Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 106/KH-UBND năm 2022 triển khai chiến lược phát triển thương mại nội địa tỉnh Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Số hiệu 106/KH-UBND
Ngày ban hành 04/04/2022
Ngày có hiệu lực 04/04/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Bùi Văn Khắng
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 106/KH-UBND

Quảng Ninh, ngày 04 tháng 04 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI NỘI ĐỊA TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

Căn cứ các Quyết định: Số 1163/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; số 111/QĐ-BCT ngày 27/01/2022 của Bộ trưởng Công Thương Ban hành Kế hoạch hành động của ngành Công Thương thực hiện chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; theo đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 813/TTr-SCT ngày 17/3/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành Kế hoạch triển khai chiến lược phát triển thương mại nội địa tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2030, tầm nhìn đến năm 2045 như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

- Phát triển hạ tầng thương mại tinh Quảng Ninh đồng bộ hướng tới văn minh, hiện đại, bền vững, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của thị trường trên địa bàn tỉnh (khu vực, vùng miền) trong từng giai đoạn, đáp ứng lưu thông hàng hóa trong tỉnh.

- Tạo điều kiện thuận lợi thu hút phát triển mạnh mẽ lực lượng doanh nghiệp sản xuất và phân phối thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm nâng cao tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (TMBLHH&DTDVTD) trong toàn tỉnh.

- Xây dựng thương hiệu hàng hóa tỉnh Quảng Ninh, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về phát triển kinh tế - xã hội.

- Phát triển nguồn nhân lực quản lý thương mại trên địa bàn tỉnh, đảm bảo 100% cán bộ quản lý thương mại thuộc đối tượng của Kế hoạch được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ về phát triển thương mại.

- Góp phần xoá đói, giảm nghèo bền vững; nâng cao thu nhập của người dân trong tỉnh, đặc biệt khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

- Là căn cứ để tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm việc tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động.

2. Yêu cầu

- Phát triển thương mại đồng bộ, đa dạng, kết hợp hài hoà giữa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của thị trường trên từng địa bàn; hạ tầng thương mại được hiện đại hóa, áp dụng công nghệ số hóa trong quản lý, khai thác, vận hành; hạ tầng thương mại thiết yếu khu vực nông thôn được phát triển đầy đủ, phục vụ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh và nhu cầu sinh hoạt của người dân.

- Hoạt động xúc tiến thương mại và phát triển thương mại điện tử (TMĐT) phải phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cùng thời kỳ, gắn kết các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển TMĐT, xúc tiến đu tư và xúc tiến du lịch; bảo vệ hiệu quả thị trường trong nước, tạo động lực cho các doanh nghiệp tham gia ổn định giá cả thị trường; xây dựng nền thương mại văn minh, hiện đại gắn với bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp, quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng, nhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo đảm quốc phòng, an ninh; phát triển thị trường trong tỉnh gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

- Cụ thể hóa trách nhiệm và phân công cụ thể cho từng đơn vị, địa phương; có sự phối hợp giữa các ngành, các cấp để nâng cao trách nhiệm quản lý của nhà nước đối với phát triển thương mại phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.

II. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

Triển khai hiệu quả Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt Chiến lược "Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".

Phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh theo hướng hiện đại, văn minh, tăng trưởng nhanh và bền vững, là điểm tựa vững chắc cho sản xuất kinh doanh của tỉnh phát triển; xây dựng, phát triển thương hiệu hàng hóa của tỉnh; bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong tỉnh; đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề vững chắc để tham gia hội nhập sâu hơn vào kinh tế quốc gia khu vực và thế giới.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn 2022 - 2030

- Phấn đấu giá trị tăng thêm của ngành thương mại trong tinh đạt tốc độ tăng bình quân khoảng: từ 9,0% - 9,5%/năm giai đoạn 2022-2025; phấn đấu đóng góp khoảng 10% - 12%/năm giai đoạn từ năm 2026-2030; đến năm 2030 đóng góp khoảng 15% vào kinh tế của tỉnh.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (TMBLHH&DTDVTD) giai đoạn 2022 - 2025 đạt tốc độ tăng bình quân từ 17% - 18%/năm; giai đoạn 2026 - 2030 tốc độ tăng bình quân từ 15 - 16%/năm.

- Thương mại điện tử phát triển nhanh với hành lang pháp lý hoàn thiện, áp dụng công nghệ, hạ tầng kỹ thuật hiện đại cùng với phương tiện hỗ trợ đầy đủ, bảo đảm tính an toàn và thuận tiện cho doanh nghiệp và người tiêu dùng trong quá trình tham gia giao dịch; đến năm 2030, doanh thu trao đổi qua thương mại điện tử chiếm khoảng 10,5%-20%[1] TMBLHH&DTDVTD kinh tế của tỉnh, đạt tốc độ tăng bình quân khoảng 15%-20%/năm; phấn đấu đạt 40%-50%[2] số doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực thương mại (bao gồm các doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa, các doanh nghiệp chuyển đổi từ cơ sở kinh tế cá thể thương mại, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, cơ sở phân phối hiện đại) tham gia các sàn thương mại điện tử lớn trong và ngoài nước.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại phát triển đồng bộ, đa dạng, kết hợp hài hoà giữa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của thị trường trên từng địa bàn (khu vực, vùng, miền và cả tỉnh); hạ tầng thương mại được hiện đại hóa, áp dụng công nghệ số hóa trong quản lý, khai thác, vận hành; hạ tầng thương mại thiết yếu khu vực nông thôn được phát triển đầy đủ, phục vụ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh và nhu cầu sinh hoạt của người dân.

- Nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước nhất là công tác quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa lưu thông tại các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, điểm bán lẻ trên thị trường.

- Phát triển các sản phẩm, hàng hóa có thương hiệu là đặc trưng, đặc sản, tiềm năng, lợi thế của tỉnh để đưa vào hệ thống phân phối trong và ngoài nước.

b) Giai đoạn 2031 -2045

[...]