Kế hoạch 265/KH-UBND năm 2017 về triển khai Chương trình trọng điểm phát triển du lịch - dịch vụ tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018

Số hiệu 265/KH-UBND
Ngày ban hành 27/12/2017
Ngày có hiệu lực 27/12/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Văn Cao
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 265/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 27 tháng 12 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM PHÁT TRIỂN DU LỊCH - DỊCH VỤ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2018

Căn cứ Nghquyết số 08/NQ-TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 08-NQ/TW; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh ln thứ XV về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2016 - 2020; Nghị quyết số 03- NQ/TU ngày 08/11/2016 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch, dịch vụ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020, tm nhìn đến 2030; Kế hoạch số 127/KH-UBND ngày 29/5/2017 của UBND tỉnh về triển khai Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh ủy gn với Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ Chính trị; Nghị quyết s42/2017/NQ-HĐND ngày 09/12/2017 của Hội đồng Nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình trọng điểm phát triển du lịch - dịch vụ tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018 với những nội dung sau:

I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU:

1. Mục tiêu chung: tập trung phát triển ngành du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn xứng tầm là trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu vực, từng bước xây dựng thương hiệu Huế là kinh đô của lễ hội và m thực, thành phố du lịch “sáng và sống”.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Đẩy mạnh phát triển du lịch theo hướng gắn với các sự kiện, lễ hội được tổ chức định kỳ và xuyên suốt trong năm; xác định sản phẩm du lịch văn hóa - di sản là chủ đạo, hình thành không gian văn hóa, nghệ thuật gắn kết với không gian dịch vụ du lịch tại vùng trung tâm thành phố;

- Tăng trưởng ổn định chỉ tiêu về lượt khách, kéo dài thời gian lưu trú và tăng dần chi tiêu của khách du lịch thông qua các thị trường khách du lịch cao cấp, chi tiêu cao;

- Tập trung triển khai các dự án du lịch lớn, có thương hiệu đang đầu tư trên địa bàn tỉnh để tạo điểm nhấn và có sức lan tỏa đối với du lịch toàn tỉnh; tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng du lịch theo hướng đồng bộ và có trọng điểm.

3. Các chỉ tiêu:

- Phấn đấu năm 2018 đạt khoảng 4 - 4,2 triệu lượt khách, tăng khoảng 10-12% so với năm 2017 (trong đó, khách quốc tế chiếm từ 40% - 45%); khách lưu trú đạt khoảng 2,1 - 2,2 triệu lượt, tăng khoảng 17-19% so với cùng kỳ.

- Doanh thu du lịch dự kiến tăng khoảng 15-16% so với cùng kỳ năm 2017, đạt khoảng 4.000 - 4.200 tỷ đồng.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Phát triển đồng bộ cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phát triển du lịch:

- Quyết liệt đôn đốc triển khai để sớm đưa vào hoạt động một số dự án đầu tư chiến lược, mang tính đột phá, tạo ra các sản phẩm thực sự hấp dn như: trin khai giai đoạn 2 dự án Laguna, dự án khu thương mại, dịch vụ Vingroup, các dự án nghỉ dưỡng và sân golf của các tập đoàn Bitexco, BRG, Vingroup, My Way PSH... Bên cạnh đó, tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư lớn, có thương hiệu khác nghiên cứu đầu tư các dự án du lịch có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh, đặc biệt ưu tiên hình thành một trung tâm đa năng phục vụ hội nghị, các sự kiện trin lãm, biểu diễn nghệ thuật có quy mô lớn; tập trung đẩy mạnh phát triển khu du lịch Cảnh Dương - Lăng Cô;

- Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, đặc biệt nâng cấp, mở rộng và đấu nối các con đường tiếp cận các điểm du lịch. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng đoạn từ tỉnh lộ 10 đến Thuận An của tuyến đường Tự Đức - Thuận An nhằm kết nối giao thông đường bộ thành phố Huế về biển Thuận An, Vinh Thanh, Vinh Xuân và một số bãi biển khác lân cận để gắn du lịch di sản với du lịch bin. Tập trung đầu tư, nâng cấp hạ tầng du lịch khu du lịch quốc gia (đang lập quy hoạch) Lăng Cô - Cảnh Dương;

- Khởi công xây dựng dự án nâng cấp bến số 1 cảng Chân Mây phục vụ việc đón tàu du lịch cỡ lớn. Đầu tư một số hạng mục của sân bay quốc tế Phú Bài để từng bước đáp ứng nhu cầu phục vụ ngày càng tăng của hành khách đến Huế trong giai đoạn 2018-2021;

- Quy hoạch các tuyến đường phù hợp cho xe buýt mui trần, các tuyến đường dành riêng cho xe đạp và xe điện tự hành. Nghiên cứu tăng tần suất chuyến bay đang khai thác đến Huế và mmột số tuyến mới ở trong nước và quốc tế. Kêu gọi các nhà đầu tư phát triển các mô hình xe buýt 2 tng mui trần, xe điện tự hành trên địa bàn thành phố Huế và phụ cận; mô hình trạm dng chân phục vụ khách du lịch phía đầu phía bắc và phía nam trên tuyến quốc lộ;

- Trùng tu và nâng cấp các công trình di tích văn hóa, lịch sử như: cầu Ngói Thanh Toàn, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế, nhà lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, THữu, đình làng Dương Nổ và các thiết chế liên quan đến thi niên thiếu của Bác Hồ, địa đạo khu ủy Trị Thiên, chiến Khu Dương Hòa... để sớm đưa vào phục vụ du khách;

- Tiếp tục hoàn thiện và mở rộng xây dựng các bảng chỉ dẫn, thông tin du lịch trong thành phố, phụ cận và các huyện, thị trên địa bàn tỉnh.

2. Tập trung phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm:

Để tạo ra các sản phẩm mới, hấp dẫn, đặc biệt các sản phẩm thu hút khách du lịch về đêm, tăng sự chi tiêu của du khách và góp phần ổn định lượng khách đến Huế, năm 2018 cần tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

- Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ và chỉnh trang các hạ tầng kỹ thuật thiết yếu tại các khu phố đêm Phạm Ngũ Lão, Võ Thị Sáu, Chu Văn An. Nghiên cứu mở rộng một số khu vực trên cầu Trường Tiền (sau khi được tu sửa xong) để biến khu vực này trở thành một không gian lễ hội, ẩm thực về đêm; hình thành không gian văn hóa nghệ thuật trên trục đường Lê Lợi để khai thác hiệu quả các thiết chế bảo tàng phục vụ khách du lịch và người dân; hình thành các khu ẩm thực kết hợp với các hoạt động nghệ thuật cộng đồng ở một số khu vực trên đường Lê Lợi, khu phố đêm; xây dựng đường đi bộ dọc bờ sông nối Đập Đá với công viên 3/2 theo dự án Quy hoạch chi tiết hai bờ sông Hương do KOICA tư vấn. Triển khai khu Chợ Du lịch Huế (tại khu đài phát sóng Thủy Dương cũ); các khu giới thiệu, kinh doanh các sản phẩm truyền thống Huế trên các trục du lịch lớn.

- Triển khai dự án Bảo tàng văn hóa ẩm thực Huế.

- Hợp tác với các đối tác nghiên cứu xây dựng Kế hoạch tổ chức các sự kiện hàng tháng tại Huế để thử nghiệm bước đầu trong năm 2018 và rút kinh nghiệm tiếp tục tổ chức thực hiện trong các năm về sau nhằm thu hút khách du lịch đến Huế đều vào các thời điểm trong năm. Các sự kiện sẽ diễn ra với chủ đề phù hợp theo từng thời điểm trong năm (ví dụ như lễ hội điều, lễ hội ẩm thực chay, lễ hội hoa đăng, lễ hoa sen, lễ hội múa lân, lễ hội bia...), một số cuộc thi thể thao quốc tế mang tính đại chúng kết hợp khám phá tuyến di sản, đầm phá, thiên nhiên (đua xe đạp, chạy Marathon,...), giao lưu biểu diễn nghệ thuật quốc tế (với một số thành phố kết nghĩa trên thế giới hoặc do một số tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước đăng cai).

- Thực hiện Chương trình “Mỗi năm một sản phẩm du lịch”. Khuyến khích, phát động các doanh nghiệp, địa phương tham gia xây dựng sản phẩm du lịch mới hàng năm trên cơ sở bình bầu, góp phần đa dạng sản phẩm du lịch của tỉnh;

- Tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng, hoàn thiện dịch vụ và phát triển một số sản phẩm như:

+ Nâng cao chất lượng và tăng cường các sản phẩm, dịch vụ du lịch văn hóa di sản kể cả những dịch vụ sử dụng công nghệ cao, nghiên cứu xây dựng các dịch vụ có tính tương tác cao giữa khách du lịch và điểm đến, cụ thể là tại Đại Nội và hệ thống lăng tẩm triều Nguyễn;

[...]