuyến phố đi bộ, chợ đêm gắn với các hoạt động vui chơi, giải trí và mua sắm ở trung tâm đô thị Huế. Khai thác có hiệu quả tuyến đường Nguyễn Đình Chiu kết nối với không gian văn hóa nghệ thuật đường Lê Lợi, đường đi bộ trên sông Hương (Dự án thí điểm của Tổ chức KOICA).

- Phát huy giá trị bản sắc văn hóa, tôn giáo, làng nghề, cảnh quan nhằm phát triển du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng.

- Thu hút các nhà đầu tư xây dựng các khu du lịch, các sn phm du lịch cao cấp và hiện đại ở vùng Chân Mây - Lăng Cô - Bạch Mã đ làm đối trọng và gim sức chứa khách du lịch cho thành phố di sản Huế.

- Triển khai thí đim chtrương tổ chức Festival 4 mùa, tiến đến việc hình thành những sản phẩm du lịch định kỳ thường niên của Huế bng việc tổ chức các lễ hội, sự kiện hấp dẫn, đặc sắc phục vụ khách du lịch.

- Nghiên cứu hình thành các trung tâm thông tin du lịch (mô hình stop and go”) trên địa bàn thành phố Huế đvừa phục vụ nhu cầu tri nghiệm các dịch vụ tại chỗ, đáp ứng nhu cầu vệ sinh công cộng vừa thực hiện công tác quảng bá cho du lịch.

3. Đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch

- Triển khai các ứng dụng du lịch thông minh để tăng sthu hút, quảng bá, mang lại sự tiện ích, an toàn và đa dạng phương thức tiếp cận văn hóa, cảnh quan của địa phương đối với du khách.

- Thay đổi phương pháp, hình thức quảng bá du lịch với chiến lược tiếp thị qung bá điểm đến Huế mang tầm quốc gia và quốc tế trên cơ sở các thế mạnh của địa phương về di sản, biển, đầm phá, ẩm thực.... Đây là nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch. Đthúc đẩy quảng bá du lịch trong điều kiện kinh phí cho công tác này hạn chế, cần thúc đy, tạo điều kiện tổ chức các sự kiện tầm quốc gia và quốc tế tại địa phương, trong các lĩnh vực thế mạnh như: y tế, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực. Tạo điều kiện, cơ chế thuận lợi nht để các hãng lhành có thương hiệu đặt văn phòng, cơ quan đại diện tại Thừa Thiên Huế.

- Triển khai hợp phần Hệ sinh thái du lịch thông minh trong Đề án Du lịch thông minh nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ và phát triển du lịch hiệu quả. Trước mt, cần đầu tư hạ tầng cơ bản phục vụ phát triển dịch vụ du lịch thông minh như trang thiết bị máy tính và một số kiosk phục vụ phát triển dịch vụ du lịch thông minh. Đồng thời xây dựng nền tảng tích hợp, chia s, liên thông ngành du lịch trên nền tảng tích hợp, chia sẻ, liên thông dịch vụ đô thị thông minh tnh Thừa Thiên Huế, phát triển nền tảng IoT phục vụ dịch vụ du lịch thông minh. Từ đó xây dựng hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành toàn diện trong các lĩnh vực quản lý du lịch hướng đến hoàn thiện chính quyền điện tử ngành du lịch. Cuối cùng sẽ triển khai các ứng dụng quản lý ngành du lịch áp dụng cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc ngành du lịch.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ