Kế hoạch 192/KH-UBND năm 2022 triển khai Quyết định 1163/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Số hiệu 192/KH-UBND
Ngày ban hành 22/03/2022
Ngày có hiệu lực 22/03/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Lê Hồng Vinh
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 192/KH-UBND

Nghệ An, ngày 22 tháng 3 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI QUYẾT ĐỊNH SỐ 1163/QĐ-TTG NGÀY 13/7/2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ CHIẾN LƯỢC “PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

Thực hiện Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (gọi tắt là Chiến lược), UBND tỉnh Nghệ An ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện với những nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả Chiến lược “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong từng giai đoạn.

2. Cụ thể hóa quan điểm, mục tiêu, định hướng và nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, gắn với trách nhiệm của từng sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã, các cơ quan, đơn vị có liên quan.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phát triển thương mại trong nước trên địa bàn tỉnh theo hướng hiện đại, văn minh phù hợp với quy mô, đặc điểm của tỉnh trong từng giai đoạn, đảm bảo tăng trưởng nhanh và bền vững; tạo cầu nối vững chắc giữa sản xuất với tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất ngày càng phát triển, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn 2021 - 2030

- Giá trị tăng thêm của ngành thương mại trong nước trên địa bàn tỉnh đạt tốc độ tăng bình quân khoảng 9,0 - 9,5 %/năm.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (giá hiện hành) đạt tốc độ tăng bình quân 10%/năm.

- Thương mại điện tử (TMĐT) phát triển với công nghệ, hạ tầng kỹ thuật hiện đại cùng với phương tiện hỗ trợ đầy đủ, bảo đảm tính an toàn và thuận tiện cho doanh nghiệp và người tiêu dùng trong quá trình tham gia giao dịch; đến năm 2030, doanh thu trao đổi qua TMĐT chiếm khoảng 12-12,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của tỉnh; phấn đấu đạt khoảng 20 - 30% số doanh nghiệp tham gia các sàn TMĐT lớn trong và ngoài nước.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại phát triển đa dạng, kết hợp hài hòa giữa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại, phù hợp với tính chất và quy mô phát triển của từng địa bàn trong từng giai đoạn; hạ tầng thương mại khu vực thành thị được hiện đại hóa, áp dụng công nghệ số hóa trong quản lý, khai thác, vận hành; hạ tầng thương mại thiết yếu khu vực nông thôn phát triển đầy đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.

b) Giai đoạn 2031 -2045

- Giá trị tăng thêm của ngành thương mại trong nước trên địa bàn tỉnh đạt tốc độ tăng bình quân 8,5 - 9,0%/năm.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (giá hiện hành) đạt tốc độ tăng bình quân trên 12,0 - 12,5 %/năm.

- TMĐT phát triển mạnh, đến năm 2045, doanh thu trao đổi qua TMĐT chiếm khoảng 18- 20% Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của tỉnh; phấn đấu đạt trên 50% số doanh nghiệp tham gia các sàn TMĐT lớn trong và ngoài nước.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại được hiện đại hóa; trên 70% hệ thống hạ tầng thương mại khu vực thành thị vận hành dựa trên áp dụng công nghệ số hóa, hạ tầng thương mại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa phát triển đầy đủ theo quy hoạch, các loại hình hiện đại như cửa hàng tiện lợi, siêu thị, trung tâm thương mại dần đảm nhiệm vai trò chủ đạo trong phân phối, bán lẻ hàng hóa trên thị trường.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Hoàn thiện thể chế, chính sách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và quản lý hoạt động thương mại theo cam kết quốc tế

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và thực hiện Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Rà soát, sửa đổi Quyết định số 66/2016/QĐ-UBND ngày 09/11/2016 của UBND tỉnh về ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án, Quyết định số 72/2017/QĐ-UBND ngày 28/11/2017 của UBND tỉnh về trình tự, thủ tục thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

- Nghiên cứu, sửa đổi Quyết định số 32/2020/QĐ-UBND ngày 11/12/2020 của UBND tỉnh về ban hành Quy định nội dung, mức hỗ trợ và quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Nghệ An phù hợp với chủ trương, chính sách của Chính phủ theo từng giai đoạn.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh nhằm thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Gia tăng cầu tiêu dùng cuối cùng trong nước, phát triển doanh nghiệp phân phối, gắn kết lưu thông với sản xuất, đẩy mạnh liên kết các chuỗi cung ứng sản phẩm, hàng hóa

- Triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, giải pháp các Kế hoạch: số 371/KH-UBND ngày 06/7/2021 của UBND tỉnh về thực hiện Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; số 386/KH-UBND ngày 14/4/2021 của UBND tỉnh về thực hiện Quyết định số 386/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025.

[...]