Kế hoạch 45/KH-UBND về phát triển thương mại điện tử tỉnh Cà Mau năm 2022

Số hiệu 45/KH-UBND
Ngày ban hành 28/02/2022
Ngày có hiệu lực 28/02/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Lâm Văn Bi
Lĩnh vực Thương mại,Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 45/KH-UBND

Cà Mau, ngày 28 tháng 02 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH CÀ MAU NĂM 2022

Căn cứ Quyết định số 1669/QĐ-UBND ngày 03/9/2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2025; Chương trình hành động số 01/CTr-UBND ngày 18/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022; về tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh năm 2022, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển thương mại điện tử (TMĐT) năm 2022 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

- Tiếp tục nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp, người dân trong việc ứng dụng thương mại điện tử vào sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.

- Thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn về mức độ ứng dụng TMĐT trên địa bàn tỉnh.

- Hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi TMĐT trong doanh nghiệp và cộng đồng.

- Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa của tỉnh thông qua ứng dụng TMĐT.

- Đẩy mạnh việc thanh toán trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) trong các giao dịch.

- Phấn đấu chỉ số TMĐT của tỉnh tăng từ 5 - 10 bậc trên bảng xếp hạng so với năm 2021.

2. Yêu cầu

- Đạt 100% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4.

- Sàn thương mại điện tử tỉnh Cà Mau (madeincamau.com) có ít nhất 150 thương nhân trên địa bàn tỉnh tham gia.

- Trên 60% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông triển khai hóa đơn điện tử, hợp đồng điện tử.

- Trên 95% lãnh đạo cơ quan cấp tỉnh, 60% lãnh đạo cơ quan cấp huyện và 50% lãnh đạo cơ quan cấp xã sử dụng chữ ký s.

- Trên 50% cơ sở kinh doanh, cá nhân có nhu cầu khởi nghiệp được hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng bán hàng trực tuyến.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Xây dựng thị trường và nâng cao lòng tin người tiêu dùng trong thương mại điện tử

1.1. Tuyên truyền về TMĐT, Sàn giao dịch TMĐT tnh đến thương nhân và người tiêu dùng

Tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo, Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau, Đài truyền thanh các huyện; Cổng Thông tin điện tử tỉnh, Sàn giao dịch TMĐT tỉnh, Trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau; bản tin chuyên ngành nhằm cung cấp thông tin về pháp luật TMĐT.

- Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.

- Đơn vị phối hợp: Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp, các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố Cà Mau; Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau, Báo Cà Mau, Các Hiệp hội, Hội ngành nghề và các đơn vị có liên quan.

1.2. Tập huấn, đào tạo TMĐT cho doanh nghiệp và người tiêu dùng nhằm nâng cao kỹ năng TMĐT của doanh nghiệp

Tổ chức tập huấn đào tạo kỹ năng TMĐT cho doanh nghiệp, Hợp tác xã (HTX), cơ sở sản xuất, kinh doanh.

- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.

- Đơn vị phối hợp: Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam; các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố Cà Mau.

- Đối tượng: doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

[...]