Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 19/KH-UBND năm 2022 triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2026, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 19/KH-UBND
Ngày ban hành 14/01/2022
Ngày có hiệu lực 14/01/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Chử Xuân Dũng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/KH-UBND

Hà Nội, ngày 14 tháng 01 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2022-2026, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 10/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam; Công văn số 3518/BVHTTDL-HTQT ngày 24/9/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc triển khai Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam; Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”;

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2026, định hướng đến năm 2030, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác văn hóa đối ngoại của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, nhằm phát triển toàn diện văn hóa, con người Việt Nam, đưa văn hóa thành sức mạnh nội sinh, thúc đẩy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, bền vững, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tăng cường giao lưu, sự hiểu biết, tình hữu nghị giữa Nhân dân Việt Nam và Nhân dân các nước, đóng góp quan trọng vào việc nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam trên trường quốc tế theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

- Đẩy mạnh công tác văn hóa đối ngoại nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh con người, tiềm năng thế mạnh của Thủ đô Hà Nội đến bạn bè quốc tế, qua đó mở rộng quan hệ, hợp tác với các địa phương, tổ chức và cá nhân nước ngoài, các tổ chức quốc tế, thu hút nguồn đầu tư, thúc đẩy thương mại, du lịch, công nghiệp văn hóa góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm phong phú và sâu sắc thêm những giá trị văn hóa truyền thống của Thủ đô Hà Nội.

2. Yêu cầu

- Tổ chức các hoạt động văn hóa đối ngoại phải bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, chủ động có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, tiết kiệm, phù hợp với tình hình thực tế của Thành phố. Có phương án đảm bảo an toàn các hoạt động văn hóa đối ngoại trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19.

- Lồng ghép các hoạt động văn hóa đối ngoại với việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước, Thủ đô và các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch trên địa bàn Thành phố.

- Gắn kết chặt chẽ giữa văn hóa đối ngoại với chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại, đối ngoại Nhân dân góp phần tăng cường đoàn kết, quan hệ hữu nghị, hợp tác với bạn bè quốc tế, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng trên địa bàn Thủ đô.

II. MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2026, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

1. Mục tiêu chung

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa nói chung, văn hóa đối ngoại nói riêng, các quan điểm, mục tiêu của Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

- Đổi mới sáng tạo trong công tác đối ngoại, xác định hiệu quả đối ngoại không chỉ là nguồn lực mà còn là sức mạnh mềm, động lực cho phát triển Thủ đô. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô ngàn năm văn hiến, anh hùng, các danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, “Hà Nội-Thành phố sáng tạo” để bản sắc Hà Nội trở thành nguồn lực quý giá, tạo lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy sự thịnh vượng, nâng cao uy tín, vị thế Thủ đô, hiện thực hóa tầm nhìn đưa Hà Nội trở thành Thành phố kết nối toàn cầu.

- Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm phong phú và sâu sắc thêm những giá trị văn hóa truyền thống Thăng Long - Hà Nội, góp phần xây dựng nền văn hóa, con người Hà Nội phát triển toàn diện, thanh lịch, văn minh, hướng tới chân - thiện - mỹ thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.

- Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Phát huy các giá trị, tinh hoa văn hóa đương đại phù hợp với tính chân-thiện-mỹ của nhân loại.

- Chủ động và sáng tạo trong hội nhập quốc tế về văn hóa, đưa Hà Nội trở thành địa điểm hấp dẫn về giao lưu hợp tác, tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao trong nước.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1 Công tác quảng hình ảnh quốc gia

- Quảng bá các giá trị văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, trong đó chú trọng việc lan tỏa các giá trị, tư tưởng, quan điểm nhân sinh quan, thế giới quan tiến bộ và cao đẹp của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là thông qua hình ảnh, giá trị tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân được UNESCO vinh danh; quan tâm phát triển ngành công nghiệp văn hóa, mở rộng thị trường cho hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của Việt Nam; xây dựng Việt Nam trở thành địa chỉ hấp dẫn về giao lưu văn hóa quốc tế và thúc đẩy xây dựng thương hiệu địa phương.

- Hội nhập một cách chủ động, sâu rộng trong các lĩnh vực về văn hóa tại các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế; tích cực vai trò thành viên trong việc định hình và phát huy bản sắc của Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN; hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương, người dân, doanh nghiệp hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận nhanh với tri thức mới của nhân loại, nâng cao chất lượng lao động và chất lượng thụ hưởng.

- Phát triển những loại hình, mô hình, phương thức hoạt động văn hóa đối ngoại đa dạng, hiệu quả để giới thiệu, quảng bá bản sắc văn hóa Thăng long - Hà Nội với thế giới. Tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật, Festival; Tổ chức các hoạt động xúc tiến, quảng bá văn hóa - du lịch với các tổ chức của nước ngoài và trên thế giới, đặc biệt là các Thủ đô, Thành phố đã thiết lập quan hệ với Thủ đô Hà Nội nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu, hiệu quả.

- Sáng tạo, đổi mới trong việc tổ chức các chương trình Tuần/Ngày Việt Nam ở nước ngoài, các sự kiện văn hóa nhân dịp các sự kiện quan trọng như kỷ niệm năm chẵn, năm tròn ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, ngày Quốc khánh... góp phần đưa quan hệ đi vào chiều sâu, bền vững, tăng cường hữu nghị, tin cậy giữa Việt Nam với các nước, đồng thời thu hút đầu tư nước ngoài, khách du lịch quốc tế, trao đổi thương mại, tạo điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực khác.

- Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể của Thủ đô, xây dựng biểu tượng văn hóa Thủ đô và nhiều sản phẩm văn hóa Thủ đô mang tầm quốc tế.

- Thu hút các nguồn lực hỗ trợ cho phát triển văn hóa, nghệ thuật, góp phần thực hiện chính sách xã hội hóa. Tổ chức các hoạt động văn hóa đối ngoại theo hình thức xã hội hóa với sự tham gia đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế.

2.2. Áp dụng khoa học, công nghệ số khi triển khai thực hiện

[...]